Phân bón nào là “thiên đường ẩm thực” đối với cây có múi?
Trong bài viết này, phóng viên Tạp chí Nông Thôn Mới đã trò chuyện với kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn sử dụng phân bón – về việc tư vấn kỹ thuật sử dụng phân bón cho cây có múi thời kỳ thúc nuôi quả, giúp cây phát triển khỏe mạnh, cân đối, phòng chống sâu bệnh hại, góp phần tạo nên hương vị đặc sắc của “trái cây Việt” trong việc xuất khẩu.
Cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh) là nhóm cây có diện tích, sản lượng lớn nhất trong sản xuất cây ăn quả, cho thu nhập cao, được trồng ở hầu khắp các vùng, địa phương trên cả nước. Diện tích, sản lượng cây có múi cả nước liên tục tăng trong những năm gần đây; trong đó, tại phía Bắc, từ năm 2009-2019, tốc độ tăng trưởng cây có múi bình quân 10%/năm về diện tích (tương ứng 7,3 nghìn ha/năm), 12,5% về sản lượng (tương ứng 69,4 nghìn tấn/năm).
Năm 2019, tổng diện tích cây có múi ở phía Bắc đạt 122 nghìn héc-ta, chiếm 47,5% diện tích cây có múi cả nước, chiếm 29% so với tổng diện tích cây ăn quả phía Bắc. Trong đó, diện tích cam đạt 54,4 nghìn héc-ta, năng suất 130,6 tạ/ha, sản lượng 488 nghìn tấn; diện tích bưởi 49 nghìn héc-ta, năng suất 127,7 tạ/ha, sản lượng 406 nghìn tấn…
Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh cho biết: Phân tích hàm lượng một số thành phần dinh dưỡng cơ bản trong 100g bưởi, các nhà khoa học thấy có: 200mg đạm, 7.3g tinh bột, 400mg khoáng chất, 230mg canxi, 50mg sắt, 18mg phốt pho, 95mg vitamin C, 300mg vitamin PP. Như vậy, để thu được kết quả tốt, cây trồng nói chung cũng như cây ăn quả có múi cần được cung cấp đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng.
Nguồn dinh dưỡng nào là “ngon nhất” đối với cây có múi?
Để đảm bảo năng suất thu hoạch và nâng cao chất lượng quả cam, quả bưởi, ngay sau khi đậu quả cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, bao gồm cả các chất đa lượng NPK và các chất trung vi lượng.
Lý do cho điều này là vì:
– Chất đạm (N) khi có đủ cho cây, cây mới sinh trưởng phát triển tốt, lá xanh, quả to, mọng nước.
– Chất lân (P) làm giảm lượng acid trong quả, nâng cao tỷ lệ đường/ acid, tăng hương vị thơm, ngon; vỏ quả mỏng, trơn, bóng, lõi quả chặt, không rỗng.
– Chất kaly (K) tham gia quá trình tổng hợp và vận chuyển đường bột, giúp quả phát triển mạnh; quả nhanh to, ngọt, chóng chín.
– Chất vôi (Ca) cùng các chất hữu cơ làm tăng kết cấu đoàn lạp đất, tăng độ tơi xốp và khă năng giữ nước, giữ phân cho cây. Ca còn hạn chế một số nấm bệnh trên rễ và thân cây.
– Chất silic (Si) giúp thân, lá, rễ cây trồng cứng cáp hơn, bộ khung cây bền chắc, chống chịu tốt hơn với bão gió, cây chịu hạn tốt hơn và ít sâu bệnh hại hơn.
– Chất magie (Mg) cấu tạo diệp lục giúp tăng hiệu suất quang hợp. Mg trong cấu trúc men sinh học, tham gia tổng hợp chất đường bột, tăng độ ngọt gia tăng hàm lượng các chất hòa tan và hương vị quả bưởi, quả cam…
Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh đánh giá, trên thị trường hiện nay có nhiều loại phân bón khác nhau. Nhưng một trong số các thương hiệu nổi trội và có nhiều ưu điểm nhất hiện nay với cây có múi là các sản phẩm phân bón Văn Điển. Trong đó phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân bón đa dinh dưỡng, ngoài chất Lân còn có nhiều chất trung, vi lượng mà các loại phân bón khác không có; trong đó lân ( P2O5)15-19%, MgO 15-18%, SiO2 24-32%, CaO 28-34% và nhiều chất vi lượng khác như: Sắt (Fe), bo (B), mangan (Mn), kẽm (Zn), coban (Co), đồng (Cu), molipden (Mo)…
Với việc bổ sung thêm dinh dưỡng đạm, kali và một số nguyên tố vi lượng còn thiếu, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển – một doanh nghiệp phân bón nổi tiếng, có bề dày lịch sử hơn 60 năm, đã sản xuất ra phân đa yếu tố NPK thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng trên nhiều “chân” đất. Một số sản phẩm đa yếu tố NPK công thức 13:3:13, 12:5:10 và 12:12:17 rất thích hợp cho quá trình nuôi quả. Đặc biệt sản phẩm đa yếu tố NPK 12:12:17 giàu chất kali sulphat có hiệu lực rất cao trong việc tăng lượng đường và các chất hòa tan trong quả, giảm hiện tượng rụng quả hay khô tép, giúp tăng năng suất, chất lượng, góp phần tạo ra hương vị đặc trưng của quả cam, quả bưởi Việt Nam.
Cách sử dụng phân bón Văn Điển bón thúc quả cho cây có múi
Nhìn chung đối với các loại cây có múi, thường sau thu hoạch, nhà vườn đã cuốc rạch, bón phân. Theo khuyến cáo của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, nhà vườn nên kết hợp bón phân hữu cơ, phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK 5:10:3. Nên bón thúc nuôi quả bằng các loại nên chia làm 3 đợt bón như sau:
Đợt 1: Vào khoảng tháng 3-4, sau rụng quả sinh lý đợt 1: Cây từ 4 đến 7 năm tuổi, dùng phân đa yếu tố NPK Văn Điển 13;3:13 hoặc 12-8-12, bón một gốc 1 – 1,5kg; cây từ 8 – 11 năm tuổi, bón một gốc 1,5 – 2kg; cây trên 11 năm tuổi, bón một gốc 2,5 – 3kg.
Đợt 2: Vào tháng 6-7 sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển 13;3:13 hoặc 12-8-12, 12-12- 17, bón nuôi quả sau khi đã ổn đinh số quả trên cây. Đối với cây từ 4 – 7 năm, bón một gốc 1,5 – 2kg. Cây từ 8 – 11 năm, bón một gốc 1,5 – 2kg. Cây trên 11 năm, bón một gốc 2,5 – 3kg.
Đợt 3: Vào tháng 9-10, trước khi thu hoạch 1 – 1,5 tháng, bón phân đa yếu tố NPK 12:12:17 nhằm hạn chế đợt rụng quả sinh lý lần 2 và hạn chế hiện tượng nứt quả, đặc biệt tăng trọng lượng quả và tăng chất lượng quả khi thu hoạch. Cây từ 4 – 7 năm, bón một gốc 2 – 2,5kg. Cây từ 8 – 11 năm, bón một gốc 2,5 – 3kg. Cây trên 11 năm bón một gốc 3,5 – 4kg.
Với những giống bưởi chín sớm, chỉ bón 2 đợt vào tháng 3-4 bằng phân ĐYT NPK 12:8:12 hoặc 13:3:13. Đợt bón tháng 6-7 bằng ĐYT NPK 12:12:17 với lượng lớn hơn.
Những cây cần thêm thời gian lưu quả trên cây dễ bị suy kiệt dinh dưỡng nghiêm trọng. Vì vậy nên bón tăng lượng phân ĐYT NPK 12:12:17; đồng thời phải bón tăng phân hữu cơ, phân lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK 5:10:3 trươc khi cây ra hoa.
Bón tăng phân cho những cây tuổi nhiều hơn, quả nhiều hơn.
Cách bón:
Nếu sau thu quả vụ trước mà cuốc gầm tán cây và tạo rạch rồi bón phân lân nung chảy, phân hữu cơ ủ mục, đảo đều phân với đất rồi lấp đất dưới 2/3 rạch, thì nay bón phân thúc theo rạch cũ.
Nếu không, có thể rải phân theo hình chiếu của tán cây, từ phía ngoài tán khoảng 30-40cm trở vào, đến cách gốc khoảng 50-60cm, rải phân rồi lấp đất hoặc phủ cỏ, rác kín phân; nếu khô phải tưới nước; có thể ngâm phân cho tan rồi hòa nước tưới cũng rất tốt.
Lưu ý:
Vào những ngày Đông: Sau thu hoạch quả có thể cuốc xới vùng gầm tán cây cho đứt bớt phần rễ tơ già cỗi. Nhưng từ khi đậu quả, nếu cuốc xới vùng gầm tán cây dễ gia tăng hiện tượng rụng quả non hàng loạt.
Sau bón phân thúc nuôi quả: Vào các tháng 3-4 còn ít mưa nên phủ cỏ, rác, cây phân xanh vừa cho mục vườn, vừa giữ ẩm cho cây. Nhưng vào mùa mưa, trước những trận mưa lớn, nên phủ dày cỏ rác hoặc phủ ni lon nhằm hạn chế rửa trôi đất và phân bón.
Thực tế nhiều năm tại các nhà vườn cam, bưởi và cây có múi khác cho thấy, việc sử dụng bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển chứa đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa – trung- vi lượng làm cho cây trồng phát triển khoẻ, cân đối, lá dày phòng chống sâu bệnh hại, giảm hiện tượng rụng quả, giúp quả bóng, to, nhẵn, màu sắc hấp dẫn, quả ngọt, nhiều nước, góp phần tạo nên hương vị đặc sắc của “trái cây Việt” trong việc xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
*) Tìm mua phân bón chất lượng cao quý khách hàng vui lòng truy cập , liên hệ theo đường link sau :
↔ Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon
↔ Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng
↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277
Nguồn : tapchinongthonmoi.vn
Bài viết liên quan
Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão
Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...
Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển: Khẳng định vị thế mới với Giải thưởng “The best Of Vietnam 2024”
Hành trình phát triển và những dấu ấn nổi bật Công ty Cổ phần...
TVC giới thiệu các sản phẩm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Thực hiện kế hoạch của Tổng giám đốc Tập đoàn về việc tổ chức...