Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho đậu tương trên đất lúa
Bà con khi đã dùng quy trình này thì không cần bón thêm loại phân nào khác, năng suất bảo đảm trên 70 kg/sào (trên 2 tấn/ha).
Để chuyển đổi diện tích đất lúa sang trồng các cây màu có giá trị hiệu quả cao, thực hiện luân canh khoa học, cải tạo đất, chúng tôi giới thiệu kỹ thuật bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây đậu tương vụ đông (phía Bắc), vụ ĐX (phía Nam).
1. Thời vụ
– Phía Bắc: Áp dụng nơi có điều kiện thuỷ lợi, gieo trước 05/10, vùng trồng lúa vùng thấp miền núi gieo trước 30/9, thu hoạch 15-30/12.
– Vùng Tây Nguyên: Vụ TĐ (vụ II) gieo tháng 7 – 8, thu tháng 10 – 11. Vụ này những giống cũ năng suất thường thấp do gặp mưa úng đầu vụ, hạn cuối vụ khi sang mùa khô. Giống DT2008 có thể khắc phục khó khăn, cho năng suất cao. Sản phẩm vụ này thường thu hoạch an toàn, chất lượng cao.
Vụ ĐX (vụ III) trên đất ruộng lúa 1 – 2 vụ có độ ẩm hoặc có tưới nhẹ: Lúa xuân hè +lúa mùa + đậu tương thu đông (gieo tháng 10 – 11 thu hoạch tháng 1 – 2 dùng giống chịu hạn DT2008 cho năng suất cao 25 – 30 tạ/ha..
– Vùng Đông Nam bộ:
+ Vụ ĐX trên đất lúa 1 vụ: Tháng 10 – 1.
+ Vụ TĐ trên đất lúa 2 vụ: tháng 8 – 11. Trên đất 1 vụ lúa: Đậu tương ĐX (tháng 10 – 1) + lúa mùa. Trên đất màu: Ngô HT + đậu tương TĐ ( tháng 8 – 11) + gối thuốc lá vào đậu tương hoặc ngô xen đậu tương HT + ngô xen đậu tương TĐ + gối thuốc lá ĐX.
– Vùng ĐBSCL: Khí hậu rất phù hợp cho trồng đậu tương quanh năm, có thể phát triển trên quy mô lớn. Vụ ĐX tháng 12 – 2.
2. Yêu cầu về đất và nhu cầu dinh dưỡng của cây
Do đặc điểm của đất trồng đậu là các vùng đất cao (đất thoát nước, có thành phần cơ giới nhẹ), nên bản thân đất chua và nghèo dinh dưỡng đặc biệt các nguyên tố trung vi lượng, độ pH đất này thường từ 3 – 4,5. Trong khi đó cây đậu lại cần độ pH từ 6,0 – 7,0 và phải có hàm lượng canxi, manhê và các chất vi lượng từ trung bình trở lên.
Có tới 16 nguyên tố thiết yếu cho cây đậu tương sinh trưởng và phát triển. Trong đó 4 nguyên tố Carbon (C), Hydro (H), Oxy (O) và Ni tơ (N) là thành phần chủ yếu trong chất khô và được hấp thụ dưới dạng CO2, H20, O2, N2 tự do trong không khí và đất, những nguyên tố cần thiết khác phải bổ xung qua phân bón là N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Mn Mo, Cu, B, Zn, Co và Cl…
Nhằm đơn giản và cải thiện quy trình bón phân cho cây đậu tương, nắm bắt được nhu cầu thiết yếu của cây Cty Phân lân Văn Điển đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N,P,K) các chất trung lượng như can xi, ma nhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen…
3. Kỹ thuật sử dụng phân bón
– Cách bón cho đất ướt dùng lối gieo vãi: Tập trung và kết thúc gọn trong 23 ngày trước khi đậu có hoa.
Lượng bón: Dùng 20 kg/sào Bắc Bộ phân đa yếu tố chuyên dụng đậu NPK 4.12.7 (560 kg/ha).
Bón thúc lần 1: Khi đậu có 1 lá thật (lá nhặm 3 thùy), dùng cho 1 sào BB: Dùng 15 kg phân Đa yếu tố chuyên dụng NPK 4.12.7 (420 kg/ha), rắc đều trên mặt ruộng vào chiều mát lúc lá đậu khô. Tránh bón phân khi lá đậu còn ướt, đặc biệt không bón buổi sáng còn ướt sương hoặc sau mưa dễ gây cháy lá.
Bón thúc lần 2: Khi có 5 – 6 lá thật, chuẩn bị ra hoa, trộn đều lượng phân còn lại rải đều trên ruộng.
– Cách bón cho đất màu có làm đất toàn diện:
Lượng bón (1ha): Dùng 560 kg phân đa yếu tố NPK 4.12.7 Văn Điển hoặc NPK 5.10.3 vê viên. Bắc Bộ có thể bón cho 1 sào lượng từ 15 – 20 kg đa yếu tố NPK Văn Điển.
Bà con khi đã dùng quy trình này thì không cần bón thêm loại phân nào khác, năng suất bảo đảm trên 70 kg/sào (trên 2 tấn/ha).
Bài viết liên quan
Tọa đàm “Phân lân nung chảy Văn Điển cho nông nghiệp bền vững” tại Tân Hưng
Ngày 07/9, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp với...
Cây Húng Chanh cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên
Cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên Ở nước ta,...
Cây sả cách chăm sóc cây sả nhanh nở bụi, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Cây sả dễ trồng, không kén đất. Tuy nhiên, sau một thời gian tươi...
“Thức ăn độc đáo” giữ hương vị thơm ngon cho cây chè miền Bắc
“Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt...