Không phải “lưỡng tiện”, mà có ít nhất 4 điểm thuận tiện: Không cần bón thêm vôi mà vẫn khử chua đất; đáp ứng đủ dinh dưỡng đa, trung, vi lượng; không bị rửa trôi mà tan dần cho lúa “ăn dần”; khử độc và bồi dục cho đất… Nông dân không cần tìm đâu xa, ưu điểm đó có sẵn trong phân bón Văn Điển.
Nghề trồng lúa nước ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện trên chân đất chua trũng, lầy thụt. Thực tế lâu đời này có thể được hình thành từ sản phẩm bồi tụ do quá trình sói mòn rửa trôi trên nền phong hóa đá mẹ, hoặc được phù sa bồi đắp trên nền sinh phèn. Trong điều kiện yếm khí, vật liệu sinh phèn sẽ hình thành đất phèn tiềm tàng và khi bị oxy hoá hình thành tầng phèn hoạt động (hay còn gọi là đất phèn hiện tại).
Đặc điểm cơ bản và cũng là yếu tố hạn chế chính của đất vùng chua trũng, lầy thụt là đất chưa thuần thục; thường glây mạnh ở các tầng dưới; hàm lượng lưu huỳnh cao (đối với đất phèn tiềm tàng); hàm lượng các độc tố như Al+3, Fe+2, Fe+3, SO4-2 cao; pH KCl thường thấp 3,5-4.0. Đất phèn thường có hàm lượng chất hữu cơ trung bình đến khá, nhưng mức độ phân giải thấp; nghèo lân tổng số (0,02 – 0,09 % P2O5) và rất nghèo lân dễ tiêu (1 – 5 mg P2O5/100 gam đất); kali tổng số trung bình (xấp xỉ 1% K2O) nhưng hàm lượng dễ tiêu lại nghèo (5-10 mg K2O/100 gam đất). Đất có tổng các cation kiềm trao đổi thấp và dung tích hấp thu thấp (< 10 meq/100 gam đất). Trong sản xuất nông nghiệp, các nhà nghiên cứu gọi đây là chân đất kìm hãm hay đất có tính đặc thù.
Lúa xuân thường bị kìm hãm sinh trưởng đầu vụ, khi có sấm chớp và mưa rào thay nước mới thì cây lúa mới thay lá và đẻ nhánh, vươn lá; song do đẻ muộn nên dù đẻ nhiều, khóm lúa to nhưng ít bông, thậm chí nhiều nơi lúa “trẻ mãi không làm đòng” do quá thiếu lân; lúa tốt muộn nên bộ lá to, mỏng và thường dư dinh dưỡng cuối vụ, dẫn tới nhiều sâu bệnh, thậm chí khi lúa chín lá vẫn chưa chuyển màu vàng. Bông lúa vừa có hạt chín, vừa có hạt xanh… Do vậy, nếu được tăng lân, kaly và các dinh dưỡng trung vi lượng dễ tiêu và khử chua, khử độc đất mới có thể thâm canh lúa, thâm canh cây trồng được thuận lợi.
Chọn sai phân bón có thể bị lãng phí rất lớn
Ngoài biện pháp canh tác (thau chua, rửa phèn) ra, phân bón có vai trò rất lớn trong việc cải tạo, bồi dục đất và thâm canh cây trồng. Từ lâu nông dân đã biết dùng vôi để khử chua và khử độc cho đất; dùng phân hữu cơ ủ mục để gắn kết keo đất, tăng dung tích hấp thu, tăng độ tơi xốp và bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng cho đất.
Thực tế vài thập kỷ qua, nông dân ít dùng phân hữu cơ, thậm chí “trồng chay”, không có phân hữu cơ; nên đã lạm dụng đầu tư phân hóa học quá mức. Các loại phân hóa học đa số có phản ứng chua khiến cho hàm lượng các dưỡng chất có gốc kim loại kiềm, kiềm thổ trong đất thấp dần, độ pH cũng giảm theo, hầu hết là dưới 4,5, thậm chí nhiều nơi pH <4, trong khi nhu cầu môi trường thích hợp cho cây trồng phát triển hầu hết ở ngưỡng pH từ 5,5 – 6,5. Hàm lượng mùn trong đất ngày càng nghèo kiệt, hàm lượng các chất dinh dưỡng trung vi lượng thiếu hụt rất trầm trọng như canxi, magie, silic, lưu huỳnh, bo, kẽm, molypden, coban…
Sử dụng phân tan nhanh trên chân đất có dung tích hấp thu thấp, gặp mưa to, nước lớn sẽ bị mất phân rất nhiều. Hơn nữa, theo các kết quả nghiên cứu khoa học, nếu bón phân lân Super vào đất chua phèn thì trong 2-3 ngày đầu đã có 80-90% lượng lân chuyển hóa sang dạng photsphats sắt, nhôm khó tan, và 1-2 tháng sau thì hầu hết lân đã chuyển thành photphats sắt kết tủa. Thực tế dù bà con đã bón vôi bột trước khi bón lân Super, song nhiều chân ruộng chua trũng lúa vẫn chậm tốt, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp, rong rêu nhiều và tầng đất canh tác ngày càng chai cứng.
Muốn phát triển nông nghiệp bền vững, thâm canh hiệu quả cao trên chân ruộng chua trũng, lầy thụt… bà con phải hạn chế sử dụng phân hóa học, tăng cường sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ, phân khoáng thiên nhiên thân thiện với môi trường. Tổng kết các nghiên cứu khoa hoc và đánh giá thực tiễn sản xuất, PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ (2013) – nguyên Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã chỉ rõ: Hiệu lực sử dụng phân bón tăng nếu như dùng phân bón tan chậm và bón phân cân đối các loại dinh dưỡng đa, trung và vi lượng, nhiều trường hợp tiết kiệm tới 50% phân bón.
Phân bón Văn Điển phù hợp cho chân đất lầy thụt đặc thù
Trên thị trường phân bón hiện nay, có một số ý kiến vẫn nhầm lẫn đánh đồng phân nung chảy Văn Điển thuộc nhóm phân hóa học. Thuy nhiên, theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh- nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, phân nung chảy Văn Điển là phân có nguồn gốc khoáng thiên nhiên. Sản phẩm này thân thiện môi trường, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững, nhất là trên chân đất lầy thụt, chua trũng và địa hình đồi dốc, ruộng bậc thang. Phân nung chảy văn Điển là sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng dễ tiêu cây trồng sử dụng hêt trên 98%. Trong đó, lân (P2O5) đạt 15-19%, magie (MgO) đạt 15-18%, silic (SiO2) đạt 24-32%, canxi (CaO) đạt 28-34%, và nhiều chất vi lượng sắt (Fe), bo (B), mangan (Mn), kẽm (Zn), coban (Co), đồng (Cu), molypden (Mo)… Đây là những dinh dưỡng rất cần thiết cho cây trồng.
Giàu chất kiềm và kiềm thổ nên là loại phân bón có tính kiềm tiềm tàng; tác dụng khử chua và khử độc đất của 1kg phân lân nung chảy Văn Điển tương đương 0.5kg vôi củ. Đây là loại phân không tan trong nước, là loại phân bón bền vững, không bị rửa trôi, bay hơi hoặc bị các chất sắt (Fe), nhôm (Al) chuyển hóa thành các dạng khó tiêu cho cây rồng. Chỉ khi cây tiết a xít hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan, cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu cây trồng trong cả quá trình sinh trưởng phát triển; đồng thời phóng thích ra các ion A++, vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh pH môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng… Trên 96% các chất dinh dưỡng trong phân nung chảy Văn Điển được cây trồng hấp thụ hết trên 98%. Kết quả là không chỉ hiệu quả sử dụng của phân Văn Điển cao hơn các loại phân thông thường khác, mà trong quá trình cây trồng sử dụng phân Văn Điển, độ pH trong dung dịch đất tăng dần, đất tơi xốp hơn. Do vậy, khi sử dụng phân nung chảy Văn Điển và các loại phân đa yếu tố NPK được sản xuất từ phân nung chảy Văn Điển, bà con nông dân không phải bón thêm vôi. Sử dụng phân bón Văn Điển trong vài năm sẽ làm thay đổi lý, hóa tính đât theo hướng có lợi cho cây trồng.
Hiệu quả thực tế từ các địa phương
Thực tế từ những năm 1995-2000, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương…, sau đó là các tỉnh trung du, miền núi như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ… đã từng bước mở rộng diện tích sử dụng phân bón Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa. Giai đoạn 2000-2010 cây lúa các vùng này được thâm canh cao nhất, năng suất lúa cao nhất, ít sâu bệnh nhất và nông dân nhàn nhất nhưng lại được mùa nhất.
Theo nhận xét của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, nguyên nhân có thể do phân bón Văn Điển được sử dụng ở đây nhiều nhất so với các thời gian trước. Điển hình, nông dân tỉnh Thái Bình có vụ đã sử dụng trên 30.000 tấn phân đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên dùng cho lúa của Văn Điển. Có nhiều xã như Quỳnh Khê, An Tràng (huyện Quỳnh Phụ) trong nhiền năm nông dân chỉ sử dụng phân bón Văn Điển mà không sử dụng các loại phân bón khác cho lúa và rau màu. Tuy không phải bón thêm vôi, nhưng đồng ruộng ít chua hơn, không còn nhiều rong rêu trên ruộng lúa; không còn nhiều màu vàng bám vào chân thợ cấy nữa. Đất cũng tơi xốp hơn và dễ canh tác hơn. Đó chính là những tác động rõ ràng từ phân bón Văn Điển.
↔ Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon
↔ Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng
↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277
↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/
Trọng Hòa – Nam Phong
Nguồn : Langmoi.vn