Các vùng đất lúa ở Tây Nguyên có đặc điểm là đất ruộng bậc thang, lòng chảo, bị rửa trôi mạnh về mùa mưa. Đất được tích tụ từ các hạt đất từ đồi núi cao trôi xuống hình thành và cũng từ đó lại rửa trôi ra sông suối. Do bản chất là đất bazan và đất xám nên độ pH thấp dưới 4,0; nghèo các silic (SiO2), lân (P2O5), canxi (CaO), magie dễ tiêu, các chất vi lượng thiết yếu như kẽm, bo, mangan, đồng… cũng rất ít trong đất ruộng.
Một trong những nguyên nhân chính gây nên thực trạng này là do người dân sử dụng trong một thời gian dài các loại phân chua như: Phân SA, supe lân, phân đơn đạm, kali và các loại phân NPK thông thường. Bên cạnh đó cây trồng liên tục lấy đi dinh dưỡng, nhất là trung, vi lượng, góp phần làm cho đất thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng.
Tập quán gieo dày quá mức đã làm giảm sức đẻ nhánh của lúa, đồng thời tiêu hao nhiều dinh dưỡng do nuôi nhiều cây vô hiệu. Tập quán bón phân chỉ chú trọng bón thúc nhiều đợt, không bón lót cũng làm cho cây lúa hạn chế khai thác dinh dưỡng đất ở lớp dưới. Phân bón đầu tư chưa cân đối, bón thúc nhiều lần cây lúa xanh dai tiêu tốn dinh dưỡng, dẫn dụ sâu bệnh gây hại. đồng nghĩa với sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng gạo.
Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sử dụng phân bón cho cây lúa, để có được bình quân 8 tấn thóc/ha, cây lúa lấy đi từ đất lượng dinh dưỡng tương ứng là 145kg đạm (N), 60kg P2O5; 120kg kali (K2O); 460kg SiO2; 20 kg CaO; 23 kg magie (MgO), 5 kg lưu huỳnh (S) cùng các chất vi lượng 0,4kg kẽm (Zn), 0,3kg bo (B), 0,25kg đồng (Cu)… Như vậy, cây lúa không chỉ cần N, P, K cân đối mà còn cần các dinh dưỡng trung lượng, đặc biệt nhu cầu silic gấp 3 lần đạm. Trong nghề trồng lúa, nhiều nông dân các dân tộc Tây Nguyên còn hiểu biết hạn chế về dinh dưỡng phân bón, về đất đai, về nhu cầu của lúa. Do đó, khi sử dụng phân bón, họ còn nặng về dùng phân đơn, hoặc dùng phân NPK (chỉ có 3 thành phần N, P, K), thiếu đi các chất dinh dưỡng trung vi lượng, làm cho lúa yếu, sức đề kháng kém, dễ nhiễm các loại sâu bệnh gây hại, lúa đổ non bông bé, ít hạt, năng suất thấp, chất lượng gạo giảm.
“Giải pháp hoàn hảo” từ phân bón Văn Điển
Góp phần giúp bà con nông dân khắc phục những hạn chế này, từ năm 2010, Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đã thực hiện nhiều mô hình trồng lúa theo cánh đồng mẫu lớn ở huyện Ea Súp (Đắc Lắc), Đắk Mil, Cư Jút (Đắc Nông). Các mô hình này có sử dụng các loại phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển. Kết quả thu được vượt trội: Về năng suất, lúa mô hình có dùng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển tăng từ 15 – 20% so với các loại phân bón khác.
Đặc biệt, trên các ruộng này, lượng phun thuốc trừ sâu giảm 50%, chi phí đầu tư trên đơn vị diện tích cũng giảm xuống, được bà con trồng lúa Tây Nguyên đánh giá cao. Nhờ đó, mô hình này đã lan tỏa rộng ra các vùng trồng lúa trọng điểm của tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Đắk Nông… Tuy nhiên, nhiều nơi nông dân vẫn chưa tiếp cận và nắm được cặn kẽ về đặc tính, cách sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển. Vì thế, chúng tôi xin giới thiệu một số dòng sản phẩm phân bón chất lượng cao chuyên dụng cho lúa ở Tây Nguyên.
Phân bón NPK Văn Điển được gọi tên khác biệt là: Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển, sản xuất từ công nghệ phối hợp lân nung chảy Văn Điển. Trong sản phẩm này có thành phần dinh dưỡng:
Lân dễ tiêu (P2O5) =16%;
Vôi (CaO) = 30%;
Magie (MgO) = 15%;
Silic (SiO2) = 24%,
Ngoài ra phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển còn có 6 chất vi lượng Bo (B); kẽm (Zn); Mangan (Mn); Sắt (Fe); đồng (Cu)… lân Văn Điển phối hợp với Đạm (N); kali (K2O); S (lưu huỳnh) theo các tỷ lệ đáp ứng nhu cầu cây lúa và đồng đất Tây Nguyên.
Sản phẩm này sau khi phối trộn theo dây chuyền công nghệ hiện đại, được vê viên, tạo hạt, nhuộm màu, sấy khô trong nhà máy, tạo nên các dòng sản phẩm khác nhau. Phân ĐYT NPK Văn Điển có đầy đủ 13 loại chất dinh dưỡng gồm đa lượng (N, P, K), trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S) và vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co.
– Các dòng sản phẩm phân bón lót:
+ ĐYT NPK 8.8.4 có hàm lượng dinh dưỡng N = 8%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 9%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 2% và vi lượng: Bo, Zn, Mn, Fe, Cu…
+ ĐYT NPK 10.7.3 có thành phần dinh dưỡng N = 10%; P2O5 = 7%; K2O = 3%; CaO = 6%; MgO = 5%; SiO2 = 4%; S = 4% và vi lượng: Bo, Zn, Mn, Fe, Cu…
– Các dòng sản phẩm phân bón thúc:
+ ĐYT NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%; SiO2 = 4%; S = 11% và vi lượng: Bo, Zn, Mn, Fe, Cu…
+ ĐYT NPK 13.3.10 có thành phần dinh dưỡng N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 1%; SiO2 = 4%; S = 7% và vi lượng: Bo, Zn, Mn, Fe, Cu…
Cách sử dụng các loại phân ĐYT NPK Văn Điển cho lúa ở Tây Nguyên
Về loại phân và liều lượng sử dụng cho cây lúa ở Tây Nguyên, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự khuyến cáo bà con nông dân Tây Nguyên theo bảng tóm tắt như sau:
Đối với một số chân ruộng gần chân đồi, núi, cao, ghềnh mất nước thường xuyên thì nên bón thêm đợt nuôi đòng bằng phân thúc ĐYT NPK 12.5.10 hoặc ĐYT NPK 13.5.10 lượng bón 150 – 180 kg/ha.
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cân đối đầy đủ 13 loại dưỡng chất, cây lúa khỏe mạnh, thân lá cân đối, độ đồng đều đồng ruộng cao, cứng cây, dày lá, kháng sâu bệnh (cuốn lá, đạo ôn, rầy nâu, đốm vằn…) chống đổ ngã. Cây lúa được cung cấp đầy đủ tất cả các loại dinh dưỡng cho nên bà con nông dân không phải bón thêm các loại phân khác. Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cây lúa cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt bền vững, giảm chi phí tăng lợi nhuận cho người trồng lúa.
↔ Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon
↔ Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng
↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277
Việt Hòa – Nam Phong