“Người bạn tri kỷ” thầm lặng của cây cam Cao Phong

    Con người ta vốn có nhiều bạn bè, nhưng không dễ gì tìm được “bạn tri kỷ”. Cũng như cây cam có thể được bón nhiều loại phân bón khác nhau, nhưng không phải loại nào cũng tối ưu. Bài viết sau đây chia sẻ kinh nghiệm của chuyên gia về phân bón Văn Điển – được ví như “người bạn tri kỷ” của cây cam Cao Phong (Hoà Bình).

Cam Cao Phong. Ảnh tư liệu

    Huyện Cao Phong (tỉnh Hoà Bình) có hơn 2.000ha đất trồng cam, khí hậu ở đây phù hợp với cây cam, tính chất thổ nhưỡng có nhiều đặc tính thuận lợi cho cây cam phát triển như: Độ dày tầng đất có nơi đến vài mét, đất tơi xốp cơ giới nhẹ, thấm, thoát nước tốt, hầu hết là đất đồi thoải hoặc hơi dốc, độ dốc dưới 10 độ. Đất được hình thành chủ yếu trên 3 loại đá mẹ là đá sét và phiến thạch sét, đá mắc ma và đá vôi. Đặc biệt, nguồn nước ngầm ở Cao Phong tương đối dồi dào, có thể khai thác ở độ sâu trên dưới 20m, nước có chất lượng khá tốt để tưới cho cam.

    Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh –nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, cây cam có thân gỗ, thuộc nhóm cây có múi, có bộ rễ ăn sâu, tán rộng, tiềm năng cho năng suất cao, có nhu cầu dinh dưỡng lớn. Để có được 10 tấn quả, cây cam lấy đi từ đất khoảng 18kg đạm (N); 5kg lân (P2O5), 25kg kali (K2O); 3kg magie (MgO), 10kg canxi (CaO); 1,4kg lưu huỳnh (S) và 30g sắt (Fe); 14g kẽm (Zn), 6g đồng (Cu); 28g bo (B) và 8g mangan (Mn). Như vậy, sự hấp thụ những chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) của cây cam  chủ yếu tập trung vào các yếu tố cấu thành năng suất. Còn có các chất trung lượng (CaO, MgO, S) và các chất vi lượng Zn, B, Cu, Mn… tập trung chủ yếu vào việc hình thành và nâng cao các yếu tố về chỉ tiêu chất lượng.

    Bổ sung sinh dưỡng cho đất bị thoái hoá, mất màu

    Để các giống cam Cao Phong như CS1, Xã Đoài, cam Canh có được chất lượng đặc trưng hiện nay như: Vỏ nhẵn, mỏng, mọng nước, màu vàng đặc trưng; độ brix cao thể hiện ở đặc điểm cảm quan mọng nước, ít xơ bã hơn, mùi thơm mạnh; có giá trị dinh dưỡng và giá trị dược tính cao… cam Cao Phong cần được đáp ứng yêu cầu cao hơn về các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng và vi lượng.

    Do khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, mưa khá tập trung gây hiện tượng rửa trôi mạnh, đất Cao Phong dễ bị thoái hóa, mất màu. Độ chua của đất cao (pH dưới 4,0), nghèo lân dễ tiêu, nghèo kali dễ tiêu và các cation kiềm và kiềm thổ Ca++, Mg++, độ mùn thấp dưới 2%. Đất khu vực này đặc biệt rất nghèo các chất trung, vi lượng như canxi, magie và silic.

    Cây cam đã được trồng tập trung ở đây vài chục năm nay. Người trồng cam đã dùng nhiều loại phân bón vô cơ bón cho cam như đạm, lân, kali, phân tổng hợp NPK thông thường, nhưng năng suất chất lượng chưa đột phá. Đất trồng cam đã có dấu hiệu thoái hoá, độ chua tăng cao, không bồi bổ thường xuyên các chất trung vi lượng làm cho cây cam nhỏ bé, lá mỏng, sức đề kháng sâu bệnh kém, một số vườn cam có hiện tượng mất cân bằng dinh dưỡng. Lá hay bị gân xanh, gân vàng do thiếu magie, ít quả, chất lượng thấp.

