Giải pháp “bón thúc cuối vụ” cho lúa Xuân ở Thái Nguyên

  Với thời tiết năm nay, nhiệt độ ấm hơn so với trung bình nhiều năm, cây lúa Xuân ở Thái Nguyên có cường độ hô hấp tăng, đẻ nhiều nhánh, nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với vụ Xuân rét. Giải pháp phân bón mà nhiều nông dân tỉnh này lựa chọn chính là phân bón thúc đa yếu tố NPK Văn Điển.

  Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực hướng dẫn sử dụng phân bón, hầu hết đất trồng lúa ở tỉnh Thái Nguyên là những cánh đồng nhỏ giữa các sườn núi, sườn đồi, ruộng bậc thang, địa hình chia cắt, riêng hai huyện Phú Bình và Phú Lương thì đồng ruộng tương đối bằng phẳng hơn. Do địa hình cao, dốc trực tiếp, tiếp nhận nước mưa lũ từ trên núi cao, từ thượng nguồn đổ về nên mặt đất (tầng canh tác) rửa trôi mạnh, bào mòn các hạt đất mịn và các chất dinh dưỡng dễ tiêu như: vôi, lân, kali cùng các chất magie, silic, lưu huỳnh, vi lượng… Nhiều vùng đất bạc màu, nhất là các ruộng bậc thang. Vụ Xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 28.000ha chủ yếu là các giống lúa chất lượng như HT1, HT6, Thiên ưu 8, Đài thơm.

Kiểm tra lúa Xuân tại xóm Làng Phan, xã Cổ Lũng (Phú Lương, Thái Nguyên). Ảnh minh họa – Tùng Lâm

“Vụ Xuân ấm” năm nay, bón phân nào cho lúa?

  Thời tiết đầu vụ Xuân có nhiều đợt rét đậm, cây mạ được tôi luyện, hạn chế một phần sâu bệnh gây hại trên đồng ruộng. Bước sang đầu tháng 3 thời tiết ấm dần, cây lúa bén rễ hồi xanh nhanh. Theo nhận xét của các nhà khoa học nông nghiệp thì vụ Xuân này trung bình ấm một chút. Như vậy cường độ hô hấp của cây lúa sẽ tăng, đẻ nhiều nhánh, thân lá phát triển đồng nghĩa với nhu cầu dinh dưỡng  cao hơn vụ Xuân rét.

  Dẫn kết quả nghiên cứu đã được thừa nhận, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự cho biết: Để có được 1 tấn thóc (kèm theo cả rơm rạ), cây lúa lấy đi từ đất và phân bón : 22,2kg đạm (N); 7,1 kg lân (P2O5); 24,6 kg kali (K2O); 82 kg silic (SiO2); 4 kg lưu huỳn h (S); 45 kg vôi (CaO); 36 kg magie (MgO), và các chất vi lượng: kẽm (Zn), bo (B), sắt (Fe), đồng (Cu), coban (Co), mangan (Mn)…

Như vậy, cây lúa không chỉ cần đạm, lân, kali mà rất cần các dưỡng chất như vôi, magie, silic, lưu huỳnh cùng nhiều chất vi lượng khác nữa.

  Do hiểu biết về thổ nhưỡng, về nhu cầu dinh dưỡng của cây còn hạn chế, nhiều bà con nông dân mới chỉ biết dùng phân đơn, hoặc phân NPK thông thường, đồng nghĩa với việc cây trồng thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng khác như vôi, silic, magie, vi lượng.

  Đối với cây lúa vụ Xuân để đạt được năng suất cao, chất lượng lúa gạo tốt phải thực hiện biện pháp bón phân khoa học. Trong một vòng đời của cây lúa, người ta chia làm 4 giai đoạn sinh trưởng đó là: Cây con, để nhánh, làm đòng và trổ bông vào hạt chín. Trong 4 giai đoạn này thì giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng cây lúa cần nhiều dinh dưỡng nhất tức là thời điểm cần bón phân cho lúa.

  Hiện nay, đã đầu tháng 4 dương lịch, các trà lúa ở Thái Nguyên đang ở giai đoạn cuối đẻ nhánh. Việc bón phân thúc đợt 1 cho lúa đẻ nhánh đã xong. Với đặc thù của vụ Xuân ít rét đậm, khả năng dự trữ dinh dưỡng của đất thấp, cây lúa tiêu hao nhiều dinh dưỡng, nên việc bón phân thúc cuối vụ cho lúa thực sự là biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng gạo.

Bón thúc cuối vụ bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển  

  Giai đoạn lúa cuối vụ lúa Xuân ở Thái Nguyên (cũng như các địa phương trong vùng) được tính từ khi cây lúa kết thúc đẻ nhánh đến kết thúc làm đòng, thời gian khoảng gần 30 ngày, thời kỳ này cây lúa trải qua 2 giai đoạn phụ đó là: giai đoạn lúa đứng cái (phân hóa đòng) và giai đoạn phát triển đòng, hai thời điểm này cây lúa có đặc điểm sinh trưởng, phát triển khác nhau cần nhận biết để bón phân đúng và trúng đạt hiệu quả cao.

  Giai đoạn lúa đứng cái kéo dài khoảng 10 ngày là thời kỳ phân hóa mầm, gié, bông. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì bông lúa dài, to, nhiều gié, nhiều hạt và ngược lại nếu không bón phân, lúa đói thì bông bé, ngắn, ít hạt.

  Như vậy bón phân thúc lúc này thường được gọi là bón “đón đòng” với đặc thù đồng ruộng, cũng như khí hậu vụ Xuân năm nay thì biện pháp bón phân “đón đòng” cho lúa có tính quyết định.

  Nhiều năm nay, bà con nông dân ở các huyện Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ, Định Hóa, Đại Từ… sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển loại chuyên thúc: Đa yếu tố NPK 16.5.17 có thành phần dinh dưỡng: N = 16%; P2O5 = 5%;  K2O = 17%; CaO = 8%;  MgO = 5%; SiO2 = 7%; S = 2% và vi lượng: B, Zn, Mn, Cu, Co… Tổng dinh dưỡng trên 60% và loại chuyên thúc đa yếu tố NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 5%;  K2O = 10%; CaO = 5%;  MgO = 2%; SiO2 = 4%; S = 11% và vi lượng: B, Zn, Mn, Cu, Co… Tổng dinh dưỡng 48%.

Cách bón phân thúc “đón đòng” cho cây lúa  

Quan sát chọn thời điểm bón thúc:

  Khi bà con đi thăm đồng ruộng, để xác định thời điểm bón phân, có thể quan sát màu sắc lá lúa khi thấy ruộng đột ngột chuyển sang xanh vàng trong vài ngày (ruộng lúa không bị sâu bệnh) thì đúng là thời điểm bón. Nhà nông cũng có thể kiểm tra độ thắt eo của lá dài nhất trong khóm lúa, vuốt nhẹ chọn lá dài nhất trong khóm, thấy gần cuối lá có thắt eo, đây là thời điểm bón thúc đón đòng tốt nhất.

Một cách đơn giản khác, nhà nông có thể chọn một nhánh gốc tròn, bóc ra thấy có nhú đầu tăm (có núi) đó là thời điểm bón thúc.

  Trước khi bón phân, nhà nông cần kiểm tra mực nước trên ruộng, chỉ cần độ sâu 2 – 4cm nước là phù hợp. Nếu ruộng cạn, khô thì không nên bón phân. Khi bón, tuyệt đối không để nước chảy tràn, các ruộng bậc thang khi bón phân cần có rạch mương con trạch để dẫn nước, tránh để chảy tràn lan.

Phân ĐYT NPK 16.5.17 chuyên dùng bón thúc cho lúa, được nhiều nông dân Thái Nguyên tin dùng. Ảnh tư liệu

Lượng phân cần bón:

  Tùy theo mức độ phát triển của cây lúa, giống lúa lai bón lượng cao, giống lúa Khang Dân bón lượng thấp, ruộng gião nước, bón lượng cao, ruộng thấp trũng bón lượng thấp: Mỗi sào Bắc bộ (360m2) bón từ 4 – 6kg NPK 16.5.17 Văn Điển hoặc dùng NPK 12.5.10 thì bón 6 – 8kg/sào. Chọn thời tiết khô ráo vào buổi chiều mát để bón, không rải phân khi lá ướt. Đối với các chân ruộng ở chân núi, chân đồi, chân gò đống, đất bạc màu thì nên bón thêm một đợt nữa, khi có đòng non (gọi là bón “nuôi đòng”). Đợt bón này có tác dụng tăng trọng lượng của hạt thóc. Lượng bón từ 3 – 4 kg/sào đối với NPK 16.5.17, nếu dùng NPK 12.5.10 thì lượng bón 4 – 6kg/sào.

  Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển khác biệt nhất về chất lượng so với các loại phân khác: Đây là loại phân có đầy đủ tất cả các loại dinh dưỡng: Cân đối kali, lân, đạm, vôi, magie, silic, vi lượng theo nhu cầu làm đòng của lúa, các loại phân thông thường khác chỉ có đạm, lân, kali, thiếu không có các chất vôi, magie, silic, vi lượng…

  Ruộng lúa được bón thúc cuối vụ bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển thường có những đặc điểm nổi bật: Dàn lúa đồng đều, đòng to, dài, trỗ đều, thụ phấn cao, tỷ lệ lép thấp, thóc mẩy, khi thu hoạch lá vàng, gốc vàng, thân vàng, bông hạt vàng, năng suất cao, gạo ngon, ít sâu bệnh cuối vụ do cây lúa đủ ăn, khỏe, sức đề kháng sâu bệnh cao. Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển luôn đảm bảo chất lượng giữ uy tín thương hàng đầu Việt Nam, địa chỉ tin cậy của bà con nông dân Thái Nguyên cũng như các địa phương trên cả nước.

*) Tìm mua phân bón chất lượng cao quý khách hàng vui lòng truy cập , liên hệ theo đường link sau :

 Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

 Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

 E-mail : vandienfmp@gmail.com
↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

                                                                                                                     

 Nguồn : Langmoi.vn

                                                                                                                      Việt Hà – Nam Phong

Bài viết liên quan

Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...

TVC giới thiệu các sản phẩm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Thực hiện kế hoạch của Tổng giám đốc Tập đoàn về việc tổ chức...