Hưng Yên: Nông dân chuộng sử dụng phân bón Văn Điển
Đã hàng chục năm nay Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên phối hợp với Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển mở hàng trăm lớp tập huấn để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây trồng và hướng dẫn kỹ thuật bón phân, đồng thời cung ứng phân bón trả chậm cho hội viên nông dân. Năm 2014 hai bên đã phối hợp mở hàng vài chục lớp tập huấn như vậy.
Nói về hiệu quả của các lớp tập huấn và dịch vụ trả chậm phân bón, ông Nguyễn Tuấn Việt – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên cho biết: “Việc làm trên vừa giúp nâng cao kiến thức, hỗ trợ khó khăn về vốn, vừa tạo điều kiện cho nông dân có loại phân tốt bón cho cây trồng nhằm tăng năng suất, giảm chi phí. Do có ý nghĩa như vậy nên góp phần thúc đẩy phong trào thi đua “sản xuất kinh doanh giỏi” và qua hoạt động các hội viên nông dân gắn kết với nhau hơn”.
Nông dân Hưng Yên cũng như nông dân nhiều nơi sự hiểu biết về thâm canh cây trồng đã có tiến bộ nhưng có nhiều việc vẫn làm theo tập quán như cấy giống lúa đã bị thoái hóa; bón phân đơn- đạm, lân, kali; bón đạm muộn; hàng vụ phun thuốc BVTV đại trà: 2-3 lượt không phải là hiếm.
Để khắc phục tình trạng trên, ông Nguyễn Xuân Vượng- Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phù Cừ: “Phân đa yếu tố NPK là một tiến bộ kỹ thuật về phân bón vì ngoài nó có đạm, lân, kali còn có các chất trung lượng và vi lượng, nghĩa là nó có đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Các chất dinh dưỡng trên lại được phối trộn theo yêu cầu của từng loại cây và từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Dùng phân NPK còn giảm số lần bón tức là giảm công vì cây lúa chỉ cần bón 2 lần- bón thúc và bón lót. Qua lớp tập huấn học viên biết được điều này sẽ dần xóa bỏ được tập quán bón phân đơn và khắc phục được tình trạng bón phân sai kỹ thuật mà lâu nay đã mắc phải. Ngoài ra qua các lớp học nông dân còn biết được nhiều điều bổ ích khác nên họ tham gia tập huấn đông ngoài dự kiến”.
Có một nguyên nhân các lớp tập huấn đông đúc và sôi nổi là các giảng viên chú ý liên hệ với thực tế bằng cách khơi gợi học viên tự nêu câu hỏi và tự trả lời. Ví dụ, tại sao gia đình tôi bón phân Văn Điển cho cây nhãn năm sau đào lên thấy vẫn còn phân lân? Đó là vì trong phân NPK Văn Điển có thành phần chủ yếu là lân. Lân Văn Điển không tan trong nước mà chỉ tan trong dung dịch axit do rễ cây tiết ra nên cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó, phân còn để dành cho vụ sau. Hoặc câu hỏi chỉ dùng phân NPK Văn Điển thúc hoặc lót có được không? Dùng như vậy phải bón bổ xung thêm đạm, lân, kali. Tuy nhiên bón thêm các loại phân trên bao nhiêu sẽ khó tính nên tốt nhất là nên bón đồng bộ cả phân đa yếu tố NPK lót và thúc. Hoặc câu hỏi phân NPK Văn Điển rất tốt nhưng giá vẫn còn cao? Để biết các loại phân NPK đắt hay rẻ phải biết cách tính- lấy tổng số tiền chia cho tổng phần trăm các chất dinh dưỡng (đạm, lân, kali, Ca, Mg, S…) cộng lại, sẽ biết 1% giá bao nhiêu. Nếu biết tính toán như trên và xem hiệu quả nhiều mặt như tăng năng suất, giảm số lần phun thuốc, cải tạo đất thì phân Văn Điển giá cả rất hợp lý. Và qua thực tế bón phân ai có nhận xét tốt, xấu thế nào đều có quyền nêu ra để thảo luận. Ông Trần Văn Phan (xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ) nhận xét: “Chúng tôi chuộng phân Văn Điển vì vụ xuân năm nay gặp dông tố, bón phân Văn Điển lúa cứng cây, chống đổ, chống chụi sâu bệnh tốt. Bón phân đơn hoặc phân NPK khác lúa đổ nhiều mất công buộc, giảm năng suất. Bón NPK Văn Điển cho nhãn lá to dày, màu xanh sáng, hạn chế sâu bệnh, hạn chế rụng quả, quả to mẫm, quả màu đẹp, ăn ngọt đậm, hương thơm”.
Cũng như nhiều huyện khác Hội Nông dân huyện Ân Thi cũng nô nức đi dự lớp tập huấn hội trường của xã chật cứng người và không khí học tập cũng rất sôi nổi. Bà Nguyễn Thị Lạng – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ân Thi chia sẻ: “Rất nhiều xã đăng ký xin lớp tập huấn nhưng kế hoạch số lớp có hạn nên chúng tôi phải tính toán hợp lý. Từ xã này mê phân Văn Điển lan sang xã khác, từ người này mê lan sang người khác”. Ngoài lãnh đạo Hội Nông dân từ tỉnh, huyện đến các xã, thôn quan tâm tới các lớp tập huấn, lãnh đạo đảng, chính quyền và các đoàn thể của các xã cũng rất đồng tình ủng hộ và hưởng ứng.
Ông Vũ Văn Tứ- Phó Bí thư Đảng ủy xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi rất tâm đắc với công việc trên: “Qua lớp tập huấn nông dân rất phấn khởi vì những kiến thức mới được bổ xung, đề nghị các hội viên tiếp tục tuyên truyền cho gia đình, cho chi hội và sẽ góp phần cho sản xuất nông nghiệp đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao”.
Theo Dân Việt
Bài viết liên quan
Tọa đàm “Phân lân nung chảy Văn Điển cho nông nghiệp bền vững” tại Tân Hưng
Ngày 07/9, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp với...
Cây Húng Chanh cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên
Cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên Ở nước ta,...
Cây sả cách chăm sóc cây sả nhanh nở bụi, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Cây sả dễ trồng, không kén đất. Tuy nhiên, sau một thời gian tươi...
“Thức ăn độc đáo” giữ hương vị thơm ngon cho cây chè miền Bắc
“Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt...