Làm gì để ớt cho nhiều quả, mã đẹp, vị thơm cay

    Để trồng ớt hiệu quả cao, nông dân thường bón nhiều phân gà. Nhiều nơi không có phân gà để bón, nhà nông Hải Dương, Thái Bình đã tìm ra được nguồn dinh dưỡng thay thế rất tốt mà vẫn đảm bảo chất lượng rất cao cho cây ớt: Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển. 

 

Thu hoạch ớt ở Lạng Sơn. Ảnh Hoàng Văn Hương.

    Ớt là cây rau quan trọng và sử dụng phổ biến trên thế giới. Trong ớt chứa các loại vitamin A, C, D, các chất khoáng Ca, Fe, Na, P, S và một số loại axit amin, ngoài ra trong ớt còn chứa protein và chất béo. Quả ớt không chỉ là gia vị tươi không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày mà còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu. Từ quả ớt có thể bào chế ra các loại thuốc trị ngoại khoa như phong thấp, nhức mỏi, cảm lạnh hay nội khoa (thương hàn, cảm phổi, thiên thời…) nhờ chất capsaicine chứa trong quả ớt. Hiện nay diện tích trồng ớt có chiều hướng gia tăng trong cả nước.

    Cây ớt thuộc dạng cây bụi, thân thảo, thân dưới hóa gỗ, có thể sống vài năm. Cây ớt có 2 lá mầm nhưng hệ rễ cọc của cây ớt kém phát triển, hệ rễ bàng phát triển mạnh hơn nên ớt chịu hạn tốt hơn chịu ngập với yêu cầu đất trồng ớt không chua, cơ cấu thành phần nhẹ, đất thoáng xốp, thoát nước tốt. Do vậy, cây ớt phát triển tốt ở đất thịt nhẹ, đất pha cát dễ thoát nước, trong điều kiện khí hậu ôn hòa, nhiều ánh sáng. Cây ớt có khả năng chịu hạn cao, lúc ra hoa chỉ cần độ ẩm trên 70%. Song không chịu được úng, độ ẩm trên 80%, bộ rễ kém phát triển, cây còi cọc.

    Phòng bệnh cho ớt bằng… phân bón

    Ớt sinh trưởng nhanh, trong thời gian ngắn có thể cho khối lượng thân lá và hoa quả nhiều nhưng dễ nhiễm sâu bệnh, đặc biệt là bệnh thán thư. Vì vậy ớt là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao và cần đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng đa lượng (NPK), trung lượng CaO, MgO, Si, S và vi lượng Fe, Zn, Mn, Cu, B.

    Dẫn các kết quả nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng của cây ớt, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình cho biết: Để có năng suất chất lượng quả đạt từ 20- 21 tấn/ha cây ớt lấy đi từ đất 70 -100kg N, 36 -60kg P2O5, 92 – 120kg K2O, 67 -80kg CaO, 15 -20kg MgO, 2-3kg S và các yếu tố vi lượng như Zn, Cu, B. Như vậy khi trồng ớt cần phải lựa chọn những loại phân khoáng có đầy đủ và cân đối các dinh dưỡng từ đa lượng, đến trung lượng và vi lượng, cây ớt mới nâng cao được sức khỏe chống chịu sâu bệnh tốt cho năng suất chất lượng quả cao.

    Kinh nghiệm cho thấy bón nhiều phân gà cho ớt không chỉ ít sâu bệnh mà nhiều quả, mã quả đẹp và ăn rất cay. Trong điều kiện thiếu phân gà, nhiều nông dân ở Hải Dương, Thái Bình đã thâm canh ớt bằng phân bón NPK Văn Điển, cung cấp đầy đủ cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) đặc biệt các chất dinh dưỡng trung lượng và vi lượng mà các loại phân bón thông thường không có. Bón phân Văn Điển cây ớt thân to, mập, khỏe, phân cành mạnh, ra hoa đậu quả nhiều, hạn chế thối đuôi quả, mã quả đẹp, chất lượng cao.

Phân bón đa yếu tố NPK 5.12.3 (dạng viên) dùng bón lót cho cây ớt. Ảnh tư liệu.

    Một số sản phẩm phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển bón cho cây ớt mang lại hiệu quả kinh tế cao như:

    Phân đa yếu tố NPK 5:12:3, 10.10.5, 10:7:3 chuyên bón lót có hàm lượng dinh dưỡng: N = 5-10%, P2O5 = 7- 10%, K2O = 3-5% và các chất trung vi lượng khác rất cần thiết cho cây ớt; tổng dinh dưỡng đạt trên 64%.

    Phân bón đa yếu tố NPK 12:5:10, 13:3:10;  hoặc phân bón đa yếu tố NPK công thức 13:3:13 +TE, hoặc công thức 12.8.12… chuyên bón thúc, có hàm lượng dinh dưỡng: N = 12 -13%, P2O5 = 8 -13%, K2O = 10-13% và các chất trung lượng CaO, MgO,SiO2,S… và các chất vi lượng Zn, B, Cu, Co. Tổng dinh dưỡng đạt trên 61%.

    Công thức bón phân ĐYT NPK Văn Điển cho  cây ớt  

    Làm đất và trồng cây: 

    Tư vấn về công thức bón phân cho cây ớt, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh hướng dẫn bà con nông dân như sau (công thức tính trên 1 sào Bắc Bộ – 36m2). Trước khi bón phân, nhà nông cần cày xới phơi đất kỹ, sạch cỏ dại, sau đó lên luống, mỗi luống rộng 1,2m, cao 15-20cm, rộng 20cm, trồng 2 hàng, mật độ hàng cách hàng 70cm, bổ hốc cách nhau 50cm.

    Bón lót:

    Để cây phục hồi nhanh, rễ phát triển mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt cần bón: Mỗi sào Bắc Bộ, cần bón 3-5 tạ phân hữu cơ ủ mục, nếu được phân gà là tốt nhất, bón thêm 25 – 30kg phân đa yếu tố NPK Văn Điển loại chuyên bón lót, tất cả được rải đều trên mặt luống; đảo đều phân với đất rồi vét rãnh và làm phẳng mặt luống. Tùy bề ngang mặt luống mà kẻ hàng giữa trồng 1 hàng hay kẻ 2 rạch trồng 2 hàng.

    Nhà nông có thể sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.

    Trồng ớt xong, phủ rơm rạ rồi tưới đãm đảm bảo đủ ẩm cho cây trong vài ngày.

    Lưu ý rơm rạ ẩm ướt hoặc chưa hoai mục, đặc biệt  rạ trên những ruộng lúa bị nhiễm  bệnh khô vằn, bạc lá… có vô số hạch nấm và sợi nấm của nhiều loài nấm gây hại cây trồng như nấm thối gốc mốc trắng, nấm lở cổ rễ… .Đây là nguồn nấm bệnh chủ yếu có thể  lây nhiễm sang phá hại cây ớt. Do vậy cần sử lý triệt để nguồn nấm bệnh trước khi phủ luống.

    Khoảng 10 ngày đầu sau khi trồng nên luôn tưới đảm bảo đủ ẩm cho cây nhanh bén rễ và sinh trưởng.

    Bón thúc:

    Bà con nông dân sử dụng các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho cây ớt. Có thể chia làm 3-4 lần bón thúc như sau:

– Bón phân thúc bằng phân đa yếu tố NPK 12:3:10;  13:3:13 hoặc 12:8:12, lượng khoảng 40- 50kg/sào tùy mức độ thâm canh. Phân nên chia làm 3-4 lần bón:

    Lần 1: 20-25 ngày sau khi trồng hoặc xuất hiện hoa đầu: Lượng bón  10-15 kg., bón cách gốc cây 15-20cm. Có thể ngâm 15-20 phút cho bở viên phân rồi tưới xa gốc cây.

    Lần 2: Khi ớt đã đậu quả đều: Bón khoảng 10-15kg phân chuyên bón thúc; bón giữa 2 cây rồi lấp đất kín phân.

