Phân bón nào là “cao lương mỹ vị” của cây chè phía Bắc?

Hà Nội , Ngày 15 tháng 04 năm 2019 

 

  Người trồng chè các tỉnh miền núi phía Bắc đã và đang sản xuất ra nguyên liệu cho món đồ uống hấp dẫn hàng chục triệu người, góp phần hình thành văn hóa trà độc đáo của người Việt Nam. Nhưng không ít nhà nông vẫn chưa chú ý đúng mức đến việc “thết đãi” cây chè “thức ăn” gì, trong khi một số dinh dưỡng cần thiết trong đất đang cạn dần sau hàng chục năm khai thác.

 

  Theo quy luật, con người muốn có chè ngon, thì cây chè ngoài yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu, nó cũng cần được đáp ứng nguồn dinh dưỡng bổ sung tốt. Đặc biệt, nếu là những loại phân bón có nguồn gốc khoáng như phân bón Văn Điển thì có thể ví chúng như là “cao lương, mỹ vị” của cây chè.  

Lãi nửa tỉ đồng từ cách làm chè năng động  

  Với nhiều người trồng chè nói chung, thu nhập từ loại cây này dù không quá cao nhưng đều đặn. Tuy nhiên, cũng có những điển hình có cách làm hay, kết hợp sản xuất với chế biến, dịch vụ đã mang lại thu nhập cao thấy rõ. Đó là anh nông dân giỏi Nguyễn Mạnh Thắng ở thôn Trung Long, xã Trung Yên (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Anh từng mạnh dạn tuyên bố: “Chỉ làm chè thôi, tôi có gần nửa tỷ đồng mỗi năm”.  Không chỉ làm giàu cho mình, anh Thắng còn tạo việc làm, thu nhập cho hàng chục người dân địa phương.  

Vùng-chè-Tức-Tranh-Vô-Tranh-Phú-Đô-huyện-Phú-Lương-Thái-Nguyên.-Ảnh-Tư-liệu

Khi mới lập gia đình, anh Thắng được bố, mẹ cho 1 sào đất trồng chè, anh   lặn lội sang Thái Nguyên học hỏi từ những người  trồng chè có kinh nghiệm ở Thái Nguyên. Trở về, anh áp dụng những kinh nghiệm mới học được vào vườn chè của gia đình,vay vốn thuê đất, mở rộng diện tích chè lên 3ha. Các  giống chè địa phương, năng suất thấp được anh thay thế bằng giống chè mới như: LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên. Thay vì bón phân 2 lần/năm cho chè như trước; giờ cứ 2 tháng anh lại bón phân một lần, cây chè lúc nào cũng đủ dinh dưỡng.

“Từ khi thay đổi giống và thời gian, liều lượng bón phân, cây chè sinh trưởng, phát triển xanh tốt hơn hẳn trước đây. Năng suất chè cũng được nâng lên rõ rệt, tăng thêm từ 4- 5 tấn/ha/năm so với trước đây. Nếu đầu tư hệ thống tưới ẩm, giúp cho cây chè luôn đủ nước ở tất cả các mùa, năng suất sẽ cao hơn rất nhiều” – anh Thắng cho biết. Cùng với việc mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng nguyên liệu chè, anh Thắng mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc chế biến chè thành phẩm bán ra thị trường và bao tiêu luôn cả sản phẩm chè tươi cho nhiều hộ nông dân trong vùng.

Để phân không bị “rửa trôi” trên đất dốc

Liều lượng bón phân – đó là một trong những bí quyết thành công của anh Nguyễn Mạnh Thắng. Nhìn bao quát hơn đối với đặc điểm thổ nhưỡng toàn vùng chè miền núi phía Bắc, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình phân tích:  Chè thích hợp nhất trên đất có nhiều mùn, độ dày tầng đất từ 60cm trở lên, đất giữ ẩm tốt nhưng phải thoát nước. Đất trồng chè có phản ứng chua, pH tốt nhất là 4,5 – 5,5. Độ pH (hay nồng độ H+) của đất tuy ít ảnh hưởng trực tiếp đến  sinh trưởng cây chè, nhưng  nó ảnh hưởng đến sự phân giải phân hóa học và các chất khó tiêu trong đất thành các chất dễ tiêu cho cây; nó xác định vai trò của các dinh dưỡng khoáng cho cây trồng. pH thấp  hạn chế sự phát triển rễ, làm rối loạn chức năng của màng plasma, vách tế bào, hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt của mô phân sinh đỉnh; mặt khác còn ảnh hưởng xấu đến sự sử dụng các chất  N,P, K, Ca, Mg của cây chè… Đất quá chua  có thể  gây ngộ  độc nhôm (Al) cho cây.(Trong môi trường pH < 5,0 các chất  Al, Fe, và Mn trở nên dễ hoà tan và có thể gây độc cho cây).

Cũng theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, qua phân tích hóa lý tính đất trồng chè ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy  đại bộ phận là đất dốc, tầng đất canh tác mỏng  50- 60cm. Mùa mưa đất đai bị rửa trôi, xói mòn, mùa khô cây chè gặp hạn trầm trọng. Trong quá trình canh tác, các chất dinh dưỡng trong đất, một phần bị lấy đi theo sản phẩm thu hoạch, phần lớn bị mất đi do quá trình xói mòn và rửa trôi. Mặt khác, kỹ thuật canh tác và sử dụng phân bón hiện nay chưa phù hợp: Nông dân ít sử dụng phân hữu cơ mà chủ yếu bón các loại phân giúp cho chè xanh ngay nên thường chỉ bón phân đạm và ka ly; thậm chí  sử dụng quá nhiều chất đạm làm búp chè tích nước, lá mỏng, nhanh thu hái nhưng cây chóng cỗi, sâu bệnh nhiều nhất là nhện đỏ và bệnh phồng lá. Mặt khac, nông dân thường dùng phân lân gốc acid dẫn đến làm mất cân đối chất dinh dưỡng  cho cây chè, làm cho đất bị chua hóa, tăng hàm lượng Al3+, Fe3+ , làm tăng độ bạc màu và làm xấu đi thành phần lý, hóa tính của đất.. Đó là những nguyên nhân chính làm giảm năng suất, chất lượng chè búp

Sản phẩm chính của cây chè miền núi phía Bắc là “búp chè”, được thu hái nhiều lần trong năm với khối lượng chất xanh lớn, bởi vậy cây chè phải cần nhiều chất dinh dưỡng. Các nhà khoa học đã xác định: Để đạt 2 tấn chè búp khô/1 ha, cây chè lấy đi khoảng 80kg N, 40kg P2O5, 30kg K2O, 8kg MgO, 16kg CaO và các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), Môlípđen (Mo)…. Nếu năng suất 3 tấn chè búp khô/ha thì nhu cầu dinh dưỡng của cây chè tăng gấp trên 2 lần, đặc biệt các chất trung lượng như ma nhê, can xi và các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen… cây chè cần rất nhiều.

Muốn có búp chè ngon, cần “hậu đãi” gốc chè

Búp chè ngon không phải tự nhiên sinh ra, mà nó là kết quả của một quá trình sinh trưởng từ gốc rễ cây chè, thậm chí sâu xa hơn là từ lòng đất với những nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng xung quanh bộ rễ cây chè. Không có thức ăn đầy đủ, cây chè cũng như con người, sẽ không được khỏe mạnh và cho năng suất như ý muốn.

Vậy “thức ăn” nào được coi là “cao lương, mỹ vị” cho cây chè? Các chuyên gia cho rằng, đó là các loại phân bón có nguồn gốc khoáng tự nhiên. Theo hồ sơ kỹ thuật được các chuyên gia phân bón thừa nhận, phân nung chảy Văn Điển, được phối hợp tinh tế 3 loại quặng: Apatít, Secpentyl, sa thạch, với công nghệ nung chảy ở nhiệt độ 1.450oC và làm lạnh đột ngột đã cho ra sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều  chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… Giàu chất kiềm và kiềm thổ nên  là loại phân bón có tính kiềm tiềm tàng.

Một dụng cụ cải tiến làm cỏ bón phân cho cây chè được áp dụng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Ảnh Tư liệu.

Chỉ khi cây tiết a xít hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan và phóng thích ra các ion A++ vừa có tác dụng khử chua vưà bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng nói chung và cây chè nói riêng.

Kết hợp với các chất đạm, kaly và các nguyên tố vi lượng để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK 5:10:3 chuyên bón lót và ĐYT NPK chuyên bón thúc cho chè kinh doanh: công thức 16.8.8 hoặc 16.8.4 với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến 58 – 64%; ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P2O5, K2O), các chất trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S… còn có các chất vi lượng như Cu, Mn, Bo, Co, Mo, Zn… rất cần thiết cho sự phát triển của cây chè mà các loại phân bón khác không có.

Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh nhận xét: “Phân bón chuyên dùng NPK Văn Điển vượt trội hơn tất cả các loại phân bón khác ở chỗ cân đối dinh dưỡng đa lượng NPK, giàu dinh dưỡng trung lượng”. Theo đó, vôi chiếm đến 10% vừa khử chua đất, điều chỉnh độ pH phù hợp với môi trường của cây chè, đồng thời cung cấp canxi cho cây. Lượng magie trong phân cũng chiếm từ 5-7% giúp cho cây chè tăng hiệu suất quang hợp tích lũy nhiều dinh dưỡng vào búp và lá.., Các yếu tố silic và lưu huỳnh cũng chiếm tỷ lệ cao 8-13% làm cho đất tơi xốp thông thoáng, giúp bộ rễ phát triển nhanh, nâng cao khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, tổng hợp các chất khô. Các nguyên tố vi lượng giúp cho cây chè tổng hợp các vitamin tạo hương vị thơm đặc trưng. Chè được bón phân đa yếu tố NPK chuyên dùng Văn Điển thỏa mãn cả chu kỳ niên vụ, giúp cây khỏe, ít sâu bệnh năng suất cao đặc biệt giảm thiểu tối đa thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao chất lượng chè sạch cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.  

Kỹ thuật bón phân: “Của cho không bằng cách cho”

Có phân bón tốt rồi, nhưng nếu không nắm vững kỹ thuật bón phân, thì giống như thiên hạ nói, của cho không bằng cách cho. Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, để cây chè tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng từ phân bón Văn Điển, người trồng chè cần lưu ý cách bón và lượng phân bón cho một sào chè Bắc bộ như sau:

Chè trồng mới:

– Bón lót:Trộn phân Đa yếu tố NPK 5:10:3 dạng viên với phân hữu cơ ủ mục, bón lót sâu trước khi trồng.

– Bón thúc: Lần 1 bón sau trồng khoảng 2-3 tháng ; các lần sau bón vào tháng 4, tháng 8 năm sau. Dùng phân bón ĐYT NPK 16:8:4 , hoặc 16:8:8, rải phân cách gốc 15-20cm, kết hợp xới cỏ, vun gốc.

Chè kinh doanh:

-Bón sâu hàng năm vào những tháng cuối năm, trời khô rét :

-Kẻ rạch sâu 5-10cm giữa 2 hàng chè

-Rải 20-25kg Đa yếu tố NPK 5:10:3 và phân hữu cơ ủ mục.

-Làm cỏ, lấp đất, phủ cỏ, phủ rác (không nên phủ bã mía, mùn cưa).

-Đốn chè và tủ gốc chè.

-Bón thúc bằng phân đa yếu tố NPK 16:8:8, 16:8:4

Có thể bón sau mỗi lứa chè hoặc bón vào các tháng 2,3 ; 5,6 ; 8,9.

Bà con nông dân nên ngày tạnh ráo (trước khi trời mưa hoặc sau khi đất còn ẩm, không nên bón khi trời nắng nóng), ghé lưỡi cuốc tạo rạch sâu 3-5cm giữa 2 hàng chè rồi rải phân, tuyệt đối không bón phân trên tán lá, sau đó lấp đất, phủ rác. Nếu dùng công cụ cải tiến dưới đây người lao động ít bị nhức tay mà năng suất cao hơn nhiều. Lượng bón tùy thuộc năng suất chè búp đã thu hoạch.

Để có số liệu tra cứu, nhà nông có thể tham khảo bảng sau:

Bảng tra cứu liều lượng phân bón cho cây chè miền núi phía Bắc, theo khuyến cáo của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh.


Ghi nhớ:
Phân bón được vùi vào đất sẽ không bị rửa trôi và cây chè ăn dần  trong suốt vụ.

Phân bón ĐYT NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa – trung – vi lượng, giúp cho cây chè sinh trưởng phát triển khỏe, cân đối về bộ rễ, thân lá; giúp cho búp chè lên đều, năng suất và chất lượng búp tăng, tăng mật độ búp non, đặc biệt tỷ lệ búp mù xoè giảm đi rất nhiều. Ngoài ra còn giúp cây chè tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi.

Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

E-mail : vandienfmp@gmail.com

↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

 

                                                              Nguồn: Langmoi.vn                     Trọng Hòa – Nam Phong

 

 

 

 

Lưu ý: Khi dùng file ảnh Bảng tra cứu, vào đúng vị trí nội dung bảng trong bài, và bỏ bảng biểu trong bài đi để tránh trùng lặp.

Bài viết liên quan

CBTT số 155, 156 BC tài chính

– Xin mời quý vị nhấn vào link sau để đọc tài liệu : CBTT...

Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển: Âm vang khúc ca người thợ năm 2024

Công ty Cổ phần Phân lân Văn Điển tổ chức Hội diễn văn nghệ...

Phân bón Văn Điển – lựa chọn thông thái của nông dân thời đại 4.0

Những ngày đầu xuân, năm mới Giáp Thìn ở các tỉnh phía Bắc có...