Hồi sức cho cây nhãn bằng phân bón Văn Điển

“Hỡi cô yếm thắm giải là / Mua dăm túm nhãn làm quà đi em / Nhãn này chính nhãn đường phèn / Ăn vài quả nhãn sẽ quên đường về”. Để có được cây nhãn khoẻ, cho trái nhãn ngon ngọt “quên đường về” như ca dao đã ví trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp ngày nay, theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, nông dân cần có giải pháp bón phân tối ưu cho nhãn ngay sau khi thu hái.

Sau thu hoạch, cây nhãn cần được phục sức bằng phân bón giàu dinh dưỡng như phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển. Ảnh minh hoạ. Tư liệu

Sau thu hoạch quả, “sức khỏe” của cây nhãn giảm sút

Trao đổi với phóng viên Làng Mới, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia hướng dẫn sử dụng phân bón, cho biết: Sau thu quả, cây nhãn có 2 bộ phận bị tổn thương là: Bộ rễ tơ già hóa, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng và bộ lá giảm sức quang hợp như bạc màu, mỏng lá, giảm diệp lục tố đặc biệt đối với cây nhãn trên 20 năm tuổi thì khả năng “lão hóa” càng mạnh hơn. Như vậy nếu không được bồi dục kịp thời thì năm sau năng suất, chất lượng quả xuống cấp nghiêm trọng.

Theo các công trình nghiên cứu nông học, giai đoạn sau thu quả đã xác định được bộ rễ tơ già cỗi đến 85% cần được trẻ hóa thay thế bằng bộ rễ tơ mới là quan trọng bậc nhất mà người làm vườn phải biết. Rễ tơ già đi sau 7 – 8 tháng hấp thụ lượng dinh dưỡng, nước rất lớn để nuôi cây và quả, dẫn đến các biểu bì tại đầu mút của rễ tơ dày lên, giảm độ đàn hồi, giảm sự hấp thụ dinh dưỡng. Để tiếp tục nuôi quả cho năm sau, phải trẻ hóa rễ tơ bằng các biện pháp chăm bón, xới xáo, bón phân, làm cỏ… Khi lớp rễ tơ mới phát triển thay thế lớp dễ tơ “già nua”, rễ mới lấy được nhiều nước dinh dưỡng nuôi cành bánh tẻ và hồi phục bộ lá.

Sau thu hoạch, nhu cầu nuôi quả không còn nên việc hấp thụ dinh dưỡng của cây không nhiều, trạng thái lúc này cây nhãn muốn “nghỉ” để hồi sức với nhu cầu dinh dưỡng đặc thù:

– Chất Đạm (N), cây cần không nhiều như thời kỳ nuôi quả, lúc này N chỉ duy trì sự hồi phục của bộ lá, những cây nhãn tơ (< 10 năm tuổi) thì N lại càng cần ít.

– Chất lân (P2O5), nhãn lúc này cần rất lớn, lân giúp cho cây hồi phục ra rễ tơ mới, thời gian đầu phải bón phân lân nhiều cho cây, đặc biệt nhãn trên 15 năm tuổi. Sau chất lân (P2O5) cây cần vôi (CaO), thực chất khử chua tạo môi trường pH phù hợp (5,5 – 6,5) cho rễ tơ mới phát triển, đồng thời khuyến khích các loại vi sinh vật phân giải mùn hoạt động khi bón phân hữu cơ cho đất tơi xốp, tăng kết cấu mà hầu hết các vùng trồng nhãn ở nước ta đất đều chua pH < 5,0.

Để phục hồi bộ lá thì nhu cầu magie (MgO) của cây rất lớn, bón phân chứa MgO, bộ lá hồi phục nhanh tăng hấp thụ ánh sáng, tăng tổng hợp dinh dưỡng cho cành thu cho quả năm sau. Vì vậy chất magie (MgO) lúc này cần thiết nhất, các chất silic (SiO2cũng hiệu quả rõ giúp cho tơi xốp đất tăng sức chịu hạn cho nhãn trồng trên đồi dốc mất nước, đồng thời hạn chế sâu bệnh gây hại, riêng chất kali giai đoạn này cây cần rất ít, chỉ bón lượng nhỏ thông qua phân NPK.

Thực trạng dinh dưỡng trong các loại phân bón hiện nay trên thị trường

Theo phân tích của Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, các nhà khoa học dinh dưỡng đã phân chia phân bón vô cơ, phân bón hóa học trong sản xuất thành 3 nhóm:

Nhóm các loại phân đơn chất bao gồm: đạm urê, supe lân, kali, mỗi loại phân này chỉ duy nhất có một loai dinh dưỡng đạm urê có (N), supe lân có (P2O5) và kali có (K2O).

Nhóm phân hỗn hợp NPK thông thường: Gồm các loại NPK, NPK + TE… Nhóm phân này chủ yếu có 3 thành phần dinh dưỡng chính đó là đạm (N), lân (P2O5) và kali. Các loại NPK thông thường tan nhanh, rửa trôi phân gặp mưa rất mạnh, bốc hơi, hao hụt lớn, thiếu hầu hết vôi, magie, silic và vi lượng.

Nhóm phân chứa nhiều loại chất dinh dưỡng được gọi là: Nhóm phân đa yếu tố: Các loại phân có nhiều loại chất dinh dưỡng đầy đủ chất đa lượng   (N-P-K) và các chất trung lượng (vôi, magie, silic, lưu huỳnh) cùng vi lượng (Bo, kẽm, đồng, mangan, sắt, coban), được xếp vào nhóm đa dinh dưỡng.

Trên thị trường hiện nay, phân bón Văn Điển được độc quyền mang thương hiệu phân bón đa yếu tố, phân bón Văn Điển gồm 2 loại phân: Một là, phân đa yếu tố lân nung chảy. Hai là, phân đa yếu tố NPK.

Phân đa yếu tố lân nung chảy Văn Điển có thành phần các loại dinh dưỡng: Lân dễ tiêu (P2O5) = 16%; vôi (CaO) = 30%; magie (MgO) = 15%; Silic (SiO2) = 24%; Bo (B) = 0,2%; Kẽm (Zn) = 0,1%; Sắt (Fe) = 0,4%; Mangan (Mn) = 0,02%; Đồng (Cu) = 0,01%; Coban (Co) = 0,01%. Phân lân đa yếu tố Văn Điển có tính kiềm, hầu như ít bị rửa trôi, đặc biệt trên đất đồi dốc tốt bền, cung cấp đủ tất cả các loại chất dinh dưỡng như: lân, vôi, magie, silic, bo, kẽm, sắt, mangan, đồng, coban cho cây, đặc biệt thời kỳ sau thu quả, bón phân đa yếu tố Văn Điển cho nhãn sau thu hoạch, gửi vào đất tổng thể các loại thức ăn vừa cho rễ tơ mới phát triển mạnh, nhanh, vừa cung cấp từ từ cho cây hồi phục bền vững và cả những giai đoạn sau: Ra hoa, đậu quả, nuôi quả lớn…

Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển có trên 50 dòng sản phẩm chuyên dùng cho các loại cây trồng, riêng cho cây nhãn bón sau thu hoạch có các dòng sản phẩm sau:

+ ĐYT – NPK 5.10.3: Có thành phần dinh dưỡng: N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; CaO = 15%; MgO = 9%; SiO2 = 14%; S = 2% và các chất vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co… Tổng dinh dưỡng dễ tiêu đạt 58%.

+ ĐYT – NPK 6.11.3: Có thành phần dinh dưỡng: N = 6%; P2O5 = 11%; K2O = 3%; CaO = 20%; MgO = 10%; SiO2 = 15%; S = 2% và các chất vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co… Tổng dinh dưỡng dễ tiêu đạt 61%.

+ ĐYT – NPK 10.10.5: Có thành phần dinh dưỡng: N = 10%; P2O5 = 10%; K2O = 5%; CaO = 13%; MgO = 7%; SiO2 = 12%; S = 2% và các chất vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co… Tổng dinh dưỡng dễ tiêu đạt 59%.

Một số sản phẩm phân bón của Văn Điển được kỹ sư Nguyễn Xuân Thự khuyên dùng phục sức cho cây nhãn. Ảnh tư liệu

Chăm sóc cây nhãn bằng phân Văn Điển giai đoạn sau thu quả

Hiện nay nhiều vườn ở các tỉnh Sơn La, Hà Nội, Hưng Yên… chuyên canh sản xuất nhãn hữu cơ, đảm bảo chất lượng quả theo tiêu chuẩn VietGAP, xuất khẩu, tiêu thụ trong nước đều chọn phân Văn Điển để bón phân Văn Điển vượt trội so với các loại phân bón khác ở các đặc điểm:

– Đầy đủ nhất các loại chất dinh dưỡng gồm có N – P-K; vôi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2); lưu huỳnh (S) và 6 loại vi lượng (B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…).

– Tổng các loại dinh dưỡng trong mỗi loại phân đều cao nhất, phân tan từ từ, là kho dự trữ cung cấp đều đặn cho cây, chống rửa trôi, chống bốc hơi, khử chua, tăng cường kết cấu đất, không có chất độc hại.

– Đây cũng là loại phân bón thân thiện môi trường, cung cấp đầy đủ, toàn diện các loại dinh dưỡng theo nhu cầu của cây, giúp cây khỏe, hồi phục nhanh, ra nhiều rễ tơ mới, tăng độ dày và màu xanh lá, tăng độ quang hợp ánh sáng do lượng magie trong phân lớn, tăng độ chịu hạn cho cây ở các vùng đồi cao, đồi dốc, do chất silic cao tạo thành lớp cutin ở lá chống hạn tốt.

Cách sử dụng phân bón đa yếu tố Văn Điển cho nhãn sau thu hoạch.

Thời gian bón phân: Sau khi thu quả từ 15 – 20 ngày, bà con nông dân nên tiến hành vệ sinh vườn, cắt cành vượt, cành sâu, bệnh, tạo tán, làm cho tán cây thông thoáng, dọn sạch cỏ dại xung quanh bồn tiến hành đào rãnh quanh hình chiếu tán lá, chiều rộng rãnh 30cm, sâu 20 – 25cm làm đứt rễ tơ cũ, đưa lấp đất đào rãnh lên mặt bồn phơi đất 3 – 4  ngày, tạo thông thoáng cho rãnh, diệt các loại nấm bệnh.

Lượng phân bón cho cây: Phân hữu cơ hoai mục hoặc phân vi sinh từ 20 – 30kg cộng với 2 – 3 kg lân Văn Điển, cộng thêm 2 – 4 kg ĐYT NPK 10.10.5 hoặc 3-5 kg ĐYT NPK 5.10.3  hoặc dùng ĐYT NPK 6.11.3 bón cho một cây, đưa tất cả phân hữu cơ, lân, ĐYT NPK Văn Điển rải đều xuống rãnh, rồi lấp đất lại, sau khi lấp đất xong tiến hành tưới ẩm để hỗn hợp phân tiếp xúc đều với các hạt đất, những nơi đất đồi, gò không chủ động được nước tưới thì lợi dụng sau mưa đất còn ẩm 75 – 80%, hoặc bón phân đón mưa.

Sau bón phân cây nhãn được “nghỉ” Đông và hồi sức, khoảng 30 – 40% ngày rễ tơ mới phát triển, bộ lá phục hồi xanh dày lại, tổng hợp dinh dưỡng tăng giúp cho cây bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa. Với cây trên 15 năm tuổi, thì tăng lượng phân, cây dưới 10 năm thì lượng phân thấp hơn. Những cây cho nhiều quả năm trước đầu tư lượng phân lân nung chảy Văn Điển cao hơn từ 1 – 2kg.

Hiệu quả vượt trội của phân Văn Điển bón cho nhãn sau thu quả

Sau khi đưa phân lân, ĐYT NPK Văn Điển cùng phân hữu cơ vào rãnh quanh tán cây, hỗn hợp phân tiếp xúc hạt keo đất, do phân Văn Điển giàu thành phần dinh dưỡng. Các chất trung, vi lượng đã kích thích mạch các đầu rễ phân hóa rễ tơ rất mạnh, sau 10 – 15 ngày đã thấy lớp rễ tơ mới hình thành từ 30 – 40 ngày lớp rễ cây nhiều và dài ra để lấy dinh dưỡng. Tỷ lệ vôi, magie cao trong phân bón Văn Điển khử chua, độc cho đất vùng rễ, cung cấp dinh dưỡng để cây hồi phục bộ lá, nhanh tăng tích lũy cho cành bánh tẻ, chuẩn bị phân hóa mầm hoa thuận lợi.

Một trong những điểm cộng khác của phân bón Văn Điển là các chất đạm, lân, kali, vi lượng cân đối, cây hấp thụ dinh dưỡng cùng một lúc. Điều nay tác dụng thúc đẩy nhanh vận chuyển nhựa trong cây, giúp cây khỏe, sức đề kháng sâu bệnh cao, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn cho sản xuất an toàn nông sản, đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất nhãn theo VietGAP. Nhà nông chăm bón cho nhãn thời kỳ sau thu hoạch bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển chắc chắn sẽ tăng cơ hội thắng lợi cho vụ quả năm sau.

*) Tìm mua phân bón chất lượng cao quý khách hàng vui lòng truy cập , liên hệ theo đường link sau :

 Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

 Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

 E-mail : vandienfmp@gmail.com
↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

Việt Hà – Nam Phong

Nguồn : Langmoi.vn

Bài viết liên quan

Cụm thi đua số 2 tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

Ngày 02 tháng 12 năm 2024, tại Công ty cổ phần Phân lân nung...

Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...