    Lần 3: Khi bắt đầu thu quả: 10-15kg phân thúc bón giữa 2 hàng cây, lấp đất kín phân

    Lần 4: Khi thu hoạch rộ và chuẩn bị cho ra hoa quả lứa sau: Bón 7-10kg phân chuyên thúc, bón giữa 2 hàng cây, lấp đất kín phân giúp cây mau lại sức và chuẩn bị cho lứa hoa quả tiếp theo.

Để có quả ớt thơm cay, mã đẹp, sai quả, nhà nông cần bón đúng và đủ dinh dưỡng đa, trung, vi lượng. Ảnh tư liệu.

     Lưu ý: Trong giai đoạn nuôi quả, ớt thường bị thối đuôi quả do thiếu canxi, do đó mặc dù đất được bón phân lân nung chảy hoặc phân đa yếu tố NPK Văn Điển đầy đủ trước khi trồng nhưng cũng nên chú ý phun bổ sung phân Clorua Canxi (CaCl2) định kỳ 7-10 ngày/lần vào lúc quả non đang phát triển để ngừa bệnh thối đuôi quả. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu quả và hạn chế hiện tượng quả bị sẹo.

    Để giảm công lao động và tăng hiệu quả sử dụng phân bón, có thể trồng ớt có phủ màng nông nghiệp. Cách làm như sau:

– Tùy theo chiều rộng màng phủ mà chia luống trồng 1 hàng hay 2 hàng.

– Rải đều toàn bộ phân hữu cơ và lượng phân bón lót ra ruộng; bừa kỹ trộn đều phân vào đất.

– Sau khi lên luống, rắc tiếp 15- 20kg phân bón thúc lên mặt luống, trộn đều với lớp đất mặt rồi làm phẳng mặt luống.

– Sau khi phủ ni lon và trồng cây, chăm sóc cây con bình thường.

– Khi ớt ra hoa rộ, vén ni lon 2 mép luống, bón tiếp 15-20kg phân bón thúc; xong lấp ni lon lại như cũ. Sau đó tưới nước vào rãnh để nước tự ngấm vào luống ớt.

    Cây ớt thuộc họ cà, cây sinh trưởng phát riển mạnh, cho năng suất sinh học khá cao, song rất dễ nhiễm sâu bệnh, nhất là các bệnh thán thư, sương mai… Nếu đảm bảo ruộng ớt luôn trong chế độ “chân ẩm, đầu khô” nghĩa là chân luống (đáy rãnh) thường xuyên đủ ẩm cho cây sinh trưởng, phát triển; nhưng từ mặt luống trở lên phải khô ráo, thoáng khí sẽ giúp bộ rễ phát triển mạnh và hạn chế sâu bệnh hại. Do vậy, giai đoạn cây con, để đảm bảo đủ ẩm thường xuyên cần tưới hốc cho cây ớt. Từ khi cây bắt đầu phân cành chỉ nên tưới ngấm, không nên té hoặc tưới nước lên thân cành ớt. Đây là giải phấp rất tốt nhằm hạn chế bệnh thán thư và bệnh sương mai hại thân, lá, quả ớt.

    Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển – cho năng suất cao. Nên tỉa cành lúc nắng ráo. Khi có cành, lá, quả bị sâu bệnh xâm nhiễm cũng nên mạnh dạn cắt bỏ và đem ra khỏi ruộng thiêu huỷ để tránh lây lan.

    Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu quả, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế quả bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

    Phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK), đặc biệt các chất trung lượng CaO, MgO, Si,  S và vi lượng Fe, Zn, Mn, Cu, B… mà các loại phân bón thông thường không có. Nhờ vậy cây ớt thân to, mập, khỏe, phân cành mạnh, ra hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, hạn chế bệnh thán thư, bệnh thối đuôi quả, mã quả đẹp, năng suất, chất lượng cao.

*) Tìm mua phân bón chất lượng cao quý khách hàng vui lòng truy cập , liên hệ theo đường link sau :

 Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

 Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

 E-mail : vandienfmp@gmail.com
↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

Trọng Hòa – Nam Phong

Nguồn : Langmoi.vn

Bài viết liên quan

Cụm thi đua số 2 tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

Ngày 02 tháng 12 năm 2024, tại Công ty cổ phần Phân lân nung...

Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...