Nông dân trồng cam sành VIETGAP “ăn nên làm ra” nhờ loại phân bón này

 
  Mỗi năm, hàng chục nghìn tấn phân Văn Điển các loại được tiêu thụ tại Bắc Quang (Hà Giang) và Hàm Yên (Tuyên Quang) phục vụ canh tác cam sành theo tiêu chuẩn VIETGAP

  Khảo sát hai vùng trọng điểm trồng cam mang thương hiệu cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang và huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang cho thấy, tại Bắc Quang có hơn 6.000 ha cam sành, trong đó có hơn 4.000 ha cam kinh doanh, còn tại huyện Hàm Yên có trên 7.000 ha cam sành, trong đó chiếm gần 70% diện tích đang cho thu hoạch.

  Cả hai vùng cam đặc sản của hai tỉnh đều có thương hiệu cam sành quốc gia và trồng cam theo tiêu chuẩn VIETGAP đã trở thành hướng sản xuất chính của bà con nông dân các dân tộc.

Cam sành Hàm Yên được bón phân Văn Điển

  Với đặc thù khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp với cây cam sành như tầng đất canh tác dày hàng mét, tơi xốp, cơ giới nhẹ, dễ thoát nước và thấm nước, thuận lợi cho bộ rễ cây phát triển, những năm trước đây do nhận thức của bà con trồng cam còn hạn chế chưa được tiếp cận phân bón Văn Điển, do chạy theo năng suất nên việc đầu tư quá mức đã làm thiếu đi rất nhiều loại dưỡng chất như canxi (CaO); magie (MgO); silic (SiO2); lưu huỳnh (S) và các chất vi lượng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh trưởng, phát triển cho năng suất, chất lượng cam sành Bắc Quang và Hàm Yên.

  Bắt đầu từ năm 2003, phân bón Văn Điển có mặt trên đất cam sành bằng những thực nghiệm đồng rộng tại các nhà vườn của bà con nông dân sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển bón cho cam. Do trong đất thiếu quá nhiều loại chất dinh dưỡng mà trong phân lân nung chảy Văn Điển lại đáp ứng được nên các thực nghiệm đều cho kết quả tốt, mở ra hướng đột phá lớn trong thâm canh cam sành ở Bắc Quang và Hàm Yên.

Cam sành được bón phân lân nung chảy Văn Điển cho trái ngọt, chất lượng tốt, năng suất cao

  Ông Nguyễn Ngọc Hồng ở xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang (Hà Giang) cho biết lần đầu tiên vào năm 2005 gia đình bón lân Văn Điển cho 50 gốc cam sành, sau 5 tháng thấy 50 gốc cam được bón lân Văn Điển đổi khác, bộ lá dày, xanh đậm, vỏ cành nhẵn, cây khỏe vượt trội hơn các cây chưa bón, vụ thu hoạch cam của 50 cây bội thu năng suất cao, thịt quả vàng sậm, ngọt đậm.

  “Thấy vậy, năm sau còn trên 400 cây gia đình tôi sử dụng 100% phân lân Văn Điển và đến ngày nay trên 2 ha cam của gia đình đều sử dụng phân Văn Điển, bao gồm lân và phân NPK. Thương hiệu phân bón Văn Điển rất tuyệt, đã gắn bó với vườn cam của gia đình hơn 10 năm”, ông Hồng vui mừng chia sẻ.

Bón phân Văn Điển, thương hiệu cam sành Hàm Yên được ưa chuộng bởi người tiêu dùng

  Ở xã Yên Phú, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang có gần 400 ha cam sành, trong đó có hơn 250 ha đang cho quả. Chị Nông Thị Loan tâm sự: “Phân bón Văn Điển bón cho cam đã được hơn chục năm, nông dân mê lắm vì nó tốt, hợp cây cam sành, ít bệnh, ít sâu, cây lá xanh dai, cho năng suất cao, quả ngọt, gia đình tôi có 2.000 gốc, hàng năm đều mua từ đại lý phân bón ở xã trên 4 tấn lân và trên 3 tấn đa yếu tố NPK chuyên dùng Văn Điển.

  Người trồng cam ở xã Yên Phú này “mê” phân bón Văn Điển, hầu như các nhà vườn ở Yên Phú đều biết đến thương hiệu phân bón Văn Điển và sử dụng cho cây cam nhiều năm nay. Hiện nay, bà con trong xã mỗi vụ tiếp nhận hàng trăm tấn phân bón Văn Điển cho thâm canh cây cam sành Hàm Yên theo tiêu chuẩn VIETGAP”.

  Trao đổi với phóng viên, ông Ninh Ngọc Cơ – chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp Cơ Hòa, huyện Hàm Yên, chia sẻ khoảng mười năm trở lại đây, cam sành Hàm Yên có thương hiệu, bán được giá, do đó người dân đầu tư cho cây cam nhiều hơn. Mỗi năm, đại lý Cơ Hòa cung ứng trên địa bàn huyện Hàm Yên hàng ngàn tấn phân lân và NPK Văn Điển chất lượng cao cho bà con trồng cam ở các xã trong huyện.

  “Bà con nông dân tin tưởng nhất là phân bón Văn Điển đảm bảo chất lượng về tiêu chuẩn dinh dưỡng, hiệu quả cao trên đồng ruộng, cây khỏe, tốt bền, ít sâu bệnh, cho năng suất cao, chất lượng cao đủ tiêu chuẩn VIETGAP, dễ tiêu thụ trên thị trường”, ông Cơ cho biết.

Nông dân xã Yên Phú (Hà Giang) mỗi vụ tiêu thụ hàng nghìn tấn phân bón Văn Điển để canh tác cam sành Hàm Yên theo tiêu chuẩn VIETGAP

  Chủ nhiệm Hợp tác xã Hoa Sơn – đơn vị cung ứng phân bón Văn Điển tại địa bàn huyện Bắc Quang (Hà Giang) cho biết, xuất phát từ nhu cầu của bà con nông dân các dân tộc trồng cam sành trong vùng, hàng năm HTX cung ứng trên 2.000 tấn phân lânđa yếu tố NPK Văn Điển.

  Thực tế đã có rất nhiều loại phân bón trên địa bàn, nhưng phân bón Văn Điển vẫn được ưa chuộng bởi đặc tính phù hợp với đồng đất cây cam với đầy đủ tất cả mọi chất dinh dưỡng mà cây cam cần như chất đa lượng N.P.K, chất trung: vôi, magie, silic, lưu huỳnh, chất vi lượng bo, kẽm, mangan, sắt, đồng, coban…

Cam sành Bắc Quang được bón phân lân và đa yếu tố NPK Văn Điển đã trở thành nông sản đặc trưng nổi tiếng tại Hà Giang

  Điều đặc biệt là chất lân trong phân lân, trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển tan từ từ ít bị rửa trôi, cung cấp lân cho cây từ từ suốt cả vụ, cây chưa dùng hết thì nằm lại trong đất cung cấp cho cây vụ sau.

  Chính đặc điểm này mà nhiều vườn cam sành Bắc Quang đã trên 20 năm tuổi sau khi bón phân Văn Điển cam trẻ lại cho năng suất cao, chất lượng tốt, “tiếng lành đồn xa”, lan tỏa nhiều bà con nông dân trồng cam trong vùng, thương hiệu phân bón Văn Điển đã có mặt trên mọi địa phương trồng cam ở Bắc Quang.

 Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

 Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

 E-mail : vandienfmp@gmail.com

↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

 

                                                                                                                                           Trần Bản

                                                                                                                       Nguồn : tapchicongthuong.vn

Bài viết liên quan

Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...

TVC giới thiệu các sản phẩm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Thực hiện kế hoạch của Tổng giám đốc Tập đoàn về việc tổ chức...