Hà Nội , ngày 10 tháng 5 năm 2019
“Gia đình tôi sạ 15 sào (mỗi sào Trung bộ =500m2) mấy năm qua hoàn toàn dùng phân đa yếu tố NPK Văn Điển. Cây lúa cứng cáp, lá xanh sáng, tốt bền, cả vụ không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật. Năng suất vụ đông xuân trên 6 tấn/ha, vụ hè thu đạt gần 6 tấn/ha…” – bà Lê Thị Ngát – một nông dân ở xã Cam Thủy, Cam Lộ, Quảng Trị chia sẻ.
Không phải chỉ vài năm qua, mà cách đây gần 15 năm, bà con nông dân ở Quảng Trị đã được tiếp cận các mô hình trình diễn bón phân lân Văn Điển qua các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ở Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh… Nhiều địa phương đã áp dụng bón phân lân Văn Điển cho cả 2 vụ đông xuân và hè thu, cho năng suất vượt trội hơn ruộng đối chứng từ 15 – 20%.
Ông Nguyễn Văn Lục – Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Thủy Đông (xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ), cho biết: “Cam Thủy gieo cấy 300ha cả 2 vụ đông xuân và hè thu bằng các giống lúa Thiên ưu 8, Bắc thơm 7, P6… Từ khi đưa lân Văn Điển vào các giống lúa ở đây đều cho năng suất từ 6 – 6,5 tấn/vụ. Lúa cứng cây dày lá. Đặc biệt, 5 năm gần đây khi các xã viên tiếp tục đưa phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển vào chăm bón thì năng suất lúa ổn định bền vững hơn. Chúng tôi thường dùng phân bón lót cho ruộng phèn lân Văn Điển còn các chân ruộng khác bón lót, thúc khép kín bằng phân đa yếu tố NPK”.
Về chủng loại phân bón cụ thể đã dùng, ông Lục cho biết, nông dân xã Cam Thủy đã sử dụng phân bón đã yếu tố NPK 10.12.5 chuyên bón lót với tổng dinh dưỡng 61%. Họ cũng dùng loại phân chuyên bón thúc ĐYT NPK 12.5.10 với tổng dinh dưỡng 49%. Đánh giá về các loại phân bón ĐYT NPK cân đối 3 chất đa lượng N, P, K, ông Lục nói: “Những loại này có đầy đủ các chất dinh dưỡng trung – vi lượng mà các loại phân bón thông thường không có được. Khi được bón phân đa yếu tố NPK, cây lúa no đủ, ít sâu bệnh. Khi lúa chín lá đòng, thân, bông vàng ươm, độ mẩy hạt cao”.
Xuân thu nhị kỳ với năng suất 6 tấn/ha
Đồng tình với nhận xét của ông Lục, bà Lê Thị Ngát – một nông dân khác- cũng kể lại với chúng tôi: “Gia đình tôi sạ 15 sào (mỗi sào Trung bộ =500m2) mấy năm qua hoàn toàn dùng phân ĐYT NPK Văn Điển, mỗi vụ chỉ bón 3 đợt: Đợt 1 bón lót bằng ĐYT NPK 10.12.5, mỗi sào 25 kg trước lúc sạ giống, sau sạ giống 10 – 12 ngày bón thúc 6 – 8 kg ĐYT NPK 12.5.10, sau sạ giống 20 – 25 ngày bón thúc tiếp 10 – 15 kg ĐYT NPK 12.5.10 là kết thúc. Cây lúa cứng cáp, lá xanh sáng, tốt bền, cả vụ không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật năng suất vụ đông xuân trên 6 tấn, vụ hè thu gần 6 tấn, phân bón NPK Văn Điển rất phù hợp với đồng ruộng Cam Thủy” .
Không riêng gì nông dân xã Cam Thủy (huyện Cam Lộ), bà con nông dân ở Gio Thành, huyện Gio Linh cũng có những trải nghiệm tích cực khi dùng phân NPK Văn Điển. Ông Hoàng Văn Sinh – một người dân xã Gio Thành chia sẻ với chúng tôi: “Sau buổi tập huấn, tôi mới hiểu ngọn ngành trong phân bón NPK Văn Điển có những chất gì tác dụng đối với cây lúa hiểu được sự đầy đủ cân đối dinh dưỡng trong phân bón Văn Điển bởi thế cây lúa tốt thật. Vụ hè thu mà lúa đạt trên 6 tấn thóc/ha đấy! Gia đình gieo sạ 2ha chủ yếu lúa P6 và một phần BT7, hoàn toàn sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển nhiều vụ rồi. Phân chất lượng tốt, giá cả phải chăng, hiệu quả. Ở Gio Thành này, hầu hết bà con dùng phân bón Văn Điển. Đất ở đây chua, nghèo màu, tầng đất nông, bởi vậy phân bón Văn Điển ngoài khử chua, ém phân còn cung cấp đủ các chất nên lúa tốt dai, tốt bền, năng suất ổn định, người nông dân rất mến mộ loại phân này”.
Tìm hiểu thêm nhu cầu phân bón Văn Điển của bà con nông dân trong vùng chúng tôi tìm gặp nhà phân phối vật tư nông nghiệp Linh Nga ở thành phố Đông Hà. Chủ đại lý vật tư này cho biết: “Trong 10 năm qua, mỗi năm công ty cung ứng hàng ngàn tấn phân lân và phân NPK Văn Điển cho vùng này. Từ góc độ người bán hàng, tôi thấy phân lân nung chảy Văn Điển, phân đa yếu tố NPK Văn Điển rất phù hợp với cây lúa trên vùng đất này”.