    Trên thị trường phân bón hiện nay, phân nung chảy Văn Điển không phải là phân hóa học, mà là phân khoáng thiên nhiên thân thiện môi trường,  đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững, nhất là trên địa hình đồi dốc, ruộng bậc thang. Từ nguyên liệu quặng Apatite, quặng Serpentine và quặng sa thạch được phối trộn theo một tỷ lệ nhất định, sau đó cho vào lò cao nung ở nhiệt độ cao gần 1.5000C để chảy lỏng, sau đó làm lạnh đột ngột, rồi đem sấy khô, nghiền mịn trở thành phân lân nung chảy.

    Trong phân lân nung chảy, ngoài thành phần dinh dưỡng chính là P2O5 hữu hiệu từ 15% đến 19%, còn có nhiều chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng như vôi (CaO=28-34%) để khử chua, ém phèn, khử độc đất, chất magie (MgO=15-18% ) để tăng diệp lục cho lá, chất silic (SiO2 =24-32%) để giúp cứng cây, dày lá, chống mất nước tăng khả năng chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh. Ngoài ra còn có các chất vi lượng khác như đồng, coban, molypden, bo… rất cần thiết cho cây trồng. Tổng thành phần dinh dưỡng có lợi cho cây trồng trong phân lân nung chảy Văn Điển đạt tới 97 – 98%.

Cam Cao Phong.

    Hiểu rõ “nhu cầu thầm lặng” của cây cam

    Với đặc tính giàu chất kiềm và kiềm thổ, phân nung chảy Văn Điển là lọai phân bón có tính kiềm tiềm tàng, có tác dụng khử chua và khử độc đất. Phân không tan trong nước, là loại phân bón bền vững, không bị rửa trôi, bay hơi hoặc bị các chất sắt, nhôm chuyển hóa thành các dạng khó tiêu cho cây trồng. Chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan, cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu cây trồng trong cả quá trình sinh trưởng  phát triển; đồng thời phóng thích ra các ion A++ vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh pH môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng.

    Do chậm tan, nên tất cả các chất dinh dưỡng trong phân nung chảy Văn Điển được cây trồng hấp thụ hết trên 98%, không để lại chất độc hại tồn dư trong đất. Đặc điểm này làm cho hiệu quả sử dụng của phân bón Văn Điển cao hơn các loại phân thông thường khác, đồng thời làm độ pH trong dung dịch đất tăng dần, đất tơi xốp hơn… Vì vậy, nó xứng đáng được gọi là loại phân “thân thiện với môi trường”. Do vậy, khi sử dụng phân nung chảy Văn Điển và các loại phân đa yếu tố NPK  được sản xuất từ phân nung chảy Văn Điển, bà con nông dân đã hạn chế tác hại của quá trình rửa trôi, trong vài năm sẽ làm thay đổi lý, hóa tính đất theo hướng có lợi cho cây trồng.

    Phân bón Văn Điển xuất hiện trên vùng đất Cao Phong vào những năm 2004, 2005. Những thực nghiệm đồng ruộng trên một số nhà vườn có bón phân Văn Điển đã cho kết quả rất khác biệt về năng suất, chất lượng trái cam hàng hoá. Bà con trồng cam bón tập trung vào thời điểm sau thu hoạch quả, một số nhà vườn còn bón vào thời kỳ nuôi quả. Họ thấy những vườn cam được bón phân Văn Điển bộ lá xanh thẫm, lá dày, cây cam khoẻ, đặc biệt cam trồng mới phân cành khép tán nhanh, cam kinh doanh thì bộ lá mềm, dầy và bóng, ra hoa đậu quả cao, quả lớn đồng đều, quả to mọng và ăn rất thơm ngon, thời gian khai thác quả kéo dài.

    Qua nhiều năm được tin tưởng sử dụng, phân bón văn Điển đã trở thành người bạn trung thành và tin cậy đối với bà con trồng cam ở Hòa Bình. Phân lân nung chảy Văn Điển chủ yếu dùng bón lót cho cam mới trồng hoặc bón vùi sâu sau mỗi mùa thu quả. Các đợt chăm bón khác chủ yếu dùng phân  đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cam mà ít dùng các loại phân bón khác.

Phân bón đa yếu tố NPK-12-12-17 (dạng viên) dùng bón cho cam khi quả bằng nắm tay. Ảnh tư liệu.

    Công thức bón phân Văn Điển cho cam Cao Phong

    Theo chia sẻ của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, thông thường, bà con trồng cam Hòa Bình sử dụng phân bón Văn Điển như sau:

    Đối với cam trồng mới:

    Trước khi trồng khoảng 1-1,5 tháng, đào hố sâu, rộng; phân hữu cơ  được đảo đều với phân nung chảy Văn Điển, có thể bổ sung thêm phân đa yếu tố NPK Văn Điển loại chuyên bón lót sâu hoặc vài ki-lô-gam vôi bột (nếu đất quá chua). Hỗn hợp được cho đầy hốc, cao hơn mặt đất. Khoảng 1-1,5 tháng sau mới trồng.

    Đối với cam kinh doanh:

    Mỗi kỳ sau thu quả, bà con nông dân đốn, tỉa, làm cỏ cho cây, cuốc rạch xung quanh tan cây phía ngoài tán lá, rải đều hỗn hợp gồm phân hữu cơ ủ mục, phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK dạng chuyên lót (công thức NPK 5:10:3; hoặc 10:10:5; hoặc 10:7:3) đảo đều để với đất rồi lấp kín phân, chỉ nên lấp ½ hoặc 2/3 rãnh bón phân.

    Khi cam xuất hiện nụ, bón thúc nụ bằng phân bón ĐYT NPK 12:5:10 hoặc 12:8:12, bón rải ngay vào rạch bón phân lót.

    Đến sau khi đậu quả khoảng 15 – 20 ngày, bón thúc nuôi quả bằng phân đa yếu tố NPK 12:8:12; phân bón đa yếu tố NPK 13:3:13 hoặc phân đa yếu tố NPK 12:7:20, lượng bón 1,2 – 1,5 kg/gốc kết hợp tưới ẩm.

    Khi quả cam to bằng nắm tay, bón thúc tiếp bằng phân đa yếu tố NPK 12:12:17 hoặc  12.7.20, lượng bón từ 0,7 – 1kg/gốc.

    Đợt bón cuối cùng: Để cam ngọt, mọng, vỏ quả đẹp, cần bón thúc trước thu quả một thời gian khoảng 40 – 45 ngày bằng phân đa yếu tố NPK 12:12:17 hoặc  12.7.20, rải đều cho cây dễ hấp thụ.

    Từ  những đồi cam trĩu quả qua nhiều năm, nhiều chủ vườn cam Cao Phong đã trở nên khá giả, giàu có. Thương hiệu cam Cao Phong đã được thị trường nội địa biết đến rộng rãi. Những người trồng cam Hòa Bình đã xác định phân bón Văn Điển rất phù hợp với đất đai, cây trồng và tập quán canh tác của bà con nông dân nơi đây, bởi nó vừa giúp tăng năng suất, chất lượng cao, lại có ý nghĩa cải tạo đất.

*) Tìm mua phân bón chất lượng cao quý khách hàng vui lòng truy cập , liên hệ theo đường link sau :                                                                                                           

  Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

 Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

 E-mail : vandienfmp@gmail.com
↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

Trọng Hoà – Nam Phong

 Nguồn : Langmoi.vn

Bài viết liên quan

Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...

TVC giới thiệu các sản phẩm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Thực hiện kế hoạch của Tổng giám đốc Tập đoàn về việc tổ chức...