Bón phân hợp lý giảm sâu bệnh
(Nông nghiệp Việt Nam)
Trong 5 năm (2000 – 2004), tỉnh Thái Bình đã khảo nghiệm nhiều mô hình bón phân NPK Văn Điển do Trung tâm Khảo nghiệm & Khuyến nông tỉnh tiến hành…
Đất Thái Bình được hình thành do phù sa cũ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ trên nền biển có chứa sú vẹt. Hầu hết là thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ hạt sét cao (> 68%), đất chua nhiều, độ pH hầu hết < 4,5, nhiều vùng đất thường xuyên bị nhiễm phèn.
Các chất dinh dưỡng khoáng trong đất như lân dễ tiêu, canxi, magie, đặc biệt silic rất nghèo và các nguyên tố vi lượng như kẽm, bo, đồng, sắt, coban thiếu hụt.
LẠM DỤNG THUỐC BVTV
Trong nhiều thập kỷ qua, các tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng mang lại năng suất cây trồng không ngừng tăng và người nông dân đã đầu tư thâm canh cao để đạt năng suất.
Tuy nhiên, đã nảy sinh những tiêu cực cho môi trường sinh thái như phát sinh nhiều sâu, bệnh gây hại liên tiếp thành những đợt dịch, kéo theo sử dụng quá nhiều, tràn lan thuốc BVTV gây nên ô nhiễm môi trường đất và nước đồng thời làm mất cân bằng sinh thái, giảm các thiên địch trên đồng ruộng.
Một trong những nguyên nhân chính là việc sử dụng phân bón chưa khoa học như phân hữu cơ không được chú trọng, đốt rơm rạ, giảm sút phân chuồng, sử dụng phân đạm quá độ và tràn lan.
Khảo sát thực tiễn việc sử dụng đạm cho cây lúa ở Thái Bình cao hơn định mức cho phép từ 130 – 150%, các cây rau màu trên 200%. Người nông dân bón đạm theo “mực mắt” muốn cho cây trồng tốt nhanh đã chọn phân đạm là loại phân chính trong canh tác.
Một số địa phương đã sử dụng phân hỗn hợp NPK nhưng chủ yếu là loại thông thường có 3 thành phần dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali, thiếu hụt hoặc không có các chất trung vi lượng như canxi, magie, silic và các chất vi lượng đã làm cho cây trồng, phát triển yếu, sức đề kháng kém, sâu bệnh gây hại tấn công.
Từ đó, vô hình chung tạo điều kiện thuận lợi để nông dân dùng nhiều thuốc BVTV, trung bình mỗi vụ lúa 4 – 5 lần phun thuốc, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
NHỜ VĂN ĐIỂN, BIẾT BÓN PHÂN
Trong 5 năm (2000 – 2004), tỉnh Thái Bình đã khảo nghiệm nhiều mô hình bón phân NPK Văn Điển do Trung tâm Khảo nghiệm & Khuyến nông tỉnh tiến hành ở các xã Tây Tiến, Tây Giang, Bắc Hải (huyện Tiền Hải), Thái Hà, Thái Thịnh, Thụy Liên (huyện Thái Thụy), Tân Hòa, Nguyên Xá (huyện Vũ Thư), Vũ Hòa, Vũ Thắng (huyện Kiến Xương), Trọng Quan, Đông Kinh (huyện Đông Hưng), An Ninh, An Quý (huyện Quỳnh Phụ)…
Kết luận bón phân chuyên dùng Văn Điển gồm phân lót NPK 6.11.2 và phân thúc NPK 16.5.17 cây lúa khỏe, cứng cây, dày lá, bản lá đứng, bẹ thân, bẹ lá vững chắc, chống đổ ngã khi gặp mưa dông, giảm thiểu 50 – 70% sâu cuốn lá nhỏ, 30 – 50% rầy nâu, 45 – 60% khô vằn và 20 – 25% đạo ôn, giảm ½ số lần phun thuốc so với đối chứng bón phân đơn. Nhiều hộ nông dân không phải dùng thuốc BVTV mà năng suất vẫn cao.
Ông Đoàn Văn Huân, Chủ nhiệm HTXNN Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ cho biết: “10 năm sử dụng phân bón Văn Điển, chúng tôi thích nhất ưu điểm là lúa cứng cây, đẻ gọn, ngọn lúa đồng đều, bộ lá xanh sáng, đặc biệt rất ít sâu bệnh như cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bạc lá và đạo ôn, số lần phun thuốc giảm hẳn.
Trước đây, địa phương chưa dùng phân Văn Điển lượng thuốc BVTV cung ứng cho mỗi vụ vài trăm triệu đồng, nhưng từ ngày bón phân Văn Điển số tiền mua thuốc BVTV giảm hơn một nửa mà năng suất lúa vẫn cao, chất lượng gạo tốt. Mỗi vụ địa phương chúng tôi tiếp nhận từ 70 – 100 tấn NPK Văn Điển, phân bón Văn Điển thực sự đi vào lòng người dân xã Quỳnh Nguyên”.
Các kết quả khảo nghiệm, nghiên cứu đã chỉ ra, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển ưu việt ở chỗ ngoài 3 chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) cân đối còn có 4 chất dinh dưỡng trung lượng với hàm lượng cao như vôi 15 – 20%, magie 8 – 10%, silic 10 – 15%, lưu huỳnh 2 – 4% và 6 chất dinh dưỡng vi lượng: kẽm, bo, đồng, sắt, coban, magan. |
Bón phân NPK Văn Điển là cung cấp cho cây trồng đầy đủ 13 chất dinh dưỡng, đặc biệt các chất trung lượng chiếm 48% mà các loại phân đơn, các loại phân NPK thông thường không có được.
Bởi trong phân bón Văn Điển có chứa chất vôi, có tác dụng khử chua, ém phèn điều hòa pH đất.
Chất silic giúp cho cây lúa cấu tạo hệ thống thành mạch, bẹ thân lá liên kết vững chắc hình thành những lớp gai, lông ngăn cản sâu bệnh xâm nhập gây hại, chống đổ ngã; chất magie và chất lưu huỳnh giúp cho cây trồng nâng cao hiệu suất quang hợp để tạo năng suất cao.
Ngoài ra các chất vi lượng giúp cho cây trồng tổng hợp các vitamin, các muối khoáng làm tăng chất lượng nông sản đồng thời các yếu tố dinh dưỡng trung vi lượng trong phân bón Văn Điển cũng điều hòa chất dinh dưỡng, nâng cao độ phì nhiêu trong đất.
Điều này giải thích vì sao bón phân NPK Văn Điển lại tăng khả năng chống chịu đối với các đối tượng gây bệnh, sâu hại, giảm thiểu thuốc BVTV.
Bà Vũ Thị Thắm, xóm Nhà Thờ, xã Minh Khai, huyện Vũ Thư tâm sự, gia đình bà có 6 sào lúa, mấy năm nay đều dùng phân bón Văn Điển, lúa ít sâu bệnh, tốt chắc, ít phải dùng thuốc BVTV. Trước đây, gia đình sử dụng phân đơn bón nhiều đạm lai rai, sâu bệnh nhiều phải đánh 4 – 5 lần thuốc một vụ, vừa độc hại, vừa tốn công mà năng suất thấp.
Trên địa bàn tỉnh Thái Bình có rất nhiều chủng loại phân bón, nhưng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển vẫn được bà con tin dùng nhiều nhất bởi đã giải quyết bước đầu những tiêu cực trong thâm canh cây trồng, nâng cao sức khỏe, khả năng chống chịu của cây trồng, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, hạn chế sử dụng thuốc BVTV, giảm ô nhiễm môi trường sinh thái, nâng cao năng suất chất lượng cây trồng. |
Đồng tình với nhận xét của bà Thắm, ông Hà Văn Hùng, chủ đại lý vật tư nông nghiệp khu vực xã Minh Khai và Minh Quang cho biết, mấy năm gần đây thị trường các xã xung quanh cũng tiêu thụ từ 400 – 500 tấn phân bón Văn Điển/vụ, gấp hơn 2 lần so với 5 năm trước.
Nhưng ngược lại, bán được nhiều phân bón, lượng thuốc BVTV tại cửa hàng của ông Hùng lại tiêu thụ thấp hơn nhiều bởi lẽ đồng ruộng được bón phân NPK Văn Điển giảm sâu bệnh gây hại.
Liên hệ thực tiễn, ông Hùng cho biết gia đình cấy 3 sào lúa sử dụng hoàn toàn phân bón Văn Điển theo kỹ thuật hướng dẫn mấy vụ nay đều không phải dùng thuốc BVTV mà năng suất vẫn cao.
Còn trên cây rau màu, đặc biệt cây khoai tây được bón phân NPK Văn Điển rất ít mắc bệnh héo xanh, sương mai, lở cổ rễ. Các đối tượng sâu hại như nhện, sâu xám cũng có tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với sử dụng phân đơn và các loại phân NPK thông thường khác.
Ông Trần Minh Bằng, Chủ nhiệm HTXNN Trọng Quan, Đông Hưng nhiều năm trực tiếp chỉ đạo, theo dõi SX khoai tây ở địa phương rất tâm đắc với phân bón Văn Điển chia sẻ: “Phân bón Văn Điển về với đồng ruộng Trọng Quang nhiều năm nay không những tốt với cây lúa mà còn hiệu quả với cây khoai tây.
Trọng Quan mỗi năm trồng hàng trăm ha khoai tây thương phẩm, khoai tây giống, đều sử dụng phân bón NPK Văn Điển chuyên dùng với loại phân lót NPK 5.10.3 và loại phân thúc NPK 22.5.11.
Cây khoai tây phát triển cân đối, thân mập, bộ lá luôn có màu xanh hanh vàng, lá bền đến khi thu hoạch, cây khỏe, ít nhiễm sâu bệnh gây hại, ít phải dùng thuốc BVTV song năng suất khoai tây đạt cao, củ đồng đều, tỷ lệ củ to chiếm 55%, màu củ đẹp, dễ tiêu thụ trên thị trường và bảo quản giống”.
Bài viết liên quan
Tọa đàm “Phân lân nung chảy Văn Điển cho nông nghiệp bền vững” tại Tân Hưng
Ngày 07/9, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp với...
Cây Húng Chanh cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên
Cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên Ở nước ta,...
Cây sả cách chăm sóc cây sả nhanh nở bụi, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Cây sả dễ trồng, không kén đất. Tuy nhiên, sau một thời gian tươi...
“Thức ăn độc đáo” giữ hương vị thơm ngon cho cây chè miền Bắc
“Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt...