Phân bón Văn Điển cho đồng đất xứ Thanh
Quả thực nói không quá, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển góp phần không nhỏ làm chuyển biến nhận thức cho người nông dân xứ Thanh từ dùng phân đơn nặng về đạm chuyển sang sử dụng phân bón đa yếu tố.
THAY ĐỔI CÁCH BÓN PHÂN
Ông Lê Văn Hanh, nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa cho rằng, tồn tại lớn nhất trong sử dụng phân bón cho thâm canh cây lúa, các loại cây trồng ở Thanh Hóa là nông dân ít hiểu biết về tính chất đất đai, tỉ lệ dinh dưỡng trong các chủng loại phân bón.
Do vậy, bà con thường sử dụng phân bón theo cảm tính, thích cây trồng sau khi bón phải xanh ngay nên sử dụng phân đạm quá nhiều. Nếu dùng phân hỗn hợp NPK, phần lớn lại là phân thông thường, không đầy đủ các chất trung, vi lượng làm cho cây trồng yếu, dễ nhiễm sâu bệnh, năng suất thấp, hiệu suất sử dụng phân hạn chế.
Tuy nhiên, các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định… đã đi trước, tiếp cận phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển trong nhiều năm và dần thay đổi nhận thức nông dân từ sử dụng phân đơn sang sử dụng sang phân đa yếu tố nhiều thành phần dinh dưỡng.
Từ cách bón thúc nhiều lần không chú ý nhiều đến bón lót, nay bà con chuyển sang sử dụng phân bón NPK Văn Điển chỉ bón hai lần lót và thúc mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Huyện Hà Trung có 7.000 ha đất lúa thuộc vùng úng trũng nhất tỉnh, nhiễm chua phèn nặng, rong rêu phát triển, lúa thường bị bó rễ, năng suất thấp.
Từ năm 2002, sau khi tiếp cận phân bón Văn Điển, năng suất lúa hai vụ ăn chắc, hiện tượng lúa chiêm xuân bị kìm hãm, lúa vụ mùa đổ non không còn xảy ra, các xã Hà Tân, Hà Tiến, Hà Vinh, Hà Bắc, Hà Yên… sử dụng hàng trăm tấn phân chuyên dùng Văn Điển mỗi vụ.
Ông Phạm Quang Thành ở xã Hà Tân tâm sự: “Đã hơn 10 năm nay gia đình tôi dùng toàn bộ phân bón Văn Điển cho 9 sào lúa, vụ nào cũng được mùa. Tôi thấy cây lúa được bón phân Văn Điển tốt chắc, giàn lúa đồng đều, thân lá cứng màu sắc lúa xanh sáng, đòng to, trỗ thoát nhanh.
Đặc biệt, rất ít sâu bệnh, năng suất gấp rưỡi so với bón phân đơn trước kia, rong rêu ở trong ruộng cũng hết sạch, đất đai màu mỡ hẳn lên”.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Hà Trung khẳng định, phân bón Văn Điển rất hiệu quả trên đất Hà Trung nên bà con nông dân ở đây sử dụng phân bón chuyên dùng NPK Văn Điển không những cho cây lúa mà còn cây dứa, cây mía…
Quả thực nói không quá, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển góp phần không nhỏ làm chuyển biến nhận thức cho người nông dân xứ Thanh từ dùng phân đơn nặng về đạm chuyển sang sử dụng phân bón đa yếu tố đầy đủ, cân đối dinh dưỡng cho cây trồng và đất đai của Nga Sơn. |
Theo ông Hiếu, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đồng thời một lúc 13 yếu tố dinh dưỡng nên cây trồng tốt, bền. Hơn nữa, cây lúa không còn hiện tượng “khoác áo tơi” gốc to ngọn bé như trước đây, cây dứa và cây mía phát triển cân đối, rất ít sâu bệnh.
Nhiều nơi, bà con nông dân không phải dùng đến thuốc BVTV mà năng suất lúa vụ chiêm xuân cũng như vụ mùa đều đạt năng suất cao, cây dứa, cây mía nâng cao chữ lượng đường. Sau hơn 10 năm sử dụng phân bón Văn Điển, đất đai của Hà Trung tốt lên trông thấy, đồng ruộng sạch bóng rong rêu.
Còn ở huyện ven biển Nga Sơn có diện tích đất chua mặn chiếm hơn 80%, cây trồng chính là lúa và cói, năm 2003 Hội Nông dân huyện phối hợp với Cty CP Phân bón Văn Điển thực nghiệm những mô hình bón phân Văn Điển cho cây lúa mang lại hiệu quả cao hơn bón phân đơn từ 18 – 22%, giảm thuốc BVTV, giảm công bón phân, được nông dân đồng tình.
Từ kết quả thực nghiệm đã lan tỏa ra 12 xã trồng lúa trong huyện, mỗi năm tiếp nhận hàng ngàn tấn phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa.
ĐI VÀO LÒNG DÂN
Phân bón Văn Điển giờ là niềm tin của nông dân 8 xã trồng cói như Nga Thủy, Nga Thanh, Nga Tiến, Nga Liên, Nga Thái… của huyện Nga Sơn khi phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển giúp nâng cao năng suất cói từ 1,5 – 2 lần so với bón phân đơn, độ dài của cói trên 1,8m tăng hơn 50%, sợi cói đanh giai, giảm 2/3 lượng thuốc BVTV, nâng cao hiệu quả kinh tế gấp 1,6 lần so với bón phân đơn.
Bà Phạm Thị Thắm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nga Sơn bộc bạch: “Cái được của phân bón Văn Điển trên đất Nga Sơn là làm thay đổi nhận thức của hội viên nông dân bỏ thói quen sử dụng phân đơn, “nghiện” đạm đã chuyển sang sử dụng phân bón đa yếu tố khoa học hơn với cây lúa, cói.
Theo các kết quả phân tích, nghiên cứu từ các nhà khoa học, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển ngoài chất đạm, lân, kali còn có chất vôi chiếm 30% có tác dụng khử chua ém phèn, chất magie 15% nâng cao hiệu suất quang hợp để tạo năng suất cao, chất silic 24% giúp cấu tạo thân bẹ lá lúa chắc chắn chống lại sâu bệnh, chống đổ ngã, các chất vi lượng chiếm 0,4% hình thành các vitamin giúp chất lượng gạo được nâng cao. |
Đây là hai cây trồng chính trên đất Nga Sơn, phân bón Văn Điển chứa đựng đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng mà cây cói rất cần, đồng thời điều hòa bổ sung các chất dinh dưỡng trong đất của Nga Sơn. Từ đó, nâng cao năng suất lúa và cói một cách bền vững. Phân bón Văn Điển giờ đã đi vào lòng người dân ở Nga Sơn”.
Còn ở huyện Vĩnh Lộc, địa phương có diện tích đất chua trũng đến trên 60%. Khi chưa tiếp cận phân bón Văn Điển, hầu hết lúa ở đây nhiễm sâu bệnh, phát triển không đồng đều, năng suất thấp. Lý do, bà con nông dân sử dụng phân bón chưa cân đối, bón đạm quá nhiều, bón cả khi lúa đang làm đòng.
Để giúp cho hội viên nông dân tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật mới, Hội Nông dân huyện Vĩnh Lộc đã đấu mối với Cty Phân bón Văn Điển thực nghiệm mô hình ở xã Vĩnh Thịnh và Vĩnh Long.
Ngay vụ đầu, kết quả mô hình cho năng suất tăng 22% so với đối chứng. Hội Nông dân huyện phối hợp cùng Hội Nông dân các xã tham quan học tập mô hình và vận động nông dân các địa phương ứng dụng phân bón Văn Điển vào SX.
Ông Nguyễn Ngọc Toán, Chủ nhiệm HTXNN Vĩnh Long cho hay, Vĩnh Long có hơn 500 ha đất lúa, sau khi bà con nông dân tham quan mô hình thấy lúa đẹp, sạch sâu bệnh, năng suất chất lượng cao ngay vụ đầu tiên đã tiếp nhận 97 tấn phân bón Văn Điển bón cho lúa ở khắp các cánh đồng từ ruộng trũng đến ruộng vàn cao.
Lúa phát triển đều, màu lá xanh sáng cây cứng lá dày, đẻ nhánh gọn trỗ đều, ít lép, đặc biệt sâu bệnh giảm nhiều.
“Các thôn 2,3,5 khi dùng phân bón Văn Điển gần như không dùng đến thuốc BVTV. Thấy hiệu quả thực tế nên mỗi vụ địa phương đã tiếp nhận từ 150 – 200 tấn phân bón Văn Điển. Tôi cho rằng đây thực sự là loại phân bón phù hợp với đồng đất Vĩnh Long”, ông Toán tâm sự.
Với huyện Yên Định, là địa phương thâm canh cao của tỉnh Thanh Hóa, đang gặp phải 4 trở ngại lớn với cây lúa. Đó là năng suất lúa chưa ổn định vững chắc, sâu bệnh gây hại thường bùng phát thành dịch, lạm dụng thuốc BVTV và lúa dễ đổ non ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng gạo.
Khi phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển về Định Hòa, Định Tân, nông dân nơi đây khẳng định, bón phân Văn Điển lúa đẻ nhánh mập, ngọn nở bản lá dày, cây cứng lúa trỗ thóat nhanh, hạt lúa sáng, cả vụ không phải dùng thuốc BVTV và thích nhất là lúa không bị đổ, năng suất cao hơn đại trà từ 15 – 18%.
Ngoài nâng cao năng suất, chất lượng, việc sử dụng phân bón Văn Điển còn bồi dưỡng độ phì nhiêu cho đất, đây cũng là mục tiêu phấn đấu của phân bón Văn Điển đối với SX lúa bền vững, ứng phó với BĐKH hiện nay.
Bài viết liên quan
Tọa đàm “Phân lân nung chảy Văn Điển cho nông nghiệp bền vững” tại Tân Hưng
Ngày 07/9, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp với...
Cây Húng Chanh cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên
Cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên Ở nước ta,...
Cây sả cách chăm sóc cây sả nhanh nở bụi, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Cây sả dễ trồng, không kén đất. Tuy nhiên, sau một thời gian tươi...
“Thức ăn độc đáo” giữ hương vị thơm ngon cho cây chè miền Bắc
“Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt...