“Giải cứu” cây chè trên đất quá chua bằng phân bón Văn Điển
Hà Nội , ngày 23 tháng 08 năm 2019
Trước đây một số người vẫn giữ định kiến cũ, khi cho rằng: Phân Văn Điển kiềm tính nên không phù hợp với cây chè ưa chua. Nhưng sự kiểm nghiệm của người dân trồng chè Thái Nguyên, Phú Thọ (những vùng đất mà độ chua cao hơn cả nhu cầu của cây chè) đã chứng minh điều ngược lại.
Chè là cây thứ uống được trồng từ lâu ở những vùng núi phía Bắc và Lâm Đồng, thích hợp trên đất có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, độ dày tầng đất từ 60cm trở lên, đất giữ ẩm tốt nhưng phải thoát nước. Đất trồng chè phải có phản ứng chua, pH tốt nhất là 5,0 – 5,5. Mức độ pH (hay nồng độ H+) của đất tuy ít ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng cây chè, nhưng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phân giải phân hóa học và các chất khó tiêu trong đất thành các chất dễ tiêu cho cây. Nó xác định vai trò của các dinh dưỡng khoáng cho cây trồng. Chỉ số pH thấp hạn chế sự phát triển rễ, làm rối loạn chức năng của màng plasma, vách tế bào, hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt của mô phân sinh đỉnh; mặt khác còn ảnh hưởng xấu đến sự sử dụng các chất N, P, K, Ca, Mg của cây chè…
Đất quá chua có thể gây ngộ độc nhôm (Al) cho cây. Bởi trong môi trường pH thấp hơn 5.0, các chất Al, sắt (Fe), và mangan (Mn) trở nên dễ hoà tan và có thể gây độc cho cây.
Đất chè phía Bắc : Độ chua cao hơn « khẩu vị » của chè
Chè là cây cho sản phẩm “búp chè”, thu hái nhiều lần trong năm với khối lượng chất xanh lớn, bởi vậy cây chè phải cần nhiều chất dinh dưỡng. Các nhà khoa học đã xác định trung bình để đạt 2 tấn chè búp khô/1 ha, cây chè lấy đi khoảng 80kg đạm (N), 40kg lân (P2O5), 30kg kali (K2O), 8kg mangan (MgO), 16kg vôi (CaO) và các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), Môlípđen (Mo)… Như vậy, cây chè cần các chất đa lượng gồm đạm cao gấp 2 lần lân và gần 3 lần kali, đồng thời còn cần các chất dinh dưỡng trung lượng như Mg, Ca, vi lượng như Fe, Mn, Zn (kẽm), Cu (đồng), B…
Phú Thọ, Thái Nguyên là những tỉnh có diện tích chè lớn nhất nhì trong khu vực miền núi phía Bắc. Những năm mới khai phá rừng làm nương dãy, đất đồi còn rất tốt, rất thích hợp cho cây chè. Qua nhiều năm canh tác, quá trình xói mòn, rửa trôi và do dinh dưỡng trong đất cung cấp cho cây dần vơi cạn. Trong khi đó, nông dân chưa chú trọng đến khâu bồi dục đất nên đất chè ở đây đã thay đổi rất nhiều cả về lý, hóa tính đất.
Dẫn các kết quả điều tra khoa học gần đây, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình cho biết : Đất trồng chè hiện nay ở Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc đều có phản ứng chua rất cao, pH dưới 4 (vượt ngưỡng yêu cầu của cây chè rất nhiều, cây chè chỉ cần độ pH từ 4,5-5,5). Hàm lượng mùn trong đất cũng nghèo kiệt làm cho đất trở nên chai cứng, phá vỡ kết cấu đất, giảm độ xốp. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trung vi lượng thiếu hụt rất trầm trọng như canxi, magie, silic, lưu huỳnh, bo, kẽm, molipden, coban… mà nhiều thập kỷ qua ít được bổ sung cho đất.
Trong một báo cáo gần đây đánh giá về đất trồng chè và tình hình sản xuất chè Thái Nguyên cho thấy: “Năng suất các nương chè trong 10 năm trở lại đây không tăng mà còn có xu thế giảm mạnh (khoảng 10%, xảy ra trên cả các xóm có trình độ thâm canh chè cao như Hồng Thái II, Soi vàng…), búp che bị cứng nên khi sao xấy tạo ra nhiều loại chè thương phẩm phẩm cấp B, hương chè không còn mùi “cốm” đặc trưng của chè Tân Cương nữa do các hợp chất phenol và vòng nhân benzen thơm mất đến 22-27%, vị “ngọt hậu” cũng không biểu hiện rõ rệt nữa vì hàm lượng đường tổng số đã giảm dần, nước chè nhiều khi bị vẩn đục….” .
Khảo sát thực trạng thâm canh cây chè Phú Thọ, Thái Nguyên… cho thấy: Một trong những nguyên nhân lớn nhất hiện nay làm giảm năng suất, chất lượng cây chè búp phần lớn là do khâu phân bón, do việc lựa chọn phân bón không phù hợp và việc sử dụng phân bón thiếu khoa học… Hiện nay bà con nông dân vẫn chưa bón đầy đủ các chất trung, vi lượng; thường dùng các loại phân hóa học có gốc chua và tan nhanh như ure, lân super… Nhiều nông dân rất thích loại phân nào sau khi bón cây chè xanh ngay nên chọn đạm là phân bón chủ lực cho cây chè. Với 7 – 8 lứa hái búp chè trong năm cũng là 7 – 8 lần bón đạm. Hơn nữa bà con thường bón phân theo trời mưa, rải phân ngay trên mặt luống chè. Việc bón phân như vậy vừa gây lãng phí lớn do quá trình sói mòn, rửa trôi, vừa gây chua và phá kết cấu đất mà năng suất chè vẫn không cao, trái lại sâu bệnh bùng phát, nông dân lại phải nhiều lần phun thuốc phòng trư sâu bệnh cho mỗi lứa hái.
Phân bón Văn Điển – sự “bổ khuyết” hoàn hảo
Phân nung chảy Văn Điển, được phối hợp tinh tế giữa 3 loại quặng: Apatít, Secpentyl, sa thạch, với công nghệ nung chảy ở nhiệt độ 1.450 độ C và làm lạnh đột ngột đã cho ra sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng. Trong đó lân (P2O5) đạt 15-19%, mangan (MgO) 15-18% , silic (SiO2) 24-32%, vôi (CaO) 28-34%, và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… Giàu chất kiềm và kiềm thổ. Do đó, đây là lọai phân bón có tính kiềm tiềm tàng, Phân không tan trong nước nên không bị rửa trôi, chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan và phóng thích ra các Ion A++ vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây chè.
Kết hợp với các chất đạm, kaly và các nguyên tố vi lượng, Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK. Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt trội hơn các loại phân bón khác ở chỗ cân đối dinh dưỡng đa lượng NPK, giàu dinh dưỡng trung vi lượng: Vôi chiếm trên 10% vừa khử chua đất, điều chỉnh độ pH phù hợp với môi trường của cây chè, đồng thời cung cấp canxi cho cây. Lượng magie trong phân cũng chiếm từ 5-7% giúp cho cây chè tăng hiệu suất quang hợp tích lũy nhiều dinh dưỡng vào các cơ quan dự trữ dinh dưỡng.
Các yếu tố silic và lưu huỳnh trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển cũng chiếm tỷ lệ cao (trên 8-13%) làm cho đất tơi xốp thông thoáng, giúp bộ rễ phát triển nhanh, nâng cao khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, tổng hợp các chất khô. Các nguyên tố vi lượng giúp cho cây trồng tổng hợp các vitamin tạo hương vị đặc trưng của búp chè. Được bón phân ĐYT NPK Văn Điển cây chè thỏa mãn dinh dưỡng cả chu kỳ niên vụ, giúp cây khỏe, ít sâu bệnh, năng suất cao đặc biệt giảm tối đa thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản.
Những bằng chứng sinh động trên đồng ruộng
Cũng theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, trong 2 năm 2011 – 2012, Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tiến hành thực nghiệm “Nghiên cứu tác dụng của phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho chè sản xuất kinh doanh tại Phú Hộ – Phú Thọ” cho kết quả rất tốt; không chỉ cho năng suât, chất lượng cao hơn mà còn giảm chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông sản sạch.
Gần đây, Sở NN&PTNT Phú Thọ chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh này triển khai nhiều mô hình sử dụng phân bón Văn Điển cho chè tại các huyện Thanh Sơn, Yên lập, Đoan Hùng. Từ kết quả các mô hình và thực tế đồi nương chè những năm qua, người dân tỉnh Phú Thọ đã tin tưởng lựa chọn phân bón văn Điển cho cây chè. Hiện nay nhiều địa phương đã xây dựng vùng sản xuất chè an toàn, vùng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Song hành cùng việc gia tang đầu tư phân bón Văn Điển, năng suất và chất lượng chè Phú Thọ ngày một tăng.
Còn ở Thái Nguyên, trước đây nhiều người cho rằng: Phân Văn Điển kiềm tính nên không phù hợp với cây chè ưa chua. Song thực tế nhiều năm, từ những năm 2006-2007, phân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển đã từng bước được sử dụng trên nương chè Thái Nguyên. Đánh giá hiệu quả phân bón văn Điển đối với cây chè, ông Vũ văn Hội, xóm Đồng Bòng, xã Yên Lạc (huyện Phú Lương, Thái Nguyên) cho biết: Gia đình có 1ha chè, 3 năm liền chỉ dùng phân bón Văn Điển. Trước đây bón đạm và kaly thì mỗi năm bón 7-8 lần, nay mỗi năm chỉ phải bón phân 3 lần mà búp chè nhiều, mập, màu xanh lá gừng, chất lượng búp chè rất tốt, ít sâu bệnh hại, nhất là bệnh phồng lá chè, đất tơi xốp hơn.
Những vùng chè nổi tiếng như Tân Cương, Vô Tranh, Tức Tranh… những làng chè sạch, làng chè VietGAP đều dùng phân bón Văn Điển. Ông Trần Hải Âu, Giám đốc chi nhánh Vật tư nông nghiệp huyện Phú Lương cho biết: Thị trường phân bón hiện nay rất nhiều dạng, nhiều loại; song thương hiệu Phân bón Văn Điển đã ăn sâu vào tiềm thức người trồng chè, đặc biệt trong công nghệ sản xuất chè sạch, chè VietGAP.
Như vậy, có thể thấy rõ, phân bón Văn Điển tuy là loại phân mang tính kiềm tiềm tàng, song lại rất thích hợp cho thâm canh cây chè búp – loại cây trồng ưa chua, đặc biệt trên các tỉnh miền núi phía Bắc.
Trọng Hòa – Nam Phong
“Thâm canh chè đồi không phân bón nào bằng phân Văn Điển; nếu mức tiền đầu tư phân bón tương đương thì dùng phân Văn Điển cho năng suất cao hơn, đặc biệt khi sao chè ít hao, trong khi bón phân khác phải mất 4,5-5kg búp tươi mới được 1kg búp khô thì chè được bón phân Văn Điển chỉ khoảng 3,8-4,2kg búp tươi cho 1kg chè búp khô, mà hương vị được cải thiện, sản phẩm được thị trường ưa chuộng hơn”.
Ông Nguyễn Đình Nghĩa – Giám đốc chi nhánh Vật tư nông nghiệp huyện Đại Từ, Thái Nguyên.
– Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon
– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng
– Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277
– Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/
Nguồn:Langmoi.vn
Bài viết liên quan
Cụm thi đua số 2 tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024
Ngày 02 tháng 12 năm 2024, tại Công ty cổ phần Phân lân nung...
Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão
Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...
Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển: Khẳng định vị thế mới với Giải thưởng “The best Of Vietnam 2024”
Hành trình phát triển và những dấu ấn nổi bật Công ty Cổ phần...