Phân bón Văn Điển có gì khác?

Hà Nội , Ngày 23 tháng 04 năm 2019 

 

Tôi sử dụng phân bón Văn Điển thấy rất tốt, nhưng tại sao sau 2 tháng bới gốc cây ra vẫn còn hạt phân chưa tan ?

 

Phân bón Văn Điển xuất khẩu sang nhiều nước phát triển trên thế giới

Hỏi: Tôi sử dụng phân bón Văn Điển thấy rất tốt, nhưng tại sao sau 2 tháng bới gốc cây ra vẫn còn hạt phân chưa tan?

Trả lời: Khi hấp thụ các chất dinh dưỡng, đầu lông mút của dễ cây luôn luôn tiết ra dịch axit chua có nồng độ tương đương 2% (axit xitric, axitmalic…) có khả năng hòa tan chuyển hóa các chất dinh dưỡng vô cơ hoặc hữu cơ ở trong đất thành dễ tan cây trồng hấp thụ dễ dàng.

Quá trình hấp thụ, vận chuyển chất khoáng, cây trồng liên tục thu nhận các chất dinh dưỡng từ đất bao gồm vô cơ và hữu cơ dưới dạng ion hoặc liên kết dạng ion như nitơ N – NH4+, N – NO3-, phốt phát dạng HPO4-2 hoặc H2PO4-, lưu huỳnh dạng sunphat cacbon dạng HCO3, K, Mg, Cu… Các ion có thể liên kết trong keo đất hoặc ở dạng chậm tan.

Các loại phân bón tan nhanh khi được bón vào đất gặp nước sẽ hòa tan phân tán thành các ion: Một phần bị rửa trôi theo địa hình dốc, rửa trôi xuống lớp đất sâu qua tầng rễ tơ của cây làm cho cây trồng không hấp thụ được, phần nữa bị sắt nhôm di động trong đất giữ chặt ở dạng kết tủa và một phần bị bay hơi, số còn lại mới được cây hấp thụ.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chỉ có khoảng 35 – 45% dinh dưỡng được cây trồng sử dụng số còn lại bị thất thoát. Vì vậy, các loại phân bón tan nhanh thường phải bón nhiều đợt trong một vụ mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây, dẫn đến tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh tế, gây ô nhiễm môi trường.

Để đưa được các chất dinh dưỡng vào cây, các đầu lông hút của dễ cây phải tiết ra dịch, dịch cây là các axit yếu chuyển hóa các chất dinh dưỡng chậm tan, khó tan thành chất dinh dưỡng dễ tan, các chất dinh dưỡng cây hút được dễ dàng.

Phân lân Văn Điển được ví như “kho dự trữ dinh dưỡng” chính bởi sự chậm tan này. Ngoài ra, còn có tên gọi phân “phốt phát – magie – silic”, phân Văn Điển được sản xuất từ nguyên liệu chính là quặng apatit phối hợp với quặng secpentin được nung chảy trong lò cao ở nhiệt độ 1.450 độ C làm chuyển hóa chín các chất lân, chất canxi, chất silic, magie và các chất vi lượng thành dễ tiêu, sau đó được làm lạnh đột ngột bằng nước, thành phẩm được sấy khô nghiền sàng thành hai cấp hạt lân.

Dạng bột mịn và dạng hạt từ 1 – 2mm, hạt lân có màu xám óng ánh thủy tinh chứa các chất dinh dưỡng: P2O5 hữu hiệu 15 – 17%; Vôi (CaO) 25 – 30%; Magie (MgO) 15 – 18%; Silic 20 – 24%; Sắt 0,4%; Mangan 0,06%; Đồng 0,02%; Bo 0,04%; Kẽm 0,02%; Cô ban 0,02%… tất cả các chất dinh dưỡng trên đều rất cần thiết cho cây trồng.

Phân lân Văn Điển không tan trong nước nhưng tan tốt trong dịch chua do rễ cây tiết ra, đạt đến 95 – 99% (theo ZENOH, Hinode Nhật Bản và Nguyễn Huy Phiêu).

Lân Văn Điển không bay hơi, không bị rửa trôi, không bị sắt nhôm trong đất kết tủa khi bón qua đất, cây trồng cần đến đâu tiết dịch chua hòa tan lấy đi đến đó, cây chưa ăn hết lân còn nằm lại trong đất đến các giai đoạn sau, vụ sau, năm sau cây trồng cần lại tiếp tục sử dụng.

Đây là ưu điểm đặc thù của phân lân Văn Điển mà tất cả các loại phân lân khác không có được. Bởi vậy, hiệu suất của phân lân Văn Điển đạt rất cao, đến 98%.

Khi bà con nông dân sử dụng phân lân Văn Điển hoặc sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển loại 3 hạt (gồm hạt lân, hạt đạm, hạt kali) bón vào đất, dễ cây tiếp xúc phân bón tiết dịch chua hòa tan các hạt lân chuyển hóa thành các ion hấp thu lên cây.

Thông thường, mỗi đợt bón phân lượng lân thường rất cao, nhưng nhu cầu sử dụng lân của cây ở thời kỳ bón phân còn thấp nên thời kỳ đầu cây trồng sử dụng chưa hết lân nên lượng lân dư còn lại là các hạt lân còn nằm nguyên trong đất để là nguồn dự trữ cung cấp tiếp suốt vụ cho cây.

Phân bón Văn Điển rất cân đối dinh dưỡng, đầy đủ nhất các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Lân Văn Điển chứa 10 yếu tố dinh dưỡng gồm lân dễ tiêu, vôi, magie, silic, sắt, kẽm, bo, đồng, mangan, cô ban… phân đa yếu tố NPK Văn Điển chứa 13 yếu tố dinh dưỡng gồm: Đạm, lân, kali, lưu huỳnh, vôi, magie, silic, sắt, kẽm, bo, đồng, mangan, cô ban…


Hỏi: Tại sao phải bón vôi?

Trả lời: Canxi (CaO) còn gọi là vôi được xếp vào nhóm các yếu tố dinh dưỡng trung lượng, là một trong 16 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu của cây trồng. Tất cả các loại đất trồng trọt ở nước ta hầu hết là đất chua (trừ một diện tích nhỏ là đất phù sa ven sông).

Do quá trình phong hóa từ đá mẹ chua mà hình thành nên các loại đất cộng với điều kiện khí hậu nhiệt đới có lượng mưa lớn hàng năm nên chất canxi (vôi) trong đất luôn luôn bị rửa trôi khiến hàm lượng vôi trong đất thấp dần, độ pH cũng giảm theo hầu hết là dưới 4,5 thậm chí pH dưới 4,0.

Bên cạnh đó, hàng vụ nhiều tàn dư về thân lá dễ tươi của cây trồng sau thu hoạch để lại trong đất cũng như sử dụng các loại phân bón chua đã góp phần làm cho đất chua thiