Kinh nghiệm dùng phân bón ở vùng khoai tây lớn
Tỉnh Thái Bình có diện tích khoai tây lớn nhất miền Bắc. Kế hoạch trồng khoai tây vụ đông 2014 khoảng 4.000 ha tập trung ở các huyện Đông Hưng, Thái Thụy, Kiến Xương, Vũ Thư và TP Thái Bình.
Từ năm 2009 tới nay, hầu hết diện tích khoai tây ở Thái Bình được bón phân chuyên dùng Văn Điển. Chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật chăm bón khoai tây đạt năng suất cao, chất lượng tốt mà bà con nông dân Thái Bình áp dụng.
Khoai tây là cây trồng vụ đông ngắn ngày (85 – 90 ngày), nếu canh tác đúng kỹ thuật có thể cho năng suất trên 30 tấn củ/ha.
Củ khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, tinh bột, canxi, hydrat cacbon, chất béo, khoáng chất và các vitamin B1, B2, B3, B6…
Để có được 30 tấn củ/ha, khoai tây lấy đi từ đất lượng dinh dưỡng đáng kể: 150 kg N, 60kg P2O5, 124 kg K2O, 9 kg magie (MgO), 16 kg canxi (CaO), 15 kg lưu huỳnh (S), 0.11 kg sắt (Fe), 0.6 kg bo (B), 0.13 kg kẽm (Zn), 0.04 kg đồng (Cu) và 0.13kg mô líp đen (Mo).
VAI TRÒ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG VỚI KHOAI TÂY
+ Đạm: Là yếu tố phân bón quan trọng cho sự phát triển thân, lá, rễ, củ. Khoai tây có nhu cầu đạm ngay từ khi mầm nhú lên khỏi mặt đất, thiếu đạm lá nhỏ, tia củ ra chậm, thừa đạm cây phát triển nhanh, thân lá, thân dớt mềm, không tập trung dinh dưỡng vào củ, dẫn dụ sâu bệnh phát triển làm cho năng suất, chất lượng củ thấp.
+ Lân: Khoai tây cần lân trong suốt thời kỳ sinh trưởng, song tập trung nhiều ở hai giai đoạn làm củ và phát triển bộ rễ, đồng thời lân có tác dụng tăng số lượng củ, chống rét, chống bệnh, tăng năng suất và phẩm chất củ bởi vậy lân cần được bón sớm.
+ Kali: Nhu cầu kali của khoai tây gần tương đương với đạm, kali có tác dụng tăng cường trao đổi chất, tổng hợp dinh dưỡng về củ, tăng tính chống chịu hạn, chống bệnh, khoai tây cần nhiều kali vào giai đoạn làm củ nên thường được bón thúc là chủ yếu.
+ Các yếu tố dinh dưỡng trung lượng: Canxi (vôi) cần thiết để điều chỉnh độ pH trong đất vì đất ở Thái Bình quá chua, khi bón canxi sẽ nâng cao độ pH thích hợp cho cây khoai tây phát triển thuận lợi.
Đồng thời canxi còn tham gia vào điều hòa các trao đổi chất trong cây, chất magie và lưu huỳnh được xem như những tác nhân quan trọng để tăng diệp lục, hấp thụ nhiều ánh sáng giúp cho sự phát triển của củ nhanh hơn, đồng thời còn điều chỉnh màu sắc của lá làm cho hiệu suất quang hợp được tăng cường.
GIỐNG VÀ THỜI VỤ
Toàn bộ diện tích khoai tây ở Thái Bình nằm trên đất sau thu hoạch lúa mùa, vụ chính trồng từ 20/10 – 5/11, thu hoạch cuối tháng giêng, đầu tháng 2 năm sau.
Vụ xuân (trồng nhân giống) trồng đầu tháng 12 thu hoạch vào đầu tháng 3 năm sau. Giống khoai tây chủ lực được trồng ở Thái Bình gồm Solara, Diamond, Atlantic đều được bảo quản giống qua kho lạnh.
+ Làm đất và lên luống: Trước khi thu hoạch lúa mùa 1 – 2 tuần cần điều chỉnh tháo nước để ruộng lúa khô vừa phải thuận lợi cho việc gặt lúa đồng thời làm đất nhẹ nhàng. Khi trồng khoai đất có độ ẩm, cây sẽ mọc nhanh, hạn chế sâu xám và bệnh nở cổ rễ.
Cày bừa đất bằng máy cần kết hợp thu gom rơm, rác và gốc rạ để hạn chế sâu bệnh lan truyền, đất nhỏ tơi là thích hợp, cục to quá làm cho củ méo mó, đất mịn quá khi tưới nước sẽ bị dí chặt.
Lên luống trồng 1 hoặc 2 hàng tùy thuộc tập quán địa phương, tùy thuộc lớp đất canh tác, ruộng có lớp đất canh tác mỏng cần làm luống rộng hơn để có đất vun luống. Luống trồng 1 hàng rộng khoảng 60 – 70 cm, luống trồng 2 hàng rộng khoảng 120 – 140 cm.
Các yếu tố dinh dưỡng vi lượng như sắt, kẽm, đồng, bo, mô líp đen cũng là những yếu tố vô cùng cần thiết để tăng chất lượng củ khoai tây, đặc biệt là nhân tố quan trọng để tổng hợp các vitamin, khoáng hòa tan. Tất cả các yếu tố đa lượng, trung lượng, vi lượng mà khoai tây cần đều có đầy đủ trong phân chuyên dùng Văn Điển. |
Phân bón: Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất cao, đối với đồng đất Thái Bình vừa chua, vừa thiếu các chất dinh dưỡng trung vi lượng thì việc lựa chọn phân bón chuyên dùng Văn Điển cho cây khoai tây là phù hợp nhất.
Phân bón lót thường dùng loại NPK 5.10.3 Văn Điển có các chất dinh dưỡng: N = 5%, P2O5 = 10%, K2O = 3%, CaO = 16%, MgO = 18%, SiO2 = 15%, S = 2% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Mo …Tổng dinh dưỡng là 58%, trong đó các chất dinh dưỡng trung vi lượng chiếm 40%.
Phân bón thúc dùng loại NPK 22.5.11 Văn Điển có dinh dưỡng như: N = 22%, P2O5 = 5%, K2O = 11%, CaO = 9%, MgO = 5%, SiO2 = 8%, S = 2%. Tổng dinh dưỡng là 62% trong đó các chất dinh dưỡng trung vi lượng chiếm 24%.
Từ thực tiễn đất đai và nhu cầu dinh dưỡng của cây khoai tây lượng phân bón được sử dụng như sau: (Xem bảng)
Thời kỳ bón | Loại phân, lượng bón trên 1 ha | Một sào (360m2) |
Bón lót | Phân chuồng hoai mục 15 – 18 tấn
Phân NPK 5.10.3 Văn Điển 700 kg |
5 – 6 tạ
25 kg |
Thúc đợt 1
(cây mọc cao 15 – 20 cm) |
Phân NPK 22.5.11 Văn Điển 280 – 300 kg | 10 – 12 kg |
Thúc đợt 2
(sau thúc đợt 1: 15 – 20 ngày) |
Phân NPK 22.5.11 Văn Điển 280 – 300 kg | 10 – 12 kg |
CÁCH TRỒNG
Với củ nhỏ, khoảng cách đặt củ 17 – 20 cm, củ bình thường khoảng cách đặt củ từ 25 – 30 cm, mỗi khóm sẽ mọc từ 3 – 4 cm, đảm bảo có trên 20 thân/m2, lượng củ giống cần cho một sào từ 55 – 60 kg.
Xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng trồng từ 200 – 250 ha khoai tây, hàng chục năm nay sử dụng phân bón chuyên dùng Văn Điển, cây mập, thân cành phát triển cân đối, màu lá xanh sáng bóng, bản lá dày, tuổi thọ lá cao đến khi thu hoạch. Đặc biệt tỷ lệ cây chết do bệnh héo xanh rất thấp, củ to, đường kính lớn hơn 5 cm gấp 2 lần so với bón phân đơn, năng suất cao ổn định từ 20 – 25 tấn củ/ha vụ, dễ tiêu thụ trên thị trường. |
Cách trồng: Sau khi rạch hàng thì bón lót phân chuồng và NPK 5.10.3 Văn Điển vào rạch rồi lấp một lớp đất mỏng, sau đó đặt củ giống. Khi đặt củ giống tránh đặt trực tiếp vào phân, làm như vậy củ giống dễ bị sót, sau đó lấp đất phủ lên củ giống 3 – 5 cm rồi vét rãnh lên luống.
Tưới nước: Từ khi trồng đến 60 – 70 ngày cây khoai tây rất cần nước, thiếu nước năng suất giảm nghiêm trọng; nếu ruộng khoai lúc khô, lúc ẩm sẽ làm cho củ dễ bị nứt.
Bà con nông dân Thái Bình thường tưới rãnh dẫn nước (hoặc tát nước) vào rãnh để nước ngấm vào luống. Các đợt tưới nước kết hợp với xới xáo làm cỏ bón phân; thông thường có 3 lần tưới: Lần 1 khi cây khoai cao 15 – 20 cm, lần 2 tưới vào thời kỳ bón phân thúc đợt 2; lần 3 tưới sau đợt tưới lần 2 khoảng sau 2 – 3 tuần.
Bón phân: Khi cây khoai cao 15 – 20 cm, xới nhẹ, rải phân thúc đợt 1 vào mép luống hoặc giữa 2 khóm khoai rồi vun luống, không bón trực tiếp vào gốc cây.
Sau bón thúc đợt 1 khoảng 15 – 20 ngày, lúc này khoai tây đã được 40 – 45 ngày tuổi thì tiến hành bón thúc đợt 2 rải phân vào mép luống hoặc giữa 2 khóm khoai và vun luống lần cuối, vét sạch đất ở rãnh luống, vun cho luống to và cao đề phòng khi ruộng bị úng nước sẽ khô nhanh.
Phòng trừ sâu bệnh: Các vùng trồng khoai tây ở Thái Bình sử dụng phân chuyên dùng Văn Điển có đầy đủ cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng đặc biệt các nguyên tố trung lượng rất cần thiết cho khoai tây từ 20 – 40% đã giúp cho cây khoai tây khỏe, sinh trưởng và phát triển cân đối, sức chống chịu cao nên rất ít sâu bệnh, đặc biệt các bệnh như héo xanh, mốc sương, nở cổ rễ , giảm thiểu thuốc BVTV.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Bài viết liên quan
Tọa đàm “Phân lân nung chảy Văn Điển cho nông nghiệp bền vững” tại Tân Hưng
Ngày 07/9, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp với...
Cây Húng Chanh cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên
Cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên Ở nước ta,...
Cây sả cách chăm sóc cây sả nhanh nở bụi, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Cây sả dễ trồng, không kén đất. Tuy nhiên, sau một thời gian tươi...
“Thức ăn độc đáo” giữ hương vị thơm ngon cho cây chè miền Bắc
“Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt...