“Phép lạ” giúp cam bưởi giảm rụng quả non

Hà Nội , Ngày 04 tháng 04 năm 2019 

 

Các loại cây ăn quả nói chung, cây họ có múi nói riêng có 2 đợt rụng quả sinh lý. Tuy nhiên, nếu nắm được kỹ thuật bón phân và chọn được phân bón tốt, nhà nông sẽ giảm thiểu được thiệt hại, gia tăng thêm quả ngọt và túi tiền vào cuối mỗi vụ.

Ông Phan Văn Hào (SN 1953) là 1 lão nông trồng bưởi giỏi ở xã Thượng Mỗ (Đan Phượng, Hà Nội). Hiện với diện tích hơn 4 sào, ông  trồng 120 cây bưởi, thu về hơn 10.000 quả mỗi năm. Những năm gần đây ông thu về từ 300-400 triệu đồng/năm từ vườn bưởi tôm vàng, một giống bưởi có nguồn gốc từ bưởi Phú Diễn. Dù cho thu nhập cao, nhưng chi phí đầu tư cho cả vườn bưởi khá khiêm tốn, sau khi trừ hết chi phí gia đình ông Hào còn bỏ túi hơn 300 triệu đồng/năm. Hiện nay, cả xã Thượng Mỗ đang có hơn 1000 hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó có 78ha bưởi Diễn.

Từ trồng bưởi Diễn với kỹ thuật bón phân đúng cách, nhiều gia đình ở xã Thượng Mỗ (Đan Phượng, Hà Nội) có thu nhập cao. Ảnh: Thu Hà

Từ trồng bưởi Diễn với kỹ thuật bón phân đúng cách, nhiều gia đình ở xã Thượng Mỗ (Đan Phượng, Hà Nội) có thu nhập cao. Ảnh: Thu Hà

Một trong những bí quyết quan trọng của ông Hào, đó chính là kỹ thuật chăm sóc vườn bưởi, trong đó ông nhấn mạnh “người trồng bưởi cần phải nắm rõ bón phân “4 đúng”. Lơ mơ một chút về kỹ thuật bón phân là “mất ăn như chơi”. Vậy cần phải hiểu về tình trạng rụng quả sinh lý và cách bón phân như thế nào cho hiệu quả?

Cho cây “ăn” đầy đủ và cân đối ngay sau khi hoa nở rộ

Theo phân tích của kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Tiến Chinh – một cán bộ chuyên gia có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực phân bón cho cây có múi), mùa Đông 2018 vừa qua thuộc dạng mùa đông ấm, mùa xuân năm nay ấm hơn mọi năm nên nhãn, vải thiều mất mùa hoa; các loại cây có múi như cam quýt, bòng bưởi…, nếu không có tác động kỹ thuật thì chỉ những cây già mới nhiều hoa, còn lại nhìn chung ít hoa hơn mọi năm; mặt khác hoa nở rải rác hơn,  mưa phùn và sương mù nhiều hơn nên hiện tượng rụng hoa và quả non nhiều hơn.

Trời thiếu nắng, không khí ẩm ướt nhiều ngày, nếu không phòng trừ tốt thì nấm bệnh sương mai, mốc sương sẽ phát triển làm thối cuống quả non gây rụng quả nhiều. Ngoài ra, các loại cây ăn quả nói chung, cây họ có múi nói riêng có 2 đợt rụng quả sinh lý.

– Đợt rụng quả lần đầu thường sảy ra sau đậu quả khoảng 15-30 ngày.Nếu quả non rụng xuống cùng với cuống còn tươi thì đó là hiện tượng rụng quả sinh lý đầu vụ. Căn bản của hiện tượng này thường do “hữu sinh vô dưỡng” nghĩa là rụng bớt quả non do đói ăn; có thể do cây chưa được hồi sức sau kỳ nuôi quả vụ trước, hoặc do bộ rễ tơ (lớp rễ ăn nông)  chưa được hồi phục sau tác hại của hiện tượng khô rạn lớp đất mặt, hoặc do tác nhân gây hại khác. Thực tế cho thấy, nếu được bón đầy đủ phân hữu cơ ủ mục và phân lân nung chảy sau khi thu quả hay phân đa yếu tố NPK 5:10:3 trước khi phân hóa nụ hoa thi thấy bớt rụng quả non.

Gia đình ông Lê Văn Minh (xã Thượng Lộc – Can Lộc, Hà Tĩnh) làm đất, bón phân cho bưởi theo quy trình kỹ thuật. Ảnh minh họa: BHT

Gia đình ông Lê Văn Minh (xã Thượng Lộc – Can Lộc, Hà Tĩnh) làm đất, bón phân cho bưởi theo quy trình kỹ thuật. Ảnh minh họa: BHT

– Đợt rụng quả lần 2 thường xảy ra trước thu hoạch khoảng 1,5-2,0 tháng. Lần này chủ yếu do thiếu dinh dưỡng, đặc biệt thiếu chất vi lượng để hình thành một số hooc mon điều tiết sinh trưởng.

