Dùng phân bón Văn Điển cho cam, mía và sắn

Đất nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình chủ yếu là đất đồi dốc, đất chua, qua nhiều năm dùng phân bón Văn Điển canh tác với cây trồng chủ lực (cam, mía, sắn), đã cho những kết quả khả quan.
Dùng phân bón Văn Điển cho cam, mía và sắn

Dùng phân bón Văn Điển cho cam, mía và sắn

Bà Nguyễn Thị Lượng – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình cho biết: “Đa số diện tích cây trồng của tỉnh được bón phân lân Văn Điển từ lâu và nay đang chuyển dần sang bón phân NPK Văn Điển, do vậy hai sản phẩm hàng hóa nổi tiếng có chất lượng và giá trị kinh tế cao, trở thành mũi nhọn của nông nghiệp Hòa Bình là cam và mía có công của phân bón Văn Điển. Phân Văn Điển giúp cho cả cam, mía, sắn đều sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa về cải tạo đất góp phần sản xuất nông nghiệp bền vững”.

Phân lân nung chảy Văn Điền là loại phân lân ngoài chất dinh dưỡng chính là lân còn có các chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng và cải tạo đất như vôi, magiê, silic, đồng, bo, mangan, sắt, kẽm, môlipđen, côban… Phân lân nung chảy có tính kiềm (pH 8-8.5), không độc hại, không tan trong nước mà tan trong dịch chua của rễ cây, nên khi bón xuống ruộng không bị rửa trôi, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ. Nếu cây sử dụng không hết thì phân vẫn còn giữ lại trong đất sử dụng cho vụ sau. Bón phân lân nung chảy Văn Điển có tác dụng cải tạo đất làm cho đất tơi xốp, không làm cho đất chai cứng, chua như các loại phân hóa học khác.

Ông Bùi Văn Nhỏ – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tân Lạc nhấn mạnh thêm về tác dụng của phân bón Văn Điển đối với cây mía, cây sắn: “Qua thực tế và qua những nơi trình diễn phân bón Văn Điển, bón cho sắn cây mập, đanh cây, gốc dày mắt, lá xanh dày, nhiều củ, mập, mỏng vỏ, năng suất tăng 20% so với bón phân thông thường. Mía được bón phân Văn Điển nhất là NPK Văn Điển lá màu xanh sáng, ngọn nở, thân màu tím sẫm, tăng vị ngọt thơm, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng khả năng chống đổ và chống rét. Phân NPK Văn Điển còn giúp nông dân dần thay đổi tập quán bón phân đạm và kali nhiều lần, bón vãi trên mặt, bón theo mưa vừa tốn nhiều công lại lãng phí phân bón”.

Ngoài số lượng phân bón đầu tư đủ còn phải bón đúng kỹ thuật. Với cây mía: Bón lót phân chuồng + phân lân Văn Điển + thuốc Basuzin hoặc thay phân lân bằng phân NPK Văn Điển 6.12.5. Bón thúc lần 1: Khi mía trồng được 1.5 đến 2 tháng, bón phân NPK Văn Điển 15.5.20 sau đó vun nhẹ. Bón thúc lần 2: sau trồng 4 đến 5 tháng, bón phân NPK Văn Điển 15.5.20 sau đó vun cao lấp đất. Bón vá áo: Nếu mía xấu có thể bón bổ sung thêm phân NPK Văn Điển. Đối với cây cam bón theo tuổi cây: cam từ 2 đến 4 năm, bón 1 cây: 20-30kg phân hữu cơ hoai mục, 1.5 đến 2kg phân NPK Văn Điển 16.6.16. Cây từ 5 đến 10 tuổi, bón 1 cây: 35-40kg phân chuồng hoai mục, 2-3kg phân NPK Văn Điển 5.10.3, 2.5-3kg phân NPK Văn Điển 16.6.16. Cây trên 10 năm tuổi, bón 1 cây: 40-50kg phân chuồng hoai mục, 4-4.5kg phân NPK Văn Điển 5.10.3, 3.5-4kg phân NPK Văn Điển 16.6.16. Cách bón: Lần 1 (đón hoa)- tháng 1, 2 bón 60% lượng NPK Văn Điển 16.6.16. Lần 2 (thúc quả)- khi quả bằng ngón tay, bón 40% lượng NPK Văn Điển 16.6.16 còn lại. Lần 3- sau khi thu hoạch quả khoảng 25-30 ngày. Bón toàn bộ lượng phân NPK Văn Điển 5.10.3. Cách bón: Đào rãnh xung quanh tán cây rộng 20-25cm, sâu 5-10cm, rải phân sau đó lấp đất kín phân. Riêng bón phân lần 3 sau khi thu hoạch quả tháng 11, 12: đào rãnh cách gốc 1m, sâu 5-15cm, rộng 20-25cm, rải phân hữu cơ và toàn bộ lượng phân NPK Văn Điển 5.10.3, sau đó lấp đất kín phân.

Đối với sắn, muốn bón phân hợp lý cần nắm được đặc điểm của cây sắn. Sắn có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để đạt năng suất cao cần chọn đất có tầng tăng tác dày, không ngập úng, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, độ pH: 6-7, độ dốc <15 độ. Phân lân Văn Điển hoặc phân NPK Văn Điển rất phù hợp với cây sắn như nhận xét của ông Nguyễn Duy Chung ở Bãi Chạo, Phú Sơn, Kim Bôi: “Phân Văn Điển giúp cây mập, chắc khỏe, hạn chế đổ ngã, lá xanh dày và tươi bền đến khi thu hoạch, củ to nhiều, củ ít nước và làm bột đạt tỷ lệ cao”.

Huyện Cao Phong với vùng cam và mía nổi tiếng bà con nông dân khẳng định có sự đóng góp rất lớn của phân lân Văn Điển. Ông Hoàng Văn Phú- Đội trưởng đội Tây Phong Nông trường Cao Phong: “Bón phân Văn Điển tạo cho cam có bộ rễ tốt, cây xanh, dày lá, nhiều hoa, tỷ lệ đậu quả cao, quả tròn đều, lúc non quả xanh theo màu lá, lúc chín quả vàng đều, mọng nước, vị ngọt thơm. Bón phân Văn Điển cho mía, đối với mía tím- cây mập, màu tím sẫm, lá dễ bóc, hạn chế bị nứt cây. Đối với mía trắng để ép nước- cây chắc không bị xốp như bón nhiều đạm, nước ngọt không chua và đỡ bị bệnh mèo cào”.

Do đặc điểm đất đai và yêu cầu thâm canh tăng năng suất cây trồng nên Hòa Bình đã lựa chọn phân bón Văn Điển là loại phân bón chính vì đây là loại phân chậm tan nhằm hạn chế sự rửa trôi của đất đồi, phân có canxi (vôi) để khử chua…

Chu Công Tiện – Nguyên PGĐ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

Theo Dân Việt

Bài viết liên quan

Tọa đàm “Phân lân nung chảy Văn Điển cho nông nghiệp bền vững” tại Tân Hưng

Ngày 07/9, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp với...

Cây Húng Chanh cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên

Cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên Ở nước ta,...

Cây sả cách chăm sóc cây sả nhanh nở bụi, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cây sả dễ trồng, không kén đất. Tuy nhiên, sau một thời gian tươi...

“Thức ăn độc đáo” giữ hương vị thơm ngon cho cây chè miền Bắc

“Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt...