Bón phân Văn Điển cho cây “ăn đá, nhả vàng”

Hà Nội , Ngày 6 tháng 5 năm 2019

 

Ăn đá, nhả vàng” là cách nói của người nông dân về một loại cây trồng ở đất xấu nhất cũng có thể cho thu hoạch tốt, miễn là chúng được cung cấp bổ sung đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng đa – trung- vi lượng (như phân bón Văn Điển có thể cung cấp). Đó chính là cây dứa.

Anh Nguyễn Văn Hợp, ở xóm Thượng, xã Lạc Thịnh (huyện Yên Thủy, Thanh Hóa) là một trong những người đi đầu địa phương này trong việc chuyển từ 3ha đất trồng sắn, mía, ngô kém hiệu quả, sang trồng dứa. Nhờ sự quyết tâm và sự mạnh dạn đầu tư, học kỹ thuật trồng dứa từ một lần đi xem mô hình trồng dứa ở huyện Thạch Thành, anh Hợp đã vươn lên làm giàu, làm được nhà cửa khang trang, mua sắm các thiết bị đắt tiền phục vụ sinh hoạt.  Theo anh Hợp, nghề trồng dứa rất nhàn, mỗi năm chỉ làm cỏ 2 lần và vun gốc. Cây dứa chịu hạn tốt, không cần nhiều nước, bón phân không quá phức tạp và không dùng đến thuốc trừ sâu. So với các cây trồng khác như mía, sắn, ngô, lạc thì trồng dứa đầu tư ít hơn nhưng lợi nhuận lại cao hơn. Tính bình quân những năm gần đây, sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu lãi trên dưới 500 triệu đồng/năm từ 3ha dứa.

Muốn dứa ngon, đừng quên cho ăn đủ “đa-trung-vi lượng” 

Năm nay, người dân tỉnh Thanh Hóa lại trúng mùa dứa, năng suất cao, Do diện tích dứa toàn tỉnh năm nay vượt lên quá cao (khoảng 3.700ha) so với quy hoạch của tỉnh này là khoảng 2.100ha, nên giá dứa bán ra có gặp khó khăn. Theo các chuyên gia, đây là khó khăn nhất thời, về lâu dài, nếu trồng dứa đúng quy hoạch, đúng kỹ thuật, bón phân đúng thì  cây dứa vẫn xứng đáng là cây “ăn đá, nhả vàng” và cho thu nhập tốt đối với người dân tỉnh Thanh Hóa.

Trao đổi với PV, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh (nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một người có kinh nghiệm nhiều năm hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây dứa, cho biết: Trồng dứa phải hiểu rõ về đặc tính sinh lý của nó. Dứa có bộ rễ yếu, chủ yếu phát triển ở lớp đất nông trên mặt, do vậy, đất trồng dứa phải nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí, có phản ứng chua và thoát nước. Để làm được như anh Nguyễn Văn Hợp nói trên, thậm chí để làm tốt hơn nữa, với năng suất 80 tấn quả/ha, cây dứa đã lấy đi từ lòng đất 646kg nitơ, 367 kg P2O5, 1.570 kg K2O. Quy đổi số này ra phân đơn, ta có số liệu tương đương: 1.404kg ure + 2.294kg lân + 2.712kg Kaly. Ngoài ra, để có được năng suất đó, cây dứa cần phải “ăn”  thêm 190 kg CaO, 225 kg MgO, 4.026 kg SiO2, 2,24 kg Fe, 1,8 kg Zn, 0,5 kg Bo.

 

Người dân tại nhiều địa phương của Thanh Hóa đang tiến hành thu hoạch dứa. Ảnh: Duy Tiên

Với các số liệu nói trên, chúng ta thấy rõ các chất trung, vi lượng có vai trò với cây dứa không kém gì các chất đa lượng NPK, nhất  là canxi (vôi), magiê, lưu huỳnh, silic cùng các chất vi lượng kẽm, Bo, Coban, Mangan…

Cũng theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, trong số các thương hiệu phân bón trên thị trường hiện nay, người dân có thể chọn theo thực nghiệm của bản thân họ trên đồng ruộng thực địa. Tuy nhiên, với quan sát thực tế đối với khu vực trồng dứa tập trung ở Thanh Hóa, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh khuyến cáo bà con chọn sử dụng phân bón Văn Điển. Trong đó phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân bón đa dinh dưỡng, cùng với lân còn có các chất Mg, Ca, Si  hàm lượng khá cao từ 15-34% nên tên gọi đầy đủ là “phân lân can xi, magie, silic”. Ngoài ra nó còn chứa các chất vi lượng như Fe, Mn.Cu, Zn, Mo, Co, Bo… Phân lân nung chảy Văn Điển được kết hợp với chất đạm, KaIi để sản xuất ra các dạng phân đa yếu tố (ĐYT) NPK thích hợp với các loại cây trồng trên nhiều chân đất.

Bón phân đúng cách, dứa mới chịu “nhả vàng”

Để được mùa, được cả giá, bà con nông dân nên nhớ trồng dứa theo quy hoạch của tỉnh và đánh giá được thị trường đầu ra. Còn để có năng suất, chất lượng dứa cao, dễ bán ra, đem “vàng” về cho người trồng từ năm này qua năm sau, bà con trồng dứa ở Thanh Hóa cũng như các vùng khác, có thể sử dụng một số loại phân bón sau:

Phân chuyên bón lót:

– Phân ĐYT NPK 10:7:3 chứa các dinh dưỡng: N=10%; P2O5=7%; K2O=3%; S=6%; MgO=8%; CaO=16%; SiO2=15% và nhiều chất vi lượng khác.

-Phân ĐYT NPK 6.12.5 chuyên bón lót cho dứa (N=6%; P2O5=12%; K2O=5%; S=2%; MgO=8%; CaO=16%; SiO2=15%) ngoài ra có các chất vi lượng như Bo, Mn, Zn, Cu, Co…

Phân chuyên bón thúc:

– Phân ĐYT NPK 12:7:20, hoặc ĐYT NPK 12:8:12  (N=12%; P2O5=8%; K2O=12%; S=6%; MgO=6%; CaO=8%; SiO2=9%) và các chất vi lượng khác

-Phân ĐYT NPK 15.5.20 chuyên dùng bón thúc (N=15%; P2O5=5%; K2O=20%; S=2%; MgO=5%; CaO=8%; SiO2=7%), ngoài ra có các chất vi lượng như Bo, Mn, Zn, Cu, Co.

Tuy nhiên, không phải vùng nào của Thanh Hóa cũng bón phân theo một công thức như nhau. Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh khuyến cáo: Trên đồng đất Thanh Hóa, đặc biệt các nông trường Thạch Quảng, Thống Nhất… nên chủ yếu sử dụng phân lân nung chảy và các loại phân ĐYT NPK 10:7:3 NPK 12:8:12 và NPK 12:7:20. Bên cạnh việc đảm bảo chất hữu cơ như cây phân xanh, lá bẹ dứa… tùy theo độ phì nhiêu của đất mà chăm bón bằng phân bón Văn Điển với loại và lượng như sau:

Bón lótBón lót trước khi trồng vụ dứa đầu tiên: Khi người nông dân làm đất, cần bón 1.000 – 1.200 kg lân Văn Điển và 10 – 20 tấn phân chuồng hoai mục hoặc phân rác hữu cơ. Trước khi trồng 3 – 4 ngày, bà con kẻ rạch rồi bón phân NPK 10:7:3 hoặc  phân ĐYT NPK 6.12.5  với lượng khoảng 600 – 800kg/ha, lấp đất rồi mới trồng cây.

Đối với dứa gốc, phải bón các loại phân này ngay sau khi thu hoạch quả thì mùa tới cho thu hoạch tốt. Về đặc điểm nông học, rễ dứa có 3 loại: Rễ sơ cấp, rễ phụ và rễ nhánh. Trong đó, rễ phụ mọc ở nách lá, thường tập trung ở lớp đất mặt (0-15cm) và là lớp rễ quan trọng nhất chủ yếu hút dinh dưỡng nuôi cây. Như vậy bón phân cho dứa có thể bón vãi phân vào gốc dứa hoặc vãi sát gốc dứa rồi làm cỏ dứa và phủ phân.

Bón thúc: Có thể bón phân theo rãnh hoặc gốc và bón làm nhiều đợt

Đợt 1: Sau trồng khoảng 2,5 – 3 tháng, bón thúc giai đoạn này giúp cây non hồi xanh nhanh, chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh trưởng mạnh. Bón 800-1.000kg phân ĐYT NPK 12:7:20 và 200-250kg phân ure. Lúc này cây còn nhỏ, cày rạch hoặc kẻ rạch giữa  hai bên hàng dứa, bón phân vào các đường rạch, xong lấp đất lại kết hợp với làm cỏ và vun hàng cho dứa.

Đợt 2: Sau trồng khoảng 6 tháng, cây dứa bắt đầu sinh trưởng mạnh cả về thân, lá, rễ. Bón thúc giai đoạn này làm tăng tốc độ ra lá cũng như làm xoè rộng tán. Bón phân ĐYT NPK 12:7: 20 lượng khoảng 1200- 1500kg/ha.

Đợt 3: Sau khi trồng khoảng 9-10 tháng (trước khi xử lý ra hoa 2 tháng), dứa cần dinh dưỡng để phân hoá hoa, tạo tiền đề cho cây ra hoa kết quả tốt, quả phát triển nhanh. Tùy mức độ sinh trưởng của cây dứa mà bón phân ĐYT NPK 12:7: 20  khoảng 450-500kg/ha.

Người dân tiến hành trồng dứa theo hướng rải vụ để bảo đảm nguồn cung hàng cũng như tránh việc ‘rớt giá’. ảnh: Lê Hòa.

Để đạt được năng suất dứa tối đa, người trồng dứa có thể bón thêm 1 đợt thúc vào thời điểm sau khi hoa nở xong, kết hợp với tỉa chồi hoặc hạn chế chồi ngọn phát triển. Bón thúc để nuôi quả chỉ cần dùng phân Kali, có thể bổ sung thêm một số nguyên tố vi lượng, nhất là nguyên tố Bo.

Dứa trồng 1 lần có thể thu hoạch vài ba vụ. Để giảm công chăm sóc, làm cỏ và hạn chế hiện tượng rửa trôi phân bón, có thể trồng dứa theo phương pháp che phủ nilon. Cách làm được khuyến cáo như sau:

Trước khi làm đất, bón 15-20 tấn phân hữu cơ ủ mục và 1.000- 1.300kg phân lân nung chảy Văn Điển. Tùy độ rộng của tấm màng phủ mà lên luống trồng 2 hoặc 3 hàng dứa. Lên luống sơ bộ, kẻ rạch rồi bón phân ĐYT NPK 12:7:20 , lượng khoảng trên 2000kg/ha. Lấp đất, vét rãnh và làm hoàn chỉnh luống rồi trải nilon, chèn chặt nilon 2 bên mép luống. Dùng dầm đục lỗ và trồng dứa. Khi trồng, dùng tay lùa xuống dưới nilon để lèn chặt đất vào xung quanh gốc cây dứa.

Dứa được che nilon chỉ cần bón thúc 1 lần vào khoảng 9-10 tháng sau  trồng tức  trước khi xử lý ra hoa 1,5- 2 tháng. Tùy mức độ sinh trưởng của cây dứa mà bón phân ĐYT NPK 12:7: 20  khoảng 500-600 kg/ha. Lúc này cây dứa đã to và xanh tốt, nên chỉ cần dùng chiếc muôi hoặc dụng cụ có công dụng tương tự, xúc phân bón đổ vào nách lá gốc trước khi trời mưa, hoặc trước khi tưới nước.

 

                                                                                   Nguồn:Langmoi.vn     Trọng Hòa – Nam Phong

Bài viết liên quan

Cụm thi đua số 2 tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

Ngày 02 tháng 12 năm 2024, tại Công ty cổ phần Phân lân nung...

Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...