Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2019

 

Theo Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT, hiện cả nước có 26 triệu ha đất nông nghiệp, nhu cầu sử dụng phân bón trung bình mỗi năm khoảng 10,3 triệu tấn. 

PGS.TS Mai Quang Vinh (bên trái) thăm mô hình ứng dụng phân bón Văn Điển ứng phó với BĐKH tại Kim Sơn, Ninh Bình

Tuy nhiên, theo thông tin thực tế thì hiệu suất sử dụng phân bón hiện nay mới chỉ đạt 40 – 45% với phân đạm, 25 – 30% với phân lân và khoảng 55 – 60% với phân kali.

Lãng phí 2 tỷ USD/năm

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS), tính trung bình tỷ lệ thất thoát phân bón chiếm tới 50%, khiến mỗi năm chúng ta lãng phí khoảng 2 tỷ USD (khoảng 40-44 nghìn tỷ đồng), tương đương với gần 10 triệu tấn thóc. Đó là chưa kể, lượng phân bón sử dụng quá nhu cầu của cây trồng còn làm tăng nguy cơ dịch bệnh và hậu quả là chúng ta phải sử dụng nhiều thuốc BVTV hơn và năm sau lại cao hơn năm trước.

Ngoài ra, lãng phí phân bón còn làm giảm chất lượng nông sản, gây ra suy thoái đất, nước và tăng lượng phát thải khí nhà kính, đặc biệt từ phân đạm, phân hữu cơ và đốt rơm rạ.

Trong SX nông nghiệp, phân bón là một trong những vật tư quan trọng, góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, nâng cao chất lượng nông sản. Đặc biệt đối với cây lúa, phân bón giúp tăng năng suất lên 35 – 60% so với khi chưa sử dụng.

PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ , chuyên gia đầu ngành về thổ nhưỡng, nông hóa, nguyên Giám đốc VAAS đã chỉ ra các nguyên nhân sau làm giảm hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí phân bón:

Đó là do địa hình phức tạp, đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ dốc lớn; lượng mưa phân bố không đều và cường độ mưa cao; Công nghệ SX phân bón lạc hậu; Đầu tư cho nghiên cứu và khuyến nông phân bón thấp; Nông dân không có điều kiện tiếp cận với thông tin mới, không được đào tạo về sử dụng phân bón hiệu quả; Một số DN SX, kinh doanh phân bón thiếu trách nhiệm với nông dân, cung ứng phân bón giả, kém chất lượng, vi phạm về nhãn mác hàng hóa và vi phạm quản lý Nhà nước về phân bón.

Trong số các nguyên nhân, việc nông dân sử dụng nhiều loại phân bón tan nhanh, kỹ thuật bón không đúng cách, bón phân không cân đối là nguyên nhân cơ bản.

Các loại phân tan nhanh như đạm ure, kali, lân supe khi bón vào ruộng nước, bón cho ruộng cây màu khi gặp mưa sẽ tan gần hết tới 100% vào nước, nếu mưa to, lượng nước thừa sẽ chảy tràn, rửa trôi, xói mòn cuốn theo phần lớn lượng phân bón.

Lượng phân bón hòa tan còn lại trong ruộng lúa sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng – một biểu hiện dễ nhận ra là rong rêu (rong đuôi chó, tảo lam…) phát triển nhiều, cạnh tranh oxy, dinh dưỡng, quấn vào cây lúa non làm cây lúa bị vàng lá, khó phát triển.

PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ (2013) đã có tổng kết:

– Hiệu lực sử dụng phân bón tăng nếu như bón phân cân đối các loại dinh dưỡng đa, trung và vi lượng, nhiều trường hợp tiết kiệm tới 50% phân bón.

– Bón phân cân đối giữa hữu cơ/vô cơ = 30 – 70%, khi mối quan hệ này được đảm bảo, hữu cơ sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đạm, lân (thông qua giảm cố định lân với Fe, Al và Ca) và giảm lượng bón kali (do hàm lượng kali phân chuồng cao).

– Cân đối N-P có hiệu quả rất cao trên đất phèn, đất dốc, chua. Trên các loại đất này, hiệu lực của đạm chỉ có thể phát huy khi bón trên nền có phân lân thông qua việc giảm đáng kể lượng N tiêu tốn để tạo ra một đơn vị sản phẩm.

Trên đất phèn, giá trị hiệu lực tương hỗ N-P có thể đạt trên 2 tấn thóc/ha, giảm đáng kể lượng N tiêu tốn để tạo ra một tấn thóc. Còn trên đất đỏ vàng, giá trị tương hỗ N-P có thể đạt 1,4 – 1,6 tấn ngô hạt/ha

Ngoài các dinh dưỡng đa lượng, cần xem xét đến cân đối với trung lượng và vi lượng bởi trên nhiều loại đất, chúng đã trở thành yếu tố hạn chế, nhất là các mối quan hệ P-Ca, N-S, N-Mg… và vi lượng.Việc sử dụng liên tục phân đạm Sulphat Amon (SA), lân super (SSP) làm đất giàu lưu huỳnh quá mức. Ngược lại, việc sử dụng liên tục urê, DAP, phân lân nung chảy chắc chắn sẽ dẫn đến thiếu lưu huỳnh, hay sử dụng DAP và super lân cũng sẽ dẫn đến thiếu Mg…

– Cân đối N-K rất có ý nghĩa trên đất nghèo kali. Trên đất cát biển, đất xám bạc màu giá trị tương hỗ có thể đạt tương ứng 1,0 – 1,5 tấn thóc/ha và 3 – 4 tấn ngô hạt/ha nhờ hiệu lực phân đạm có thể tăng lên gấp 2 lần khi có bón kali. Trên các loại đất này, khi không bón kali hệ số sử dụng đạm chỉ đạt 15 -30%, trong khi có bón kali hệ số này tăng lên đến 50%.

– Cân đối đạm – lân – kali cũng cần xem xét đến ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy trong vụ mùa, hè thu khi nhiệt độ không khí cao hơn, chất lượng ánh sáng tốt hơn, cây trồng có khả năng huy động nguồn lân và kali từ đất nhiều hơn nên cần phải điều chỉnh lượng bón cho phù hợp, theo hướng giảm bớt. Ngược lại trong điều kiện nhiệt độ thấp, thời tiết âm u cần bón kali cao hơn.

Phân bón Văn Điển và giải pháp thông minh

Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón được đề xuất là: Ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao để SX phân bón thế hệ mới như phân bón phân giải chậm, phân bón chức năng; Đầu tư thiết bị và công nghệ SX phân bón hiện đại đảm bảo nâng cao hàm lượng dinh dưỡng và bảo vệ môi trường; Tăng cường công tác nghiên cứu gói kỹ thuật sử dụng phân bón và khuyến nông cũng như đào tạo kỹ năng sử dụng phân bón; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng các khuyến cáo phân bón; Điều phối hợp lý giữa nguồn phân bón NK cũng như chính sách thuế phù hợp cho phân bón xuất khẩu và tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về phân bón.

+ Phân lân nung chảy: Lân nguyên chất P2O5 = 16%, ngoài ra còn rất giầu các dinh dưỡng trung lượng như Canxi = 30%, Magie = 15%, Silic = 24% và 6 chất vi lượng: kẽm, sắt, đồng, bo, mangan, molip đen. Những chất dinh dưỡng trung vi lượng này chiếm đến 70%, tổng lượng hữu hiệu tới 98%.

Phân lân nung chảy Văn Điển có tính kiềm (pH= 8 – 8,5) không độc hại, không tan trong nước, tan tốt trong dịch chua của rễ cây; khi bón qua đất không bị rửa trôi, cung cấp lân và các chất dinh dưỡng trung vi lượng từ đầu đến cuối vụ.

Trong số các giải pháp, SX và ứng dụng các loại phân bón tan chậm (nhả chậm) kết hợp với Phân bón đa dinh dưỡng – Phân NPK Đa yếu tố cung cấp đầy đủ cân bằng dinh dưỡng cho đất đã đáp ứng nhu cầu sử dụng phân bón đúng lượng và đúng cách, tiết kiệm chi phí thất thoát tối đa cho nông dân. Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển và các nhà khoa học – công nghệ đã SX các loại phân đạt yêu cầu tiết kiệm tối đa chi phí cho nhà nông.

Đặc biệt giai đoạn cây trồng ra hoa đậu quả làm tăng chất lượng nông sản như lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, các loại rau, các loại cây công nghiệp: cao su, hồ tiêu, mía, dứa, chè, dâu tằm, các loại cây ăn quả. Phân lân nung chảy Văn Điển thích hợp nhiều vùng đất: chua, lầy thụt, gò đồi, thung lũng, chiêm trũng, phèn, các loại đất chua, mặn ven biển…

+ Phân lân Supetecmo: Phối trộn giữa phân tan chậm, kiềm tính là phân lân nung chảy và các loại lân tan nhanh như lân Super giàu, lân Super kép (TPF).

Loại phân này có ưu điểm vượt trội, kết hợp được các ưu việt của 2 loại lân tan nhanh cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây ở giai đoạn đầu sinh trưởng phát triển. Phân lân nung chảy tan chậm, tan theo nhu cầu dinh dưỡng ở các giai đoạn sau và bổ sung 1 lượng lưu huỳnh (S) quan trọng mà lân nung chảy còn thiếu, tăng dự trữ phân lân trong đất.

Hiện giá bán của loại phân này tương tự như giá phân lân nung chảy nhưng có thể tiết kiệm 20-30% lượng lân bón cho đất.

+ Phân NPK Đa yếu tố: Phối hợp với đạm, kali đã bọc màng phủ và vê viên làm chậm tan để SX các chủng loại phân bón Đa yếu tố NPK (chứa đầy đủ, cân đối 19 yếu tố đa, trung và vi lượng).

Trên thị trường đã phổ biến 62 loại phân Đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng cho từng loại cây trồng, theo loại đất và theo giai đoạn sinh trưởng phát triển:

Phân cho lúa: Bón lót: 6:11:2 (N=6%, P2O5=11%, K2O=2%; còn có các chất trung lượng là S=2%, MgO=10%, CaO=20%, SiO2=15% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co…), Bón thúc: 16.5.17 ( N=16%, P2O5=5%, K2O=17%, S=2%, MgO=5%, CaO=8%, SiO2=7% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co…

Phân cho ngô: Bón lót: 4.9.5 – loại vê viên (N=4%; P2O5=9%; K2O=5%; S=2%; MgO=7%; CaO=12%; SiO2=12% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co..) hoặc 5.10.3 bón lót – loại vê viên (N=5%; P2O5=10%; K2O=3%; S=2%; MgO=9%; CaO=15%; SiO2=14% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co…) để thay thế.

Bón thúc 4.8.7 – loại trộn 3 hạt (N=14%; P2O5=8%; K2O=7%; S=2%; MgO=6%; CaO=12%; SiO2=9% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co…).

Phân cho đậu lạc: 4:12:7 (N=4%; P2O5=12%; K2O=7%; S=2%; MgO=8%; CaO=16%; SiO2=15% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co…).

Phân cho khoai tây: 22.5.11 (N = 22%, P2O5 = 5%, K2O = 11%, CaO = 9%, MgO = 5%, SiO2 = 8%, S = 2%).

                                                                               Nguồn:nongnghiep.vn           PGS.TS. MAI QUANG VINH

Bài viết liên quan

Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...

TVC giới thiệu các sản phẩm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Thực hiện kế hoạch của Tổng giám đốc Tập đoàn về việc tổ chức...