Chăm bón cao su trong mùa mưa Tây Nguyên bằng NPK Văn Điển
Hà Nội , ngày 26 tháng 08 năm 2019
Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, hiện nay đã vào giữa mùa mưa Tây Nguyên, cây cao su phát triển mạnh nhất chính là trong mùa này. Để cây cao su mạnh khỏe, cho nhiều mủ, cần nắm vững kỹ thuật chăm bón cao su và chọn được phân bón phù hợp nhất.
Cây cao su trồng trong sản xuất đại trà thường là cây đã được ghép của những dòng vô tính được chọn lọc để đảm bảo tính tương đối và đồng nhất của vườn cây, ổn định năng suất. Cao su ưa đất đỏ bazan, đất xám… có tầng canh tác dày trên 1,5m thoát nước tốt, đất có kết cấu tơi xốp độ pH thích hợp từ 5- 6,5 hàm lượng mùn lớn hơn 2%, đầy đủ các loại chất dinh dưỡng đặc biệt kali, magie, lân, đạm, và các chất vi lượng. Cao su phù hợp với khí hậu nóng ẩm có 2 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa, ở nước ta, cao su trồng tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và miền Trung.
Bộ rễ: vừa có rễ cọc, vừa có rễ bàng, rễ cọc cắm sâu vào đất chống đổ ngã và hút nước dinh dưỡng từ tầng đất sâu, hệ thống rễ bàng (rễ tơ) phát triển rất rộng phần lớn tập trung ở tầng canh tác, nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và hút dinh dưỡng. Về mùa khô hệ rễ tơ ít phát triển chủ yếu hút nước do rễ cọc, nhưng mùa mưa thì rễ tơ phát triển rất mạnh lấy nước, dinh dưỡng giúp cho cây phát triển, sản xuất mủ.
– Thân: Bộ phận kinh tế nhất của cây cao su là phần thân cây với lớp vỏ mang những ống mủ, đây là nơi khai thác mủ, sau đó là khai thác gỗ khi cây hết thời kỳ kinh doanh.
– Lá: Loại lá kép có 3 lá chét với phiến lá nguyên mọc cánh, mọc thành tầng, từ năm thứ 3 trở đi, cây có giai đoạn rụng lá qua đông tập trung ở mùa khô. Lá cao su là cơ quan quang hợp rất quan trọng để tổng hợp mủ, một khi bộ lá dày, to bản lá chét, tuổi thọ kéo dài thì cây cho sản lượng mủ cao và ngược lại.
Mùa mưa ở các tỉnh Tây Nguyên thường bắt đầu từ cuối tháng 4 đầu tháng 5, các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông mùa mưa đến sớm, các tỉnh Kon Tum thì đến muộn hơn khoảng 15 – 20 ngày. Mùa mưa cũng là thời kỳ sinh trưởng phát triển nhất của cao su.
Chăm sóc cây cao su trồng mới
Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về chăm sóc cây cao su Tây Nguyên tư vấn: Đối với cây cao su trồng mới, cần tiến hành làm cỏ trên hàng, năm thứ nhất làm cỏ cách gốc cao su mỗi bên 1m, làm cỏ 3 lần/năm, cỏ sát gốc cây phải nhổ bằng tay, không làm cỏ bằng cuốc sẽ gây tổn thương cho rễ cây, nơi có đất dốc phải làm cỏ theo từng bồn cây để giảm xói mòn, không kéo đất ra khỏi gốc cây khi làm cỏ. Từ năm thứ 2 đến năm thứ 5 làm có 4 lần/năm, năm thứ 6 đến năm thứ 8 làm cỏ 2 lần/năm cùng với làm cỏ tiến hành vun gốc, tỉa cành.
Bón phân cho cao su mới trồng, cần lưu ý: Trộn đều 10 – 15 kg phân hữu cơ + 1kg lân nung chảy Văn Điển với lớp đất mặt đã để ải 15 ngày. Sau đó đưa xuống hố cắm cọc giữa hố để đánh dấu điểm trồng sau này.
Sau khi trồng cây, tiến hành bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây cao su. Sử dụng dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng sau: N = 12%, P2O5 = 5%, K2O = 10%, CaO = 5%, SiO2 = 6%, MgO = 2%, S = 11% và vi lượng: B, Zn, Mn, Cu, để bón cho cây hàng năm (lượng bón kg/ha):
+ Năm thứ nhất: 200 – 300kg NPK 12.5.10
+ Năm thứ hai : 300 – 500kg NPK 12.5.10
+ Năm thứ ba : 500 – 600kg NPK 12.5.10
+ Từ năm thứ 4 đến năm thứ 8: 600 – 800kg NPK 12.5.10
Cách bón như sau:
Từ năm thứ nhất đến năm thứ 4: Cuốc rãnh hình vành khăn hoặc cuốc 4 lỗ xung quanh gốc theo hình chiếu tán lá, rãnh rộng 20cm, sâu 10cm, rải đều phân vào rãnh, lấp đất kín phân. Năm đầu bón cách gốc 30 – 40cm, mỗi năm sau nới rộng vùng bón phân xa hơn năm trước 20 cm. Khi cao su giao tán trở về sau: rải đều phân thành băng rộng 1m giữa 2 hàng cao su. Xới nhẹ rải phân tránh làm đứt rễ.
Chăm sóc vườn cao su kinh doanh
Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, từ năm thứ 7 trở đi cao su bước vào thời kỳ khai thác mủ (thời kỳ kinh doanh). Việc chăm sóc cao su cần lưu ý:
– Làm cỏ giữa hàng: Làm sạch đỏ cách cây cao su mỗi bên 1m, bằng thủ công hoặc thuốc diệt cỏ, đối với đất dốc chỉ làm cỏ bồn 1m còn lại phát cỏ như cỏ hàng.
Làm cỏ giữa hàng: phát sạch cỏ giữa hàng cao su, nơi đất dốc giữ lại thân cỏ dày 10 -15cm chống xói mòn, không được cày giữa các hàng.
Loại phân phù hợp nhất: Sử dụng loại phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển bón phân cho vườn cao su kinh doanh: ĐYT NPK 12.8.12 có hàm lượng dinh dưỡng: N = 12%, P2O5 = 8%, K2O = 12%, CaO = 8%, SiO2 = 9%, MgO = 6%, S = 6% và các chất vi lượng: B, Zn, Mn, Cu, Fe, Co… Tổng dinh dưỡng hữu hiệu cung cấp cho cây lúa đạt 61%.
Liều lượng bón: Căn cứ vào độ màu mỡ của đất thực tại của vườn (Thể hiện theo hạng đất và tuổi cây, chữ lượng mủ để xác định lượng bón cho phù hợp có thể bón theo hướng dẫn sau:
Phân đa yếu tố NPK 12.8.12 Văn Điển bón (cho 1ha).
– Đất hạng Ia và Ib : Bón 600 – 700kg NPK 12.8.12.
– Đất hạng IIa và IIb : Bón 700 – 800kg NPK 12.8.12.
– Đất hạng III : Bón 800 – 1000kg NPK 12.8.12.
Từ năm cạo mủ thứ 11 trở đi mức bón cho cây cao su hàng năm (cho 1 ha) như sau:
Bón chung cho các hạng đất: Từ 900 – 1000kg NPK 12.8.12 Văn Điển, thời điểm bón phân chia làm 2 lần trong năm, lần thứ nhất bón vào đầu mùa mưa 2/3 tổng lượng phân cả năm, lần thứ 2 bón vào cuối mùa mưa 1/3 lượng phân còn lại.
Cách bón: Rải đều phân trên mặt đất theo băng rộng 1-1,5m giữa 2 hàng cao su theo vầng tán lá, đất bằng phương xới nhẹ tránh đứt rễ tơ. Nếu bị đứt rễ tơ cây chột giảm mủ vì rễ tơ không hấp thụ được dinh dưỡng, hơn nữa sự tái tạo rễ tơ mới của cây cao su rất chậm. Đối với các vườn cao su có độ dốc cao trên 150 thì bón phân vào bồn giữ màu sau đó dùng lá, cây cỏ mục phủ kín phân.
Việt Hà – Nam Phong
“Đặc sản” phân bón Văn Điển có gì đặc biệt?
- Phân bón Văn Điển sau khi bón vào đất có đủ độ ẩm (tốt nhất chọn ngày mưa đất ẩm để rải phân), phân tan ra, bộ rễ tơ của cây tiếp xúc tiết ra dịch chua hòa tan tất cả các chất dinh dưỡng trong phân hút lên lá để quang hợp, quá trình hút dinh dưỡng của cây diễn ra mạnh nhất vào ban ngày sau đó được tổng hợp nhựa (mủ) chuyển ngay về tích tụ ở những ống chứa mủ vào ban đêm từ 2 giờ sáng trở đi là thời gian lượng mủ trong cây cao nhất nên thường được khai thác cạo mủ cũng vào thời gian đó.
- Trong quá trình tạo mủ cây rất cần các chất dinh dưỡng như kali, đạm, lân, magie, vôi, silic, lưu huỳnh, vi lượng, phân bón Văn Điển chứa đầy đủ tất cả các loại chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cây. Đối với cao su trồng mới thì cây sinh trưởng phát triển mạnh thân, đường kính thân, khép tán sớm chỉ năm thứ 6 đã cho thu cạo mủ. Còn cao su kinh doanh thì cây khỏe, bộ lá xanh đậm, bản lá dày, vỏ thân nhẵn, rất ít mắt cua, những vườn cao su chưa bón phân Văn Điển thường vỏ sần sùi, lượng mủ thấp thì sau bón phân Văn Điển vỏ nhãn trở lại, mắt cua mất dần, màu lá cũng thay đổi mỡ màng hơn lượng mủ thu được cũng tăng dần.
- Phân bón Văn Điển khác biệt so với các loại phân khác ở chỗ: Phân lân Văn Điển có lân hữu hiệu 16%, còn có đến 30% vôi cung cấp dinh dưỡng cho cây đồng thời khử chua đất tạo điều kiện pH thích hợp cho bộ rễ tơ phát triển, chất magie chiếm đến 15% xúc tiến quá trình quang hợp tạo mủ nhiều hơn, chất silic chiếm đến 24% giúp tơ xốp đất thông thoáng cho hệ rễ cây phát triển. Ngoài ra còn có các chất vi lượng Bo, kẽm, mangan làm tăng hoạt tính của chất lượng mủ. Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ 13 yếu tố dinh dưỡng, riêng đa lượng thì cân đối kali, đạm lân, các chất dinh dưỡng trung lượng canxi, magie, silic, lưu huỳnh có tỷ lệ từ 3 – 6% tùy theo từng dòng sản phẩm.
– Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon
– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng
– Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277
– Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/
Nguồn:Langmoi.vn
Bài viết liên quan
Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão
Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...
Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển: Khẳng định vị thế mới với Giải thưởng “The best Of Vietnam 2024”
Hành trình phát triển và những dấu ấn nổi bật Công ty Cổ phần...
TVC giới thiệu các sản phẩm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Thực hiện kế hoạch của Tổng giám đốc Tập đoàn về việc tổ chức...