Ăn đủ dinh dưỡng, lúa Xuân mới có “đề kháng” đủ mạnh

    Con người ta có ăn uống đủ chất mới có cơ thể khoẻ mạnh, cây lúa Xuân cũng tương tự vậy. Để khỏe mạnh từ gốc rễ, phòng chống tốt sâu bệnh dịch hại trước thời tiết bất thuận như năm nay, cây lúa cần được bón phân đủ chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng, vốn có đủ trong phân bón Văn Điển.

Nông dân xã Cư Yên (Lương Sơn, Hoà Bình) bón phân chăm sóc lúa Xuân. Ảnh minh hoạ: Thu Thuỷ

    Tạp chí Làng Mới mời bạn đọc tham khảo phân tích của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong hướng dẫn sử dụng phân bón – trong việc sử dụng phân bón cho cây lúa Xuân năm nay.

    Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, từ kinh nghiệm dân gian, chúng ta biết rằng, năm 2021 – năm Tân Sửu, mạng Thổ – vận Thủy bất cập nên khí hỏa chủ đạo; khí Thái âm thấp Thổ Tư thiên. Hơn nữa, đêm 15.8.2020, trăng  đục, trời ít mây dự báo mùa Đông rét, hanh và các tháng Giêng Hai ít mưa Xuân. Như vậy, vụ Xuân này có thể ít nước, thời tiết ấm hơn nhưng không nhiều nắng; điều kiện sâu bệnh phát sinh nhiều. Mặt khác ngày Đông chí vừa qua trời nắng, khoảng 5-6 ngày sau tiết Lập Xuân đã có mưa to toàn miền Bắc, nên dự báo thời tiết sau Xuân sẽ ấm hơn và lúa Xuân có thể nhiễm sâu bệnh nhiều.

    Thực tế thời tiết tháng 2 năm nay rất thuận cho cây lúa sinh trưởng; mạ và lúa non không bị chết rét như mọi năm nên mật độ cây con trên đồng khá cao. Một số diện tích cấy sớm lúa bắt đầu vào giai đoạn đẻ nhánh. Sang tháng 3 này sẽ có nhiều ngày mưa ẩm, thiếu nắng; cây lúa lại tốt sớm nên bệnh đạo ôn có nhiều cơ hội phát triển dịch rộng. Sau tiết Thanh minh, trời sẽ nóng dần. Đó là điều kiện cho bệnh khô vằn và rầy nâu phát dịch, đặc biệt những ruộng lúa tốt lá, dảnh nhiều.

     Cách bón phân cho lúa Xuân khoẻ, đủ sức kháng bệnh

    Cổ nhân đã đúc kết “nhất nước, nhì phân….”, cho thấy phân bón có vai trò quyết định nhiều vấn đề lớn trong ngành trồng trọt. Thực tế, ngoài thời vụ và mật độ gieo cấy thì việc chọn được phân bón đúng, phương pháp chăm bón khoa học sẽ cho giá trị và hiệu quả sản xuất cao.

     Khoa dinh dưỡng học đã chỉ rõ: Để cây lúa khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt cần đáp ứng đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, trong đó đặc biệt ưu tiên các dinh dưỡng trung, vi lượng, nhất là dinh dưỡng magie (Mg), silic (Si), vôi (Ca)… Mặt khác, dinh dưỡng phải được cung cấp đúng chỗ, đúng thời điểm nhằm điều tiết và định hướng sinh trưởng của cây lúa, giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh bất thuận.

    Như vậy, vụ Xuân năm nay cần được bón lót sâu các loại phân hữu cơ ủ mục và phân bón đa yếu tố NPK mà trong thành phần phân bón có hàm lượng lân cao hơn và nhiều dinh dưỡng trung, vi lượng; các loại phân đa yếu tố NPK chuyên bón thúc cần được thực hiện sớm, không bổ sung các loại phân bón khác giàu chất đạm, không bón muộn, không bón nhôi nhai…

    Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh phân tích: Trên thị trường phân bón hiện nay, phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển – loại phân bón chứa đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng theo từng chân đất và từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng; đặc biệt hiệu quả đối với cây lúa vụ Chiêm xuân trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường… Nhà nông có thể chọn một số sản phẩm phân bón ĐYT NPK của Văn Điển có công thức 6:11:3, 10:7:3 hoặc phân ĐYT “Lúa 1” (chuyên bón lót lúa) và các sản phẩm ĐYT NPK 16:5:17, 13:3:10, hoặc ĐYT “Lúa 2” (chuyên bón thúc lúa) được nông dân sử dụng nhiều nhất, vì giúp đồng ruộng ít sâu bệnh và cho mùa vụ bội thu nhất.

Sản phẩm phân bón Lúa 2 dùng để bón thúc cho lúa Xuân 2021. Ảnh tư liệu

    Cách sử dụng phân Văn Điển hiệu quả cho lúa Xuân 2021

    Theo khuyến cáo của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, để thâm canh lúa Xuân đạt hiệu quả cao, trước diễn biến phức tạp của thời tiết và sâu bệnh như hiện nay, nông dân các tỉnh khu vực phía Bắc nên chăm bón lúa bằng phân bón ĐYT NPK Văn Điển như sau:

    Bón lót: Đến nay các địa phương đã thực hành bón lót và gieo cấy xong.

    Bón thúc: Căn cứ vào chân ruộng, lượng phân đa yếu tố NPK đã bón lót và tình hình sinh trưởng của mỗi giống lúa mà chuẩn bị phân ĐYT NPK chuyên bón thúc cho lúa như sau:

– Ruộng lúa cấy dày, cấy to, chân ruộng thấp trũng: Bón khoảng 10-12 kg/sào; ruộng vàn, vàn cao, hay mất nước, cấy giống lúa cao sản cần bón khoảng 12-15kg/sào

– Bón phân thúc đẻ cần phải được bón sớm ngay khi trời ấm và cây lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng… Vụ xuân năm nay 2021, mưa rào sớm, tiết trời ấm sớm, cây lúa có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng, nên phải bón làm 2 lần: Lần thứ nhất bón 60-70% lượng phân bón thúc. Sau đó khoảng 15-20 ngày, nhà nông cần bón hết lượng phân còn lại, song nên kết thúc trước 25.3 để lúa kịp đứng cái vào sau tiết Thanh minh (ngày 5.3).

    Để giảm bớt thất thoát phân bón do hiện tượng bốc hơi, rửa trôi hay thẩm lậu…, không nên bón phân thúc khi trời nắng nóng và khi ruộng nhiều nước. Nên bón phân khi trời mát và ruộng cạn nước. Để đảm bảo an toàn cho lúa Xuân với mức năng suất phấn đấu, tốt nhất sử dụng phân bón chuyên dùng cho lúa (loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc), không bón thêm phân đơn, không bón phân muộn, không bón rải làm nhiều lần.

    Sử dụng phân bón ĐYT NPK chuyên dùng cho cây lúa, cân đối loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc, thực hiện “Lót sâu”, “Thúc sớm”, không bón thêm phân đơn, không bón nhôi nhai sẽ giúp lúa vụ Xuân phát triển cân đối, khỏe mạnh; ruộng lúa thông thoáng, dinh dưỡng khoáng và ánh sáng được phân phối đều cho từng cây lúa, ít sâu bệnh hại, lúa đứng cây, ít đổ ngã, bộ lá lúa vàng tươi đến khi bông lúa chín hoàn toàn. Đó là nền tảng cho ruộng lúa nhiều thóc, ít sâu bệnh đặc biệt cho vụ lúa Xuân 2021.

Nguồn : Langmoi.vn

Bài viết liên quan

Cụm thi đua số 2 tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

Ngày 02 tháng 12 năm 2024, tại Công ty cổ phần Phân lân nung...

Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...