“Cải lão hoàn đồng” cho cam Hàm Yên bằng phân bón

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 nắm 2019

 

“Phân bón Văn Điển không chỉ rất tốt mà còn giúp cây cam sành Hàm Yên “trẻ hóa”, năng suất tính ra thường đạt 38 – 40 tấn quả/ha. Ở xã Phù Lưu này, bà con đều quen dùng phân bón này rồi” – ông Nông Văn Lềnh, nông dân xã Phù Lưu, Hàm Yên, Tuyên Quang chia sẻ.

Ở nhiều xã của huyện Hàm Yên, xe ô tô vào tận vườn để mua cam. Ảnh: Nguyễn Chính.

Theo giới thiệu của đồng nghiệp, chúng tôi đến huyện Hàm Yên – thủ phủ cam sành của tỉnh Tuyên Quang đúng vào mùa thu hoạch, những vùng đồi trùng điệp vàng rực màu cam, bà con các dân tộc đang lên nương đồi hái quả.

“Bảo bối” quyết định 80% thành công của ông Phú “Cam”

Chúng tôi ghé thăm một đồi cam của gia đình ông Hoàng Đình Phú – còn được gọi bằng cái tên là Phú “Cam” vì ông có biệt tài chăm sóc cây cam sành ở vùng Yên Lâm. Ông tâm sự “Chăm sóc cam để cây khỏe, ít sâu bệnh, cho năng suất ổn định, chất lượng cao phải có “bảo bối”. Tôi hỏi “bảo bối” của bác là gì, ông cười nói: Trồng cam ở Yên Lâm này ai cũng trồng được, nhưng biết “tính nết” cây cam thì không chắc có nhiều người tường tận đâu. Gia đình tôi có gần 2ha ở 3 quả đồi trước mặt, mặc dù thổ nhưỡng không tốt lắm, nhưng năm nào vườn cam cũng cho năng suất cao. Có nhiều biện pháp chăm bón như cắt tỉa, tạo tán, vệ sinh vườn, tưới nước… Nhưng chốt lại, phân bón là khâu cực kỳ quan trọng, quyết định đến 80% sự thành công. Phải chọn cho được loại phân thích hợp với cây, với đất để bón”.

Ông Phú kể, trước năm 2010, ông thử nghiệm nhiều loại, từ phân đơn đến phân tổng hợp NPK, nhưng cây cam hình như thừa, hoặc thiếu loại chất gì đó mà ngọn cành nhỏ, lá mỏng, dễ rụng quả non, nhiều loại rệp, muội phát triển năng suất chưa cải thiện, chỉ đạt bình quân 21 tấn/ha, chất lượng quả cam thấp.

“Sau đó, tôi được tham gia một số cuộc hội thảo về phân bón Văn Điển. Tôi thấy đây là loại phân có nhiều đặc tính quý phù hợp với đất đồi, với cây cam, ngay năm 2011 bón phân Văn Điển cho 1ha cam 12 năm tuổi ở quả đồi này sử dụng toàn bộ phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển – ông tiết lộ – Trừ hết chi phí, mỗi năm gia đình cũng thu về được 500 – 700 triệu đồng.

Khi được hỏi ông sử dụng phân bón đó như thế nào? Ông Phú nói tiếp:  Có phân rồi nhưng cũng phải biết cho nó “ăn đúng” thì mới đạt hiệu quả, cụ thể như sau:

– Phân lân Văn Điển được bón các giai đoạn sau thu quả bón cùng phân hữu cơ hoai mục, mỗi gốc bón 2 kg lân, bón xung quanh hình chiếu tán cây, xới đất trộn lẫn phân vào đất rồi bổ sung thêm từ 0,5 – 1kg phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK 5.10.3 trên mỗi gốc;

– Sau đó “bón đón hoa” thì dùng loại ĐYT NPK 12.5.10, lượng bón 0,5 – 0,8kg/gốc, bón thúc sau đậu quả bằng phân ĐYT NPK 12.5.10 lượng bón 0,5 – 0,8kg/gốc;

– Bón thúc quả lớn, tích lũy đường bằng phân ĐYT NPK 12.7.20 lượng bón 0,5 – 0,8kg/gốc;

– Trước khi thu quả 40-45 ngày, bón thúc ĐYT NPK 12.7.20 với lượng bón 0,4 – 0,6kg/gốc.

Các đợt bón đều lợi dụng trời mưa hoặc bón xong tưới ẩm cho cây.

Đừng quên 4 “bữa ăn” chính cho mỗi vụ 

Chia tay ông Hoàng Đình Phú, chúng tôi đến xã Phù Lưu –  nơi có diện tích cam lớn nhất huyện với trên 2.500ha, phần lớn là cam thời kỳ kinh doanh. Năm 2018, sản lượng cam đạt khoảng 31.000 tấn. Trao đổi với chúng tôi, ông Nông Văn Lềnh – một nông dân trồng cam giỏi ở xã này cho biết: “Cây cam ở Phù Lưu đã đạt thương hiệu quốc gia nổi tiếng, được sự quan tâm của các cấp tỉnh, huyện, địa phương nhưng phải kể công sức lớn nhất là bà con nông dân các trang trại, các nhà vườn chịu tìm tòi học hỏi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, gia đình tôi có 6.000 gốc cam sành 16 năm tuổi, năm nào, vụ nào cũng cho năng suất, chất lượng cao cũng do cách chăm bón khoa học.

Phân bón Văn Điển – “thức ăn” góp phần làm trẻ hóa cho nhiều vườn cam sành ở Hàm Yên. Ảnh tư liệu.

Chúng tôi hỏi biện pháp nào quan trọng nhất, ông Lềnh cười nói tiếp: Cho cây ăn đúng và đủ, có nghĩa là chọn đúng loại phân, cho ăn đủ lượng. Nhiều năm qua, tôi đã chọn phân Văn Điển. Đất trồng cam ở Phù Lưu này chua lắm, mưa là nổi váng vàng bã trầu, đất lại rất nghèo chất trung, vi lượng như magie, silic, lưu huỳnh và bo, kẽm. Chỉ có phân Văn Điển là có đầy đủ những chất này. Chả thế mà bón phân Văn Điển, cây cam như trẻ lại, trước đây bón phân đơn, phân NPK thông thường, cam chậm lớn lắm, cây, cành không mỡ màng, lá mỏng, quả không đồng đều.

Ông Lềnh nói, có phân bón tốt rồi, nhưng cần phải biết cách cho cây “ăn đủ”: Một vụ cam bón 4 đợt mới đạt hiệu quả:

– Đợt 1: Bón hồi phục cây, tạo lớp rễ tơ mới, sau thu quả, dọn dẹp vệ sinh cắt cành vượt, cành khô, cành sâu bệnh tiến hành bón phân lân Văn Điển cho mỗi gốc 1 – 2kg + thêm 0,5 – 1kg NPK 5.10.3 đa yếu tố Văn Điển + 10 – 15kg phân hữu cơ hoai mục, lưu ý vùi phân vào rãnh đào xung quanh tán cây.

– Đợt 2: Bón đón hoa bằng phân NPK 10.10.5 đa yếu tố Văn Điển cho mỗi cây 0,5 – 0,8kg, bón đón mưa hoặc bón khi đất ẩm;

– Đợt 3: Bón sau đậu quả loại NPK 12.5.10 đa yếu tố Văn Điển, lượng bón mỗi gốc 0,6-1kg để nuôi quả lớn nhanh. Cách bón là rải phân dưới tán, quanh rạch đã bón phân đặt trước, tốt nhất bón trước khi mưa.

– Đợt 4: bón trước thu quả khoảng 40 ngày bằng phân NPK 12.5.10 Văn Điển, lượng bón từ 0,5 – 0,8kg/gốc.

Huyện Hàm Yên có 13 xã, thị trấn trồng cam sành với diện tích trên 7.000ha, khí hậu rất phù hợp cho cây cam sành, thổ nhưỡng có nhiều đặc tính tốt như tơi xốp, tầng canh tác dày, cơ giới nhẹ, thoát nước, mạch nước ngầm sâu… Tuy nhiên, về dinh dưỡng thì đất trồng cam ở Hàm Yên chua nặng pH < 4,0 (cây cam ưa pH từ 5 – 6) phải bón phân có vôi để nâng cao pH. Đất nghèo lân, kali, magie, dễ tiêu, nghèo vi lượng bo, kẽm, các yếu tố này tác động mạnh đến sinh trưởng phát triển cây cam sành, khi sử dụng phân bón Văn Điển bao gồm lân, đa yếu tố NPK các dòng sản phẩm đều cân đối đạm, lân, kali, vôi, magie, silic, vi lượng, đất được cân bằng dinh dưỡng, cây cam no đủ dinh dưỡng phát triển khỏe mạnh cho mùa màng bội thu đặc biệt cho độ ngọt đặc trưng. Đây cũng là tính khác biệt của phân bón Văn Điển.

Trao đổi thêm với chúng tôi về các chỉ số kỹ thuật trong phân bón Văn Điển, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự (nguyên Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu phân bón sử dụng cho cam) cho biết: Phân bón Văn Điển có cái lợi là đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng, vi lượng. Điều đặc biệt là chất lân trong phân lân và trong NPK Văn Điển không bị rửa trôi, cây cam “ăn” đến đâu thì lấy đến đó, cây “ăn” không hết, lân nằm đó dành cho vụ sau, còn chất vôi thì khử chua tạo môi trường tốt nâng cao độ pH. Vì vậy cây ra rễ khỏe, nhiều rễ tơ hấp thụ nhiều dinh dưỡng, cam khỏe, lá dày, cành mập, da vỏ thân nhẵn, đậu quả cao cho năng suất cao, có thể đạt từ 35 – 40 tấn quả/ ha, quả ngọt mẫu mã đẹp”.

Từ góc nhìn của đơn vị phân phối, ông Ninh Ngọc Cơ – đại lý vật tư nông nghiệp Cơ – Hoài trên địa bàn huyện Hàm Yên chia sẻ: “Phân bón Văn Điển được người trồng cam sành Hàm Yên mến mộ, đầu tư phân Văn Điển cho mùa cam bội thu, mỗi năm đại lý cung cấp hàng ngàn tấn phân bón Văn Điển chất lượng cao cho các nhà vườn, với phương thức thuận tiện nhất, đồng thời phối hợp với công ty phân bón Văn Điển thường xuyên mở các lớp tập huấn, hội thảo hướng dẫn cách sử dụng đặc biệt những kinh nghiệm quý của bà con trong vùng cam được chia sẻ học tập nhân rộng”.

 

Nguồn:Langmoi.vn

Bài viết liên quan

CBTT số 155, 156 BC tài chính

– Xin mời quý vị nhấn vào link sau để đọc tài liệu : CBTT...

Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển: Âm vang khúc ca người thợ năm 2024

Công ty Cổ phần Phân lân Văn Điển tổ chức Hội diễn văn nghệ...

Phân bón Văn Điển – lựa chọn thông thái của nông dân thời đại 4.0

Những ngày đầu xuân, năm mới Giáp Thìn ở các tỉnh phía Bắc có...