Cam sành Tuyên Quang, Hà Giang “yêu” nhất phân bón nào?

    Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, nông dân thâm canh cam sành Tuyên Quang, Hà Giang nên tiếp tục dùng phân nung chảy Văn Điển và một số sản phẩm phân đa yếu tố NPK Văn Điển, bởi sản phẩm này cực kỳ phù hợp với chất đất và cây có múi ở hai tỉnh nói trên.


Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang). Ảnh minh hoạ. Tư liệu

    Hà Giang, Tuyên Quang là một trong những vùng cam quýt lớn của miền Bắc và cả nước. Điều kiện đất đai, địa hình, chế độ thuỷ văn, điều kiện khí hậu nơi đây rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển đặc biệt là một vùng có tập đoàn giống cây có múi đa dạng và phong phú. Trong đó cam sành Bắc Quang, Hàm Yên là loại trái cây thuộc tốp 10 thương hiệu, nhãn hiệu trái cây nổi tiếng giá trị bậc nhất Việt Nam.

    Các cây cam ở đây thường cho nhiều quả to, tròn, tuy nhìn vỏ bề ngoài sần sùi nhưng bên trong lại mọng nước và vị ngọt thanh tự nhiên khó cưỡng lại được. Có lẽ do sinh sống ở điều kiện khắc nghiệt nên cam sành ở đây có cùi rất dày, chính vì thế mà loại cam này có thể để đến 20 ngày mà không bị hư hại. Cam sành cũng vì thế mà trở thành đặc sản nức tiếng, hương vị độc đáo, thơm lừng không lẫn được với bất kỳ giống cam sành nào khác và nguồn thu nhập từ cây cam sành cũng là nguồn thu chính của nhân dân vùng này.

    Phân bón quyết định đến 80% sự thành công mùa vụ

    Cam sành Bắc Quang, Hàm Yên đang được các địa phương tích cực mở rộng sản xuất. Hiện nay, huyện Bắc Quang có 6.061ha cam. Trong đó diện tích cam cho thu hoạch 4.108ha tập trung nhiều ở các xã Tiên Kiều, Việt Hồng, Vĩnh Hảo… Còn huyện Hàm Yên với diện tích trên 7.000ha được trồng ở 13 xã, thị trấn, trong đó, các xã Yên Lâm, Phù Lưu, Minh Dân, Bạch Xa trồng nhiều cam nhất…

    Tuy nhiên, điều kiện thổ nhưỡng ở nơi đây cũng bộ lộ nhiều hạn chế: Độ dốc cao, rửa trôi màu mỡ khốc liệt khi gặp mưa lớn, các loại dưỡng chất như caxi, magie, đạm, lân, kali, vi lượng mất đi rất nhiều, làm chua hóa đất tầng mặt, độ pH bình quân chỉ đạt 4,0 – 4,5 (cây cam sành thích hợp pH 5,5 – 6,5), chất mùn gắn kết hạt keo đất cũng rất nghèo kiệt, đất nghèo lân, kali, magie… dễ tiêu, nghèo vi lượng bo, kẽm, các yếu tố này tác động mạnh đến sinh trưởng phát triển cây cam sành. Đó là những yếu tố chính góp phần làm thoái hóa tầng đất canh tác, cây cam sinh trưởng yếu nên dễ nhiễm sâu bệnh mà nguy hại nhất là bệnh “lá vàng gân xanh” hay bệnh Greening và bệnh Tristeza…, làm giảm năng suất, chất lượng nông sản và tăng hiện tượng suy thoái vườn cam.

    Kinh nghiệm nhà nông “Công cấy là công bỏ, chăm bón, làm cỏ là công ăn”, nghĩa là khâu chăm sóc, bón phân quyết định nhiều hơn đến hiệu quả sản xuất. Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia lâu năm về phân bón cho cây có múi – kinh nghiệm đó không chỉ đúng với cây lúa mà còn đúng với mọi cây trồng, đặc biệt các loại cây ăn quả đặc sản như cam sành Hà Giang và cây có múi nói chung. Có nhiều biện pháp chăm bón như cắt tỉa, tạo tán, vệ sinh vườn, tưới nước, nhưng phân bón là khâu cực kỳ quan trọng, quyết định đến 80% sự thành công. Do vậy người trồng cam phải chọn cho được loại phân thích hợp với cây, với đất và có phương pháp bón phân theo khoa học mới dạt được hiệu quả kinh tế cao.

    Phân bón Văn Điển – món ngon và tiết kiệm cho cây

    Trên thị trường phân bón hiện nay, phân nung chảy Văn Điển là phân bón đa dinh dưỡng, trong đó hàm lượng một số chất dinh dưỡng chính như: P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều  chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… với tồng chất dinh dưỡng dễ tiêu đạt trên 98%… Sản phẩm này không tan trong nước nên không bị thất thoát do rửa trôi, bay hơi hay bị chất khác giữ bám, chỉ tan trong môi trường acid yếu do rễ cây tiết ra, được cây ăn từ từ trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển.

    Kết hợp với đạm ure, kali Canada và một số dinh dưỡng vi lượng khác theo nhiều công thức, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển phù hợp với từng loại cây trồng trên từng chân đất.

    Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, nông dân thâm canh cam sành Tuyên Quang, Hà Giang nên dùng phân nung chảy Văn Điển và một số sản phẩm phân đa yếu tố NPK Văn Điển, công thức NPK 5 :10 :3, 10 :7 :3…và 12 :5 :10, 13 :3 :13, 12 :12 :17, 12 :7 :20… Phân bón Văn Điển có cái lợi là đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cât trồng, từ đa lượng, trung lượng, vi lượng. Điều đặc biệt là phân Văn Điển không bị rửa trôi, cây cam “ăn” đến đâu thì lấy đến đó, bón nhiều vào đất cũng không bị “phú dưỡng” mà cây “ăn” không hết, phân nằm đó dành cho vụ sau, còn chất vôi, magie, silic thì khử chua tạo môi trường tốt nâng cao độ pH đất. Vì vậy cây ra rễ khỏe, nhiều rễ tơ hấp thụ nhiều dinh dưỡng, cam khỏe, lá dày, cành mập, da vỏ thân nhẵn, đậu quả cao cho năng suất cao, chất lượng tốt, quả ngọt mẫu mã đẹp.

Phân bón đa yếu tố NPK-12-5-10 dùng bón rất tốt cho cam sành Tuyên Quang, Hà Giang. Ảnh Tư liệu

    Chú ý 4 đợt bón phân cho cây cam

    Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh hướng dẫn cách bón phân Văn Điển cho cam sành Hà Giang, Tuyên Quang như sau: Thông thường mỗi năm cần bón 4 đợt mới đạt hiệu quả cao:

    Đợt 1: Bón hồi phục cây, tạo lớp rễ tơ mới: Sau thu quả, dọn dẹp vệ sinh cắt cành vượt, cành khô, cành sâu bệnh tiến hành bón phân lân Văn Điển cho mỗi gốc 1 – 2kg + thêm 0,5 – 1kg đa yếu tố NPK Văn Điển công thức 5.10.3 hoặc 10:7:3, công thêm  10 – 15kg phân hữu cơ hoai mục. Đào rãnh xung quanh tán cây, vùi phân lân và phân hữu cơ xuống dưới, đảo phân đa yếu tố NPK với đất rồi rải đều xuống rãnh, lấp đất 2/3 rãnh. Nếu có cỏ, rác ủ rãnh càng tốt.

    Đợt 2: Bón đón hoa bằng phân đa yếu tố NPK 12:5:10, 13:3:10 cho mỗi cây 0,5 – 0,8kg, bón đón mưa hoặc bón khi đất ẩm;

    Đợt 3: Bón sau đậu quả dùng loại đa yếu tố NPK 12.5.10, 13:3:10 13:3:13  Văn Điển, lượng bón mỗi gốc 0,6-1kg để nuôi quả lớn nhanh.

    Đợt 4: bón trước thu quả khoảng 40 ngày bằng phân NPK 12:12:17 hoặc 12.7.20 Văn Điển, lượng bón từ 0,5 – 0,8kg/gốc.

    Cách bón phân thúc là rải phân dưới tán cây hoặc rải phân quanh rạch đã bón phân đợt trước rồi lấp đất dần; tốt nhất bón trước khi mưa, nếu đất khô quá phải tưới nước đảm bảo đủ ẩm cho rễ phát triển.

    Lưu ý: Trên đây là lượng phân bón cần thiết cho cây cam khoảng 5 tuổi. Những cây cam trên 5 tuổi và có năng suất quả được thu hoạch cao hơn thì phải tăng phân bón ; tăng lượng phân bón và cân đối phân lân nung chảy với các loại phân bón đa yếu tố NPK, không cần tăng lần bón phân.

Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang).

    Góp phần làm nên thương hiệu cam sành  

    Nhìn chung đất trồng cam ở Tuyên Quang, Hà Giang hiện nay khá chua, thậm chí nhiều nơi nếu gặp mưa là đất nổi váng vàng bã trầu, đất lại rất nghèo chất trung lượng, vi lượng như magie, silic, lưu huỳnh và bo, kẽm. Trước đây bón phân đơn, phân NPK thông thường, cây cam rất chậm lớn, thân cành không mỡ màng, lá mỏng, quả không đồng đều.

    Điều đặc biệt khác với các loại phân bón khác, phân bón Văn Điển bao gồm phân lân nung chảy và các dòng sản phẩm đa yếu tố NPK đều đã được cân đối đạm, lân, kali, vôi, magie, silic, vi lượng. giúp cho cây cam  phát triển khoẻ, cân đối, lá dày ít sâu bệnh, giảm hiện tượng rụng quả, giúp quả bóng, to, nhẵn, màu sắc hấp dẫn, quả ngọt, nhiều nước, hương vị đậm đà hơn và bảo quản được lâu dài hơn.

    Chia sẻ với chúng tôi, ông Ninh Ngọc Cơ – Chủ đại lý vật tư nông nghiệp Cơ – Hoài trên địa bàn huyện Hàm Yên- Tuyên Quang cho biết: Phân bón Văn Điển chất lượng cao và ổn định, rất phù hợp với đất trồng cam quýt ở đây và được người trồng cam quýt rất mến mộ, mỗi năm đại lý cung cấp hàng ngàn tấn phân bón Văn Điển chất lượng cao cho các nhà vườn, góp phần rất lớn tạo ra những vựa cam quýt đặc sản trên vùng đất Tuyên Quang. Thực tế, sau vài vụ bón phân Văn Điển cho thấy: Chất đất được cải tạo, cây trồng no đủ dinh dưỡng, cây cam như trẻ lại phát triển khỏe mạnh cho mùa màng bội thu đặc biệt chất lượng cao và có những  hương vị rất đặc trưng của cam sành Hà Giang, Tuyên Quang.

*) Tìm mua phân bón chất lượng cao quý khách hàng vui lòng truy cập , liên hệ theo đường link sau :

 Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

 Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

 E-mail : vandienfmp@gmail.com
↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

Việt Hà – Nam Phong

Nguồn : Langmoi.vn

Bài viết liên quan

CBTT số 155, 156 BC tài chính

– Xin mời quý vị nhấn vào link sau để đọc tài liệu : CBTT...

Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển: Âm vang khúc ca người thợ năm 2024

Công ty Cổ phần Phân lân Văn Điển tổ chức Hội diễn văn nghệ...

Phân bón Văn Điển – lựa chọn thông thái của nông dân thời đại 4.0

Những ngày đầu xuân, năm mới Giáp Thìn ở các tỉnh phía Bắc có...