Còn nông dân ở huyện Vĩnh Linh thì quá quen thuộc với phân bón Văn Điển, bởi qua nhiều lần đi qua vùng đất này, chúng tôi đều ghé thăm và hỏi bà con về hiệu quả các loại phân bón. Một trong những kinh nghiệm của chúng tôi khi tìm hiểu về nhu cầu cũng như sự tín nhiệm của bà con nông dân, chính là tìm hiểu về doanh số và đánh giá của đại lý phân bón địa phương. Bởi người dân có đầu tư loại phân bón nào hiệu quả, họ mới tín nhiệm mua loại đó nhiều nhất. Và thành công của nông dân cũng chính là “nguồn sống” của các đại lý vật tư nông nghiệp, xa hơn, đó cũng là thành công của doanh nghiệp sản xuất phân bón.
Để minh họa cho ý này, chúng tôi xin ghi lại ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Ánh – Chủ đại lý vật tư nông nghiệp khu vực Vĩnh Linh – cơ sở cung ứng phân bón NPK Văn Điển ở huyện này. Ông Nguyễn Ngọc Ánh không ngại ngần chia sẻ: “Nông dân Vĩnh Linh đã sử dụng nhiều loại phân bón nhưng phân bón Văn Điển cho hiệu quả cao hơn, lúa tốt đều, ít sâu bệnh, đặc biệt các vùng trồng lúa thơm, nếp… thì bón NPK Văn Điển cho chất lượng gạo cao. Nhiều năm qua, theo nhu cầu của bà con, chúng tôi đã phân phối hàng ngàn tấn phân đa yếu tố NPK Văn Điển, có kèm theo hướng dẫn, bán chậm trả cho bà con trong vùng. Một điều khiến cả chúng tôi cũng như nông dân yên tâm là Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển không những cam kết về chất lượng các loại sản phẩm của họ, mà còn khẳng định trách nhiệm đến cùng với bà con khi sử dụng sản phẩm”.
Giải pháp tốt cho đất chua, nghèo phù sa ở Quảng Trị
Phân tích thêm về đặc điểm đất nông nghiệp Quảng Trị, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự (nguyên Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu phân bón sử dụng cho cây lúa vùng này) cho biết: Quảng Trị có trên 20.000ha đất trồng lúa tập trung ở các huyện Triệu Phong, Gio Linh, Cam Lộ và Vĩnh Linh, đất lúa ở đây hầu hết có tầng canh tác mỏng, chua nhiễm phèn. Hàm lượng các chất lân, kali dễ tiêu rất nghèo đặc biệt các chất trung vi lượng như canxi, magie, silic cùng vi lượng thiếu trầm trọng nguyên nhân là do địa hình dốc, độ chia cắt mạch giữa vùng núi và đồng bằng hẹp ven biển. Mặt khác chất lượng đất do phù sa nghèo của các sông Bến Hải, Thạch Hãn bồi tụ nên.
Cũng theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, vào mùa mưa ở Quảng Trị, dòng chảy xiết đất rửa trôi mạnh mất màu. Bên cạnh đó việc canh tác lúa thiếu hụt. Thậm chí nhiều nơi không có phân hữu cơ bón ruộng. Nông dân chủ yếu sử dụng phân hóa học, bón phân đơn, các loại phân NPK thông thường chỉ có duy nhất 3 thành phần là đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O), thiếu toàn bộ các chất canxi, magie, silic cùng các chất vi lượng. Theo kết quả nghiên cứu khoa học, để đạt 8 tấn thóc/ha cây lúa lấy đi từ đất 140 kg N, 60 kg P2O5, 125 kg K2O, 450 kg SiO2, 40 kg CaO, 23 kg MgO, 5 kg S, 150g B, 150 g Zn, 100g Cu… Như vậy đất đã thiếu hụt dinh dưỡng trung lượng, vi lượng, người nông dân lại chăm bón công thức các chất trung vi lượng thành ra cây lúa khủng hoảng thiểu, lúa sinh trưởng phát triển mất cân đối, chủ yếu phát triển thân lá, bông bé, ít hạt, sức đề kháng sâu bệnh giảm kéo theo sâu bệnh phát triển, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng nhiều ô nhiễm đất, nước, chất lượng lúa gạo thấp. Và như trên đã phân tích, phân bón Văn Điển là một giải pháp rất tốt, nhiều nơi là giải pháp tốt nhất, cho những những cánh đồng lúa của Quảng Trị.
Theo các chuyên gia, phân lân nung chảy Văn Điển kiềm tính (pH = 8 – 8,5, 1kg lân có tác dụng khử chua tương đương 0,5kg vôi bột) không độc hại, không tan trong nước, tan tốt trong dịch chua của rễ cây; khi bón qua đất, phân không bị rửa trôi, không gây ra hiện tượng “phú dưỡng” do phân bón thừa tan vào nước, rong rêu phát triển thu oxy làm nghẹt rễ lúa, thủy sản; cung cấp lân và các chất dinh dưỡng trung vi lượng từ đầu đến cuối vụ.
Nguồn: Langmoi.vn Việt Hà – Nam Phong