Khái Niệm Phân Bón Và Cách Sử Dụng Phân Bón ( Phần cuối ) : Cách nhận biết và tính toán hiệu quả kinh tế của phân bón
Muốn sử dụng phân bón một cách sáng tạo cần nhận đúng các loại phân bón.
I . Xin giới thiệu ở đây một số cách nhận biết đơn giản một số loại phân bón thông thường bằng phương pháp hoá lý:
1. Nhận biết các loại phân khoáng tan hết trong nước (phân nitrat, phân amôn, phân kali).
+ Lấy mẫu phân bằng thìa, mũi dao, đưa lên ngọn lửa đèn cồn hoặc lửa than.
Nếu phân cháy thành ngọn lửa: phân nitrat.
Nếu phân chảy nước bốc khói: phân amôn.
Không thấy thay đổi: phân kali.
+ Phân biệt các loại phân nitrat:
Lấy 1 thìa phân nitrat bỏ vào cốc có nước vôi trong:
Có mùi khai: phân nitrat amôn (NH4NO3)
Không có mùi khai: phân nitrat natri (NaNO3) hoặc nitrat kali (KNO3). Để phân biệt 2 loại nitrat này, đốt phân lên ngọn lửa:
Ngọn lửa màu vàng: NaNO3
Ngọn lửa màu tím: KNO3
+ Phân biệt các loại phân amôn.
Lấy 1 thìa phân amôn bỏ vào cốc có nước vôi trong:
Không có mui khai: phân urê CO(NH2)2
Có mùi khai: đổ tiếp vào dung dịch BaCl2. Kết tủa thành sunphat amôn (NH4)2SO2. Không kết tủa: NH4Cl hoặc NH4H2PO4. Cho AgNO3 vào dung dịch không kết tủa trên thấy:
Kết tủa màu trắng: NH4Cl
Kết tủa màu vàng: NH4H2PO4
+ Phân biệt các loại phân kali.
Hoà tan phân kali vào cốc đổ từ từ dung dịch BaCl2 vào:
Có kết tủa: K2SO4
Không có kết tủa: KCl
2. Phân biệt các loại phân khoáng ít tan hoặc không tan hết trong nước (phân lân, vôi, xianamit, kali magiê).
+ Nhận biết phân vôi: màu trắng ngà, trắng đục.
Nhỏ axit vào phân, thấy sủi bọt: CaCO3, MgCO3.
Không thấy sủi bọt: vụn sừng, prexipitat, thạch cao.
+ Phân biệt các loại phân khi nhỏ axit không sủi bọt.
Đốt trên than, đèn cồn có mùi khét: vùn sừng.
Không có mùi khét là 2 loại phân còn lại.
Nhỏ AgNO3 vào: kết tủa màu vàng: prêxipitat.
Không có màu: thạch cao (CaSO4. 2H2O)
+ Nhận biết phân kali magiê: màu xám, tan trong nước.
+ Nhận biết bột photphorit: màu đất, pH trung tính.
+ Màu đen, pH kiềm, nhỏ axit vào:
Bốc hơi, kết tủa, vệt đen: phân xianamit canxi.
Kết tủa lắng xuống đáy cốc: Tômasolac.
II . Tính toán hiệu quả kinh tế của phân bón .
Tính hợp lý trong sử dụng phân bón được thể hiện ở hiệu quả của phân bón. Hiệu quả này được biểu hiện trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của phân bón người ta thường dùng 2 chỉ tiêu: lãi ròng và lãi suất.
Lãi ròng (LR) giá trị của phần nông sản tăng lên do tác dụng của phân bón trừ đi số tiền chi phí để mua phân bón và trả công cho người bón phân:
Trong đó: LR = TN – CP. (TN: thu nhập, CP: chi phí).
Thực tế bón phân ở nước ta cho thấy lãi ròng của người nông dân đạt vào khoảng 50% số tiền bỏ ra để mua và sử dụng phân bón.
Lãi suất (LS) là thương số giữa tiền thu nhập tăng lên do phân bón (TN) với số tiền bỏ ra để mua phân bón (CP):
LS = TN/CP
Thực tế sản xuất cho thấy muốn bón phân có lãi, lãi suất phải đạt cao hơn 2.
Hiệu quả kinh tế của phân bón trong nhiều trường hợp không chỉ phát huy ngay trong vụ sản xuất đó mà nhiều lúc còn có những tác dụng tốt đối với các loại cây trồng ở vụ tiếp sau. Đặc biệt là các loại phân hữu cơ, phân hoá học có tác động tốt lên tập đoàn vi sinh vật đất, làm tăng hoạt động của nhóm vi sinh vật có ích. Vì vậy, khi tính toán hiệu quả kinh tế của phân bón cần có cách nhìn bao quát hơn.
Hiệu quả xã hội của phân bón cho đến nay chưa được nông dân chú ý đến. Bón phân cho lúa nhiều khi mang lại hiệu quả kinh tế không cao so với bón phân cho rau, hoa, cây ăn quả. Tuy vậy, lúa là cây lương thực có vai trò rất quan trọng trong đảm bảo an toàn lương thực, gìn giữ ổn định cuộc sống của nhân dân, cho nên bón phân cho lúa mang lại hiệu quả xã hội rất cao.
Bón phân có tác động rất lớn đến môi trường sống của con người, đến sự phát triển của các hệ sinh thái. Bón hợp lý cần đảm bảo tăng năng suất cây trồng nhưng không gây ô nhiễm, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người nông dân và không có những tác động tiêu cực lên các hệ sinh thái.
Bón phân hợp lý không phải là một công thức nghiệm đúng cho tất cả mọi trường hợp sử dụng phân bón ở bất cứ địa phương nào, vào bất cứ thời điểm nào. Chỉ có thể tạo được sự hợp lý khi vận dụng tốt những kết quả thu được và được tổng kết cho các trường hợp điển hình vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể một cách khoa học và sáng tạo.
Đạt được sự hợp lý trong sử dụng phân bón người nông dân có thêm nhiều nguồn thu nhập: từ năng suất cây trồng được tăng lên, từ giá trị thu được trên đơn vị diện tích được nâng cao, từ tiết kiệm được lượng phân bón, từ sự phát triển bền vững của các hệ sinh thái, từ sức khoẻ được bảo đảm, nâng cao, từ môi trường sống không bị ô nhiễm. Và đó là một trong những con đường tăng thu nhập, tiến tới làm giàu của người nông dân – cần được khai thác tốt
*) Tìm mua phân bón chất lượng cao quý khách hàng vui lòng truy cập , liên hệ theo đường link sau :
↔ Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon
↔ Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng
↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277
↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/
Theo Cục Trồng Trọt , Cục Khuyến Nông
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN LÂN NUNG CHẢY VĂN ĐIỂN
Bài viết liên quan
Cụm thi đua số 2 tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024
Ngày 02 tháng 12 năm 2024, tại Công ty cổ phần Phân lân nung...
Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão
Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...
Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển: Khẳng định vị thế mới với Giải thưởng “The best Of Vietnam 2024”
Hành trình phát triển và những dấu ấn nổi bật Công ty Cổ phần...