Phân bón Văn Điển cho cam Cao Phong
Thành quả có được ngày hôm nay, ngoài việc lựa chọn được giống cam thích hợp thì quy trình canh tác, bón phân hợp lý góp phần rất lớn trong việc tạo ra thương hiệu cam Cao Phong.
ĐẤT KIỆT NỞ HOA
Năng suất chỉ tương đương bằng năm ngoái, nhưng năm nay cam Cao Phong lại rất được giá. Hiện, các nhà vườn đang rao bán từ 30.000 – 35.000 đ/kg nên nhiều nhà vườn trúng lớn.
Với giá này, bình quân người trồng cam thu 400 – 450 triệu đ/ha. Vì vậy, nhiều hộ dân tại Cao Phong có thu nhập vài tỷ đồng từ cam là chuyện bình thường. Nhờ trúng vụ cam này, thị trấn Cao Phong trở thành nơi có thu nhập cao nhất tỉnh Hòa Bình.
Để có một vụ cam bội thu, ngoài giống, công chăm sóc của người dân, tác động từ việc cam Cao Phong được chỉ dẫn địa lý và bảo hộ thương hiệu cũng là rất lớn. Tuy nhiên, một yếu tố nữa không thể không nhắc đến trong hành trình góp phần làm nên thương hiệu là hàng chục năm trở đây người dân Cao Phong đã tin tưởng sử dụng phân bón Văn Điển.
Không giấu được niềm vui, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Vũ Đình Việt chia sẻ: “Nhờ có chỉ dẫn địa lý, thương hiệu nên người dân tin tưởng đầu tư thâm canh nhiều hơn. Trong thâm canh cam chúng tôi xác định phân bón Văn Điển rất phù hợp với đất đai, cây trồng và tập quán canh tác của bà con nơi đây. Bởi nó vừa giúp tăng năng suất, năng cao chất lượng cam lại có ý nghĩa về cải tạo đất nên nói phân Văn Điển góp phần làm nên thương hiệu cam Cao Phong là hoàn toàn chính xác”.
Được biết, huyện Cao Phong có 1.200 ha cam, sản lượng đạt 17.000 tấn. Các giống cam đang trồng là Xã Đoài, CS1, cam Canh, V2 chín muộn. Đất trồng cam của Cao Phong chủ yếu là đất đồi màu vàng, tạo ra do quá trình phong hóa đá feranit, tầng canh tác dày, độ pH từ 5 – 5.5.
Tuy đất đai màu mỡ, nhưng do trồng cam từ những thập kỷ 70, 80 của thế kỷ trước đến nay khiến đất đai bị suy kiệt. Nguyên nhân do cam là cây ăn quả có bộ rễ ăn sâu, tán rộng, năng suất cao nên việc hấp thụ trong đất một lượng dinh dưỡng rất lớn.
Nhận xét khách quan về tác dụng của phân bón Văn Điển đối với cây cam, GĐ Cty TNHH MTV cam Cao Phong, Nguyễn Văn Ánh nhấn mạnh: “Qua nhiều năm áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp đối với cây cam, trong đó có việc sử dụng phân bón Văn Điển chúng tôi nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài ý nghĩa lâu dài về cải tạo đất để SX bền vững, phân bón Văn Điển còn giúp cây cam xanh tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và sự khắc nghiệt của thời tiết. Nhờ vậy, năng suất cam của chúng tôi tăng gấp 3 lần. Phân bón Văn Điển góp phần quan trọng làm nên thương hiệu cam Cao Phong”. Để bù lại sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng (nhất là các nguyên tố trung, vi lượng giúp tạo nên hương vị cam), cải tạo đất chua, hạn chế sự rửa trôi phân bón (chủ yếu trồng trên đất đồi dốc) người dân Cao Phong chủ yếu dùng lân Văn Điển và mấy năm trở lại đây kết hợp với phân đa yếu tố NPK Văn Điển.
NGƯỜI BẠN ÂM THẦM
Lý do gì khiến phân bón Văn Điển được người dân nơi đây tin tưởng như vậy?
Theo tài liệu do các nhà khoa học cung cấp, phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân ngoài chất dinh dưỡng chính là lân còn có các chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng như vôi, manhe, silic, đồng, Bo, mangan, sắt, kẽm, molipden, coban…
Phân có tính kiềm (pH 8 – 8.5), không độc hại, không tan trong nước mà tan trong dung dịch chua của rễ cây tiết ra nên khi bón xuống đất không bị rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng từ đầu vụ đến cuối vụ.
Nếu cây sử dụng không hết thì phân giữ lại trong đất cho vụ sau. Phân bón Văn Điển có tác dụng cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, không làm cho đất chua, chai cứng như các loại phân hóa học khác.
Quả thực, việc sử dụng phân Văn Điển đã thành tập quán và góp phần giúp nhiều hộ nông dân ở Cao Phong thu hàng tỷ đồng trong vụ cam này. Điển hình là gia đình ông Nguyễn Thế Bình, xã Tân Phong.
Ông Bình chia sẻ kinh nghiệm, lân Văn Điển bón cho cam qua đông có tác dụng tạo cho cây có bộ rễ tốt, cứng cây, xanh lá. NPK Văn Điển bón thúc các đợt lộc xuân, hè, thu, mỗi đợt bón từ 0,5 – 1,5 kg/gốc tùy theo tuổi cây và tán cây. Bón như vậy cây sẽ cân đối được dinh dưỡng, tăng khả năng chịu hạn, chịu rét, chống bệnh tốt.
Từ bón phân lân đơn thấy hiệu quả, nhiều gia đình đã chuyển sang bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cam, vừa giảm được số lần bón, giảm chi phí và năng suất, chất lượng cam tốt hơn.
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển ngoài dinh dưỡng lân còn có đầy đủ các chất trung lượng và vi lượng, nó còn có đạm, kali, các chất dinh dưỡng trên được phối trộn một cách cân đối phù hợp với từng loại cây và từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cam có 2 loại: NPK 5.10.3 và NPK 16.6.16. Về cách bón: Cam từ 2 – 4 năm tuổi bón 1 cây 1,5 – 2 kg phân NPK 5.10.3, 1,5 – 2,5 kg phân NPK 16.6.16. Cam từ 5 – 10 tuổi bón 1 cây 2 – 3 kg phân NPK 5.10.3, 2,5 – 3 kg NPK 16.6.16. Cây trên 10 tuổi bón 1 cây 4 – 4,5 kg phân NPK 5.10.3, 3,5 – 4 kg phân NPK 16.6.16.
Cách bón: Lần 1 (đón hoa) tháng 1, 2 bón 60% lượng NPK 16.6.16, lần 2 (bón thúc khi quả bằng ngón tay) bón 40% lượng NPK còn lại. Lần 3, sau khi thu hoạch quả 25 – 30 ngày bón toàn bộ phân NPK 5.10.3 cuốc đất xung quanh cách gốc từ 20 – 40 cm, sâu 5 – 6 cm, bón phân sau lấp đất phủ kín phân.
Nếu đất khô cần tưới nước để cam hấp thụ phân được thuận lợi.
Sở hữu diện tích cam nhiều nhất huyện trên 400 ha, Cty TNHH MTV Cam Cao Phong (năm 2013 lọt vào “tốp” 50 doanh nghiệp có thương hiệu mạnh toàn quốc) là khách hàng truyền thống lâu đời của phân bón Văn Điển.
Ông Hoàng Văn Phú, đội trưởng đội SX Tây Phong (Cty cam Cao Phong) cho biết: “Bón phân Văn Điển tạo cho cam có bộ rễ tốt, cây xanh, dày lá, nhiều hoa, tỷ lệ đậu quả cao, quả tròn đều, lúc non quả xanh theo màu lá, lúc chín quả vàng đều, mọng nước, vị ngọt thơm”.
Trao đổi với các công nhân trực tiếp SX của Cty cam Cao Phong, chúng tôi đều được họ thật thà tâm sự rằng, những năm trước khi chưa có phân Văn Điển, vườn cam cây cằn cỗi, cây thấp, lá nhỏ, độ bền cây kém, lá hay bị vân xanh, vân vàng, có khi cả vườn ngả màu vàng, quả ít, quả beo, tép không giòn, ăn nhạt, chua chứ không được ngọt và ngon như hiện nay.
Bài viết liên quan
Tọa đàm “Phân lân nung chảy Văn Điển cho nông nghiệp bền vững” tại Tân Hưng
Ngày 07/9, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp với...
Cây Húng Chanh cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên
Cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên Ở nước ta,...
Cây sả cách chăm sóc cây sả nhanh nở bụi, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Cây sả dễ trồng, không kén đất. Tuy nhiên, sau một thời gian tươi...
“Thức ăn độc đáo” giữ hương vị thơm ngon cho cây chè miền Bắc
“Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt...