Bí quyết “sức sống mạnh mẽ” từ gốc rễ cây cao su Tây Nguyên

Hà Nội , Ngày 17 tháng 04 năm 2019 

 

“Ngay từ đầu mùa mưa, tôi chủ động thí điểm dùng phân bón Văn Điển cho 100 cây cao su. Ngay mùa đầu, hiệu quả thu được khác hẳn: lá xanh đậm, sáng bóng, bản lá dày, đặc biệt các vết cạo mủ nhanh liền sẹo. Lượng mủ tăng gấp gần 1,5 lần so với cao su bón loại phân khác! Ngay sau đó, tôi áp dụng cho toàn bộ 4ha cao su còn lại”.

Một nông dân xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum thu hoạch mủ cao su. Ảnh minh họa: Hữu Phúc.

Một nông dân xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum thu hoạch mủ cao su. Ảnh minh họa: Hữu Phúc.

Đó là chia sẻ chân thành của ông Phạm Đình Tăng – một trong những người trồng cao su giỏi ở xóm 4, xã Ia Lau (huyện Chư Prông, Gia Lai) mà chúng tôi gặp trong một chuyến công tác của chúng tôi tại hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum cách đây chưa lâu.

Đổi phân bón, lượng mủ tăng gấp 1,5 lần  

Cuối tháng 4 năm 2018, sau hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm chăm bón cây cao su, đạt năng suất, chất lượng cao” được tổ chức tại Chư Prông, tỉnh Gia Lai, chúng tôi có về thăm vườn trồng cao su của gia đình ông Phạm Đình Tăng ở xóm 4, xã Ia Lau (huyện Chư Prông). Ông Tăng đưa đến thăm khu vườn 4 ha cao su có tuổi từ 15 – 20 năm. Trước mắt chúng tôi là  một màu xanh thẫm, loang loáng mặt lá cây khỏe mạnh và đầy sức sống như có một lớp nước mỏng bao quanh. Thân cây cao su nhẵn, hầu hết không có “mắt cua”. Vừa dẫn chúng tôi, ông vừa chia sẻ câu chuyện:

– Tôi quê Quảng Ngãi, lên Ia Lau lập nghiệp từ những năm 80 thế kỷ trước khai phá trồng cao su, thời gian đầu trồng ít, mấy năm sau mở rộng diện tích và cho đến ngày nay, có cơ ngơi này đây!

Tôi hỏi bí quyết nào mà cao su của ông trông đẹp vậy? Ông đáp:

– Cây tốt do người chăm sóc thôi! Trước năm 2010, tôi dùng rất nhiều chủng loại phân bón từ phân đơn, SA, các loại NPK thông thường thậm chí cả dùng cả phân DAP nữa. Nhưng lá cây vẫn xanh đen, mỏng, rệp muội phát triển nhiều, thân cây rất nhiều “mắt cua” ngoài vỏ, vỏ sần sùi, năng suất mủ thấp. Sau đó, tôi được tiếp cận phân bón Văn Điển thông qua một hội thảo tại tỉnh Gia Lai, tôi ứng dụng ngay tại khu vườn này!

Câu chuyện về loại phân bón “mới khám phá ra” của của ông Phạm Đình Tăng bắt đầu như vậy. Tôi hỏi ông:

– Anh bắt đầu bón cho cả 4ha hay làm thí điểm với loại phân nào?

– Trong năm đầu, tôi bón thử  cho 100 cây bằng phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển – ông Tăng nhớ lại –  Đầu mùa mưa, tôi cho bón 2kg lân Văn Điển và 2kg phân đa yếu tố NPK loại 12.8.12 trên mỗi cây. Tôi cày rạch giữa hai hàng cây, rồi rải phân, sau đó lấp đất. Cuối mùa mưa, tôi cho bón tiếp lần 2 bằng phân ĐYT NPK 12.8.12 cho mỗi cây 1kg, 100 cây cao su được bón phân Văn Điển. Hiệu quả thu được là bộ lá khác hẳn: Xanh đậm, sáng bóng, bản lá dày, đặc biệt các vết cạo mủ nhanh liền sẹo. Và kết quả đáng quan tâm nhất là: Lượng mủ tăng gấp gần 1,5 lần so với cao su bón loại phân khác!

Được khích lệ từ kết quả thử nghiệm, đến năm sau đó, gia đình anh Tăng bón phân Văn Điển cho 100% diện tích cao su. Cho đến nay phân bón Văn Điển là loại phân chủ lực thâm canh cây cao su ở đây.

Bình luận thêm về giá trị dinh dưỡng của phân bón Văn Điển cho cây cao su, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự (nguyên Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu phân bón sử dụng cho cây công nghiệp) phân tích: “Trong phân bón Văn Điển bên cạnh chất lân, chất đạm, chất kali cân đối, còn có chất magie chiếm tỷ lệ cao, giúp cây cao su nâng cao hiệu suất quang hợp, kích thích hình thành mủ cho cây, chất canxi (vôi), cải thiện độ chua (pH) của đất, cung cấp vôi cho cây tạo mủ, chất silic tăng chịu hạn cho cây mùa khô, cùng các chất vi lượng làm cho chất lượng mủ cao su tốt hơn.

Đó không chỉ là lý thuyết của các chuyên gia, mà đã được nông dân sản xuất kinh doanh giỏi như ông Phạm Đình Tăng thực chứng. Ông chia sẻ: “Ngoài tác dụng cho cao su như vừa nói, tôi thấy phân bón Văn Điển còn bồi dưỡng thêm cho đất nữa, không những gia đình tôi mà các nhà vườn ở xã Ia Lau cũng sử dụng”.

Một mũi tên trúng 2 đích: Nuôi cây và dưỡng đất!

Để “nghe hai tai” về hiệu quả thực sự của phân bón Văn Điển, chúng tôi đã về xã Chư Hreng (TP. Kon Tum) gặp ông Đinh Ngọc Tiến –  chủ nhà vườn cao su 2,5ha. Ông Tiến là một nông dân thâm canh cao su giỏi của TP. Kon Tum. Trước câu hỏi của chúng tôi về quan điểm chăm sóc câu cao su, ông chia sẻ:

– Một trong những yếu tố quyết định để cây cao su cho sản lượng mủ cao và tốt là lựa chọn cho được loại phân phù hợp. Tôi còn nhớ cách đây hơn mười năm, giá mua mủ cao su tăng cao, bà con nông dân đổ xô vào mua lượng lớn phân hóa học, các loại phân chua, phân đơn, phân NPK, nhiều loại dinh dưỡng thừa cây “ăn” không hết, bị rửa trôi làm bạc màu đất. Cao su xanh đen, lá mỏng, bệnh muội rệp phát triển, vỏ thân sần sùi, mắt cua, chất lượng mủ kém. Khi đó tôi đến Đắk Lắk thăm mô hình sử dụng bón phân Văn Điển khép kín từ dùng lân nung chảy Văn Điển đến mô hình dùng phân đa yếu tố NPK Văn Điển, thấy cho hiệu quả vượt trội hơn các loại phân bón khác trong cùng một lô vườn, năm sau tôi quyết định đầu tư thử 1ha gồm 500 cây cao su 10 năm tuổi bằng phân bón Văn Điển từ nhà phân phối phân bón Minh Tân. Sau một chu kỳ khai thác, thật bất ngờ lượng mủ vượt trội so với bón các loại phân thông thường (bón phân Văn Điển thu 2 tấn mủ, bón phân thông thường chỉ thu 1,2 tấn).

Bà con nông dân ta vốn nhanh nhạy tư duy trực quan. Thấy anh Đinh Ngọc Tiến thay đổi  phân bón cho kết quả cao, nhiều người trong xã trao đổi và đi thăm nương rẫy của anh và cùng làm theo anh. Năm thứ hai, anh Tiến mở rộng sử dụng phân bón Văn Điển đối với toàn bộ diện tích 2,5ha. Từ đó đến nay, anh vẫn duy trì lựa chọn của mình. Nói về kinh nghiệm về thời điểm bón phân, anh Tiến chia sẻ: “Phân bón Văn Điển nên bón vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Đợt đầu mùa mưa thường bón lượng phân cao hơn đợt cuối mùa mưa để dưỡng cây sản xuất mủ. Lượng phân bón cuối mùa mưa để dưỡng cây cuối vụ, đồng thời dưỡng cây qua mùa khô hạn cho sản xuất năm tiếp theo. Liều lượng bón phân đầu mùa mưa thích hợp đối với đất gia đình tôi là 2 tấn/ha lân Văn Điển, cộng thêm 1 tấn phân đa yếu tố NPK 12.8.12. Đợt bón cuối mùa mưa chỉ dùng bón 600 – 800kg/ha phân đa yếu tố NPK 12.8.12 là đủ”.

Kỹ thuật bón phân cho cao su của anh Tiến tuân thủ hướng dẫn của   chuyên gia về phân bón khuyến cáo: Rạch đất giữa hai hàng cao su, rải phân bón lấp đất hoặc bón đón mưa, bón sau mưa khi đất ẩm. Phân lân Văn Điển khác biệt ở chỗ bên cạnh chất lân hữu hiệu 16% cung cấp cho cây còn có 15% dinh dưỡng magie (MgO) giúp cho cao su nâng cao hiệu suất quang hợp tạo mủ, có 30% canxi (vôi) khử chua độc đất, cung cấp can xi cho cây sinh mủ, có 24% silic giúp cây chống hạn mùa khô và 6 chất vi lượng bo, kẽm, mangan, đồng, cô ban… tạo độ dẻo của mủ cây.

Giải thích thêm về việc nông dân trồng cao su như anh Tiến, ông Tăng lại nhanh chóng bị thuyết phục bởi phân bón Văn Điển, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự phân tích thêm với chúng tôi một vài chi tiết kỹ thuật mà chỉ người chuyên về phân bón, hoặc những nhà nông nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này mới biết: Nhiều chất dinh dưỡng có trong phân lân Văn Điển, nhưng ở đất trồng cao su nhiều vùng ở Tây Nguyên lại rất thiếu. Bởi thế phân lân Văn Điển vừa nuôi cây, vừa bổ xung cân bằng lại dinh dưỡng đất, dinh dưỡng cây. Còn phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển có khác biệt về chất lượng: Cân đối đạm, lân, kali; cân đối magie, canxi, silic, hưu huỳnh cùng các yếu tô vi lượng, tùy theo từng dòng sản phẩm. Chẳng hạn phân đa yếu tố NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng hữu dụng như sau: N = 12%, P2O5 =8%, K2O = 12%, CaO = 8%, MgO =6%, SiO2 = 9%, S = 6% và các chất vi lượng kẽm, bo, đồng, coban… Tổng dinh dưỡng đạt trên 61%. Theo chuyên gia này, sử dụng phân bón Văn Điển cho cao su, nông dân sẽ đạt lợi ích kép: Cao su khỏe tốt bền, năng suất chất lượng mủ cao su, kéo dài chu kỳ khai thác; đất được cải thiện sự cân bằng lại dinh dưỡng đã bị thiếu hụt do nhiều năm canh tác trước đây.

Một “mảnh ghép xanh” cho Tây Nguyên giàu đẹp

Tây Nguyên hiện có gần 260.000 ha cao su chiếm hơn 26% diện tích cao su của cả nước, trong đó diện tích cao su đã đưa vào kinh doanh khai thác là trên 116.000ha, với năng suất sản lượng trên 175.500 tấn. Tỉnh Gia Lai là địa phương có diện tích cao su nhiều nhất, với hơn 105.000 ha, kế đến là tỉnh Kon Tum với diện tích gần 75.000ha. Cao su ở Tây Nguyên hầu hết được trồng trên đất nghèo dinh dưỡng và khó chủ động nước tưới mà phụ thuộc hoàn toàn nước trời. Độ pH của đất thấp dưới 4,2 (cây cao su có pH thích hợp từ 4,5 – 5,5), Đất từ nghèo đến rất nghèo chất lân. Chất kali dễ tiêu > 6,5 mg/ 100g đất, các chất dinh dưỡng trung lượng ảnh hưởng đến quang hợp Magie (MgO) để tổng hợp mủ cũng thiếu nghiêm trọng. Lượng can xi trong đất thấp. Đáng chú ý là hiện trạng nghèo kiệt các nguyên tố vi lượng (TE) là kẽm (zn), Bo (B) của hầu hết đất trồng cao su vùng này.

Tuy đất cao su tương đối tơi xốp nhưng dễ mất nước, dễ rửa trôi khi gặp mưa lớn, khả năng tích lũy tổng hợp mùn giảm sút. Cao su là loại cây công nghiệp dài ngày có chu kỳ khai thác nhiều năm. Từ năm thứ 7 trở đi cao su bắt đầu cho mủ và bước vào thời kỳ kinh doanh. Với những vùng khí hậu đặc thù có 2 mùa rõ rệt như Tây Nguyên thì hấp thụ dinh dưỡng của cây cũng hoàn toàn khác các vùng khác. Mùa khô là thời kỳ khô hạn, thiếu nước trầm trọng, sự trao đổi chất dinh dưỡng của hệ thống rễ tơ cao su rất yếu ớt. Duy trì đủ nước cho cây chủ yếu là nhờ vào rễ cái đâm sâu. Khi cây không sinh mủ, nguyên nhân chủ yếu duy trì thân lá. Đến đầu mùa mưa, ẩm độ không khí thay đổi tăng dần. Khi trời bắt đầu có mưa, bộ rễ tơ của cây bắt đầu phát triển và cần hấp thụ nhiều dinh dưỡng để bù đắp thiếu hụt mùa khô đồng thời tổng hợp sinh mủ. Đây cũng là thời kỳ bón phân cho cây cao su hiệu quả nhất.

                                                                               Nguồn:Langmoi.vn                 Việt Hà – Nam Phong

Bài viết liên quan

Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...

TVC giới thiệu các sản phẩm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Thực hiện kế hoạch của Tổng giám đốc Tập đoàn về việc tổ chức...