Để đảm bảo năng suất thu hoạch và nâng cao chất lượng quả bưởi, ngay sau khi hoa nở rộ cần cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây bưởi; cả các chất đa lượng NPK và các chất trung vi lượng:

-Đủ chất Đạm (N) cây mới sinh trưởng phát triển tốt, lá xanh, quả to, mọng nước.

-Chất Lân (P)  làm giảm lượng acid trong quả, nâng cao tỷ lệ đường/ acid, tăng hương vị thơm, ngon; vỏ quả mỏng, trơn, bóng, lõi quả chặt, không rỗng. Chất kaly (K) tham gia quá trình tổng hợp và vận chuyển đường bột, giúp quả phát triển mạnh; quả nhanh to, ngọt, chóng chín.

– Chất vôi (Ca) cùng các chất hữu cơ làm tăng kết cấu đoàn lạp đất, tăng độ tơi xốp và khă năng giữ nước, giữ phân cho cây. Ca còn hạn chế một số nấm bệnh trên rễ và thân cây.

-Chất Si giúp thân, lá, rễ cây bưởi cứng cáp hơn, bộ khung cây bền chắc, chống chịu tốt hơn với bão gió,  cây chịu hạn tốt hơn và ít sâu bệnh hại hơn.

-Chất Magie (Mg) cấu tạo diệp lục giúp tăng hiệu suất quang hợp;  Mg trong cấu trúc men sinh học, tham gia tổng hợp chất đường bột, tăng độ ngọt và hương vị quả bưởi….  Theo thông tin khoa học, để có 1 tấn quả bưởi chất lượng tốt cần bón bổ sung thêm khoảng 2kgN, 0,5kg P2O5, 2,5kg K2O;  0,2kg MgO; 0,6kg CaO, 90gS ; 30gFe, 4gMn; 7g Zn va 5g Cu…

Phân bón NPK Văn Điển – một lựa chọn hoàn hảo

Bằng công nghệ nấu chảy các loại quặng Apatis, Secpentyn, Sa thạch, sau đó  làm lạnh đột ngột, sản phẩm phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân bón đa dinh dưỡng, ngoài chất Lân còn có nhiều chất trung, vi lượng mà các loại phân bón khác không có; trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34% và nhiều  chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo….. Bổ sung thêm dinh dưỡng Đạm, Kaly… Công ty đã sản xuất phân đa yếu tố NPK bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều chân đất. Hai sản phẩm đa yếu tố NPK 12:5:10 và 12:12:17 rất thích hợp cho quá trình nuôi quả, đặc biệt sản phẩm đa yếu tố NPK 12:12:17 giàu chất  kaly Sunphats có hiệu lực rất cao trong việc tăng lượng đường và các chất hòa tan trong quả, giảm hiện tượng  rụng quả , giúp tăng năng suất, chất lượng, hương vị quả .

Cụ thể, những cây bưởi khoảng 6-10 năm tuổi, căn cứ vào lượng phân hữu cơ, phân lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK 5:10:3 đã bón để tính toán bón nuôi quả như sau: Vào khoảng tháng 3-4, sau đợt rụng quả sinh lý, mỗi cây  bón khoảng 1,5-2,5 kg NPK 12:5:10. Vào tháng 6-7 bón khoảng 1,5-2,5 kg NPK 12:5:10 hoặc 12:12:17. Vào tháng 9-10, trước thu quả khoảng 1,5 – 2,0 tháng, bón 2,5 – 3,5kg NPK 12:12:17 nhằm hạn chế đợt rụng quả sinh lý lần 2 và hạn chế hiện tượng nứt quả đặc biệt tăng chất lượng quả khi thu hoạch.

Bà con cần lưu ý khi bón phân cho cây có múi:

– Bón tăng phân cho những cây tuổi nhiều hơn, quả nhiều hơn.

– Bón thúc bằng cách:

*Nếu sau thu quả vụ trước mà tạo rạch rồi bón phân lân nung chảy, phân hữu cơ ủ mục, đảo đều phân với đất rồi lấp đất dưới 2/3 rạch, thì nay bón phân thúc theo  rạch cũ.

*Có thể rải phân theo hình chiếu của tán cây trở vào, cách gốc khoảng 50-60cm,  rải phân rồi lấp đất, nếu đất khô phải tưới nước.

Bón phân đa yếu tố NPK 12:5:10 và 12:12:17 giúp cho cây bưởi  phát triển khoẻ, cân đối, lá dày ít sâu bệnh, giảm hiện tượng rụng quả, giúp quả bóng, to, nhẵn, màu sắc hấp dẫn, bưởi ngọt, nhiều nước, hương vị đậm đà hơn và bảo quản được lâu dài hơn.

                                                                       Nguồn : http://langmoi.vn/phep-la-giup-cam-buoi-giam-rung-qua-non/                     Nam Phong

Bài viết liên quan

Tọa đàm “Phân lân nung chảy Văn Điển cho nông nghiệp bền vững” tại Tân Hưng

Ngày 07/9, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp với...

Cây Húng Chanh cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên

Cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên Ở nước ta,...

Cây sả cách chăm sóc cây sả nhanh nở bụi, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cây sả dễ trồng, không kén đất. Tuy nhiên, sau một thời gian tươi...

“Thức ăn độc đáo” giữ hương vị thơm ngon cho cây chè miền Bắc

“Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt...