Cây sả cách chăm sóc cây sả nhanh nở bụi, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cây sả dễ trồng, không kén đất. Tuy nhiên, sau một thời gian tươi tốt, cây sả dễ bị tàn lụi do bộ rễ bị cỗi (lão hóa), đặc biệt là khi trồng cây trong chậu. 

Cùng phân bón Văn Điển tìm hiểu các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sả qua bài viết dưới đây. Bạn sẽ không cần tốn nhiều thời gian và công sức nhưng thành quả thu được rất bất ngờ đấy!

 

Nắm vững kỹ thuật trồng cây sả mang lại hiệu quả kinh tế cao. (Ảnh tư liệu)

Giá trị kinh tế và công dụng của cây sả

Công dụng của sả với sức khỏe thể chất và tinh thần

Cây sả có tên khoa học là Cymbopogon citratus (L.) Pers, thuộc họ lúa (Poaceae). Theo Đông y và Y học cổ truyền, cây sả còn được dùng với tên thuốc là hương mao. Một số nơi địa phương, cây sả còn được gọi là cây sã hoặc cây xả.

Sả tính ấm, có vị cay the, thơm, giúp chống viêm, tiêu đờm, có tác dụng ra mồ hôi, sát khuẩn, khử mùi hiệu quả; Trị viêm đường tiết niệu, tiểu rắt, tiểu buốt, trị kén ăn chậm tiêu, viêm khí phế quản, viêm họng và ho có đờm.

Ngoài ra, trong củ sả chủ yếu chứa tinh dầu citral, citronellol và geraniol. Tinh dầu sả được dùng làm thuốc trợ tiêu hoá, đuổi muỗi, làm xà phòng thơm và nước hoa… 

Theo phương pháp trị liệu tâm lý bằng mùi hương, tinh dầu sả có tác dụng làm thư giãn, giúp sảng khoái và tập trung tinh thần. 

Giá trị kinh tế của cây sả

Những năm gần đây, đặc biệt sau đại dịch COVID-19, giá cây sả tăng cao vì người dân tìm mua nhiều và sử dụng nhiều cho mục đích bảo vệ sức khỏe, làm đẹp. 

Trước đây, cây sả là loại gia vị chủ yếu được sử dụng trong chế biến món ăn. Hiện tại, người ta sử dụng sả và các chế phẩm từ sả như tinh dầu sả, nước cất sả, sả sấy khô… để pha trà uống, xông tắm, đuổi muỗi và làm thơm không gian sống. 

Tại thành thị, cây sả có giá từ 30.000 – 40.000 VNĐ/kg. Sả khô có giá từ 160.000 – 250.000 VNĐ/kg. Tinh dầu sả có giá từ 75.000 – 135.000 VNĐ/10ml, và là một mặt hàng xuất khẩu nhiều tiềm năng. 

Những năm gần đây, giá cây sả tăng cao do có nhiều lợi ích với sức khỏe và làm đẹp. (Ảnh tư liệu)

Do đó, nhiều người nông dân chọn trồng sả là một cách “an toàn”, với vốn đầu tư ít để gia tăng thu nhập. 

Thời vụ thích hợp để trồng cây sả

Cây sả dễ dàng thích nghi với mọi vùng khí hậu. Tuy nhiên, lựa chọn được thời vụ trồng tốt nhất sẽ giúp tăng năng suất và tiết kiệm công sức chăm sóc cho cây. 

Thời vụ trồng cây sả ở miền Bắc

  • Miền Bắc có 2 thời vụ, vụ trồng tốt nhất là vụ xuân (tháng 2, 3), tiếp theo là vụ thu (tháng 8, 9).
  • Thời tiết vụ xuân thích hợp nhất cho sự phát triển của cây sả. Trồng sả vào vụ xuân giảm bớt tỷ lệ chết và tạo điều kiện thuận lợi cho tép sả đâm chồi. Những nơi ít rét và đủ độ ẩm, có thể trồng sớm hơn (từ tháng 1 đến tháng 3).
  • Vào vụ thu, nhiệt độ và ẩm độ giảm, vì vậy cây sả phát triển kém hơn vụ xuân, cần có biện pháp hỗ trợ để gia tăng năng suất.

Thời vụ trồng ở miền Nam.

  • Miền Nam nên trồng sả vào đầu mùa mưa.

 

Cây sả dễ dàng thích nghi với mọi vùng khí hậu. (Ảnh tư liệu)

Chọn đất trồng cây sả

Cây sả rất dễ tính vì có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên chọn các loại đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt, độ pH khoảng từ 6 – 7. 

Để tiết kiệm thời gian và công sức chăm sóc, bạn có thể trộn thêm vào đất một số chất cải tạo như phân trùn quế, phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân bón NPK Văn Điển. 

Đất bạc màu, ít chất dinh dưỡng sẽ khiến sức khỏe cây giảm sút, sâu bệnh bùng phát.

Kỹ thuật chăm sóc cây sả nhanh nở bụi bằng phân bón Văn Điển

Cây sả dễ trồng, không kén đất. Nhưng để giảm tối đa nhân lực chăm sóc, sử dụng phân bón Văn Điển là công thức chung của nhiều vườn sả có năng suất và chất lượng tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Phân bón Văn Điển có đầy đủ chất đạm, chất kali, chất lân, cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho cây, thành phần magie cao giúp cây quy hợp ánh sáng.

Điều quan trọng nhất, chi phí cho đầu sào không cao, nhưng vườn sả nào được bổ sung phân bón Văn Điển đều cho năng suất tốt nhất, gần như không mất công sức chăm sóc, chất lượng vượt trội trên thị trường.

Bón phân

Bón lót cây sả bằng phân hữu cơ và phân bón NPK Văn Điển, tỷ lệ 5kg phân hữu cơ hoai trộn cùng 100gr phân lân. 

Sau khoảng 3 tuần, khi cây sả bắt đầu sinh trưởng mạnh, nên bón thúc bằng phân NPK đa yếu tố Văn Điển, kết hợp cùng xới đất và làm cỏ quanh gốc sả. 

Vườn sả được chăm sóc bằng phân bón Văn Điển, đặc biệt nở bụi rất nhanh và cho năng suất cao.

Lưu ý khi trồng cây sả trong chậu

Cây sả khi trồng trong chậu, sau một thời gian tươi tốt, nếu không biết cách chăm sóc sẽ bị tàn lụi, khô héo. 

Nguyên nhân là do bộ rễ bị cỗi. Nếu trồng sả trên đất tự nhiên, nó sẽ nhảy con và nở bụi, nhưng do đất trồng trong chậu hạn hẹp, cây không lan ra được nên phải già và lụi trong chậu. 

Giải pháp đơn giản nhất là khi thấy cây sả trồng trong chậu bị tàn lụi, nhổ cây lên, bỏ rễ, trộn phân NPK Văn Điển và xới lại đất trồng. Sả sẽ nhanh chóng xanh tốt trở lại chỉ sau 1 tuần. 


Sử dụng phân bón NPK Văn Điển giúp cây sả trồng trong chậu luôn tươi tốt, không bị tàn lụi sau một thời gian trồng. (Ảnh tư liệu)

Phòng trừ sâu bệnh hại 

Cây sả có thành phần tinh dầu, được sử dụng để làm chất xua đuổi côn trùng, nên sả ít bị sâu bệnh hại.

Bệnh gỉ sắt ở cây sả

Dù ít gặp, nhưng cây sả có thể bị bệnh gỉ sắt do một loại nấm tấn công gây ra. 

  • Dấu hiệu: xuất hiện các đốm màu đỏ, nâu và vàng trên lá. Bệnh gỉ sắt thường xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt.
  • Phương pháp điều trị: Tiến hành cắt tỉa ngay các vùng bị bệnh và cách ly cây bị bệnh ra khỏi khu vườn để tránh lây lan trên diện rộng. 
  • Phương pháp phòng bệnh: Nhặt cỏ quanh gốc cây để đảm bảo thông thoáng và giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. 

Bệnh thiếu sắt ở cây sả

Khi lá sả chuyển từ màu xanh sang màu vàng hoặc trắng là dấu hiệu cây đang thiếu sắt. Ban đầu triệu chứng chỉ xuất hiện ở các lá non, sau đó đến lá già. Lúc này, cần bổ sung sắt bằng phân NPK đa yếu tố Văn Điển cho cây.

Sâu hại

Một loại sâu hại khá hiếm gặp ở sả là rệp vàng mía, dài khoảng 2mm và có màu vàng. Chúng gây hại bằng cách hút nhựa, tạo ra các đốm màu nâu vàng ở củ sả. 

Không cần sử dụng thuốc trừ sâu, sử dụng dầu neem hoặc nước rửa chén để phun có thể tiêu diệt dễ dàng loại rệp này. 

Mong rằng, qua bài viết tâm huyết trên của phân bón Văn Điển, có thể hỗ trợ bạn đạt được hiệu quả kinh tế cao từ việc trồng và chăm sóc cây sả !

Nội dung bài viết thuộc bản quyền công ty cổ phần Phân Lân nung chảy Văn Điển.

*Đón xem thêm các bài viết chăm sóc hoa tại :  Bí quyết chăm sóc cây hoa 

* Bài viết chăm sóc cây cảnh : Chăm bón cây cảnh 

*) Tìm mua phân bón chất lượng cao quý khách hàng vui lòng truy cập , liên hệ theo đường link sau :

 Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

 Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

 E-mail : vandienfmp@gmail.com
↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn

 Công Ty Cổ Phần Phân Lân Nung Chảy Văn Điển

 

Bài viết liên quan

Tọa đàm “Phân lân nung chảy Văn Điển cho nông nghiệp bền vững” tại Tân Hưng

Ngày 07/9, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp với...

Cây Húng Chanh cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên

Cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên Ở nước ta,...

“Thức ăn độc đáo” giữ hương vị thơm ngon cho cây chè miền Bắc

“Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt...

“Đôi bạn thâm tình” lúa vụ Xuân- phân Văn Điển mang lại mùa vàng cho nhà nông

“Đến hẹn lại lên”, cây lúa vụ Xuân 2023 khu vực phía Bắc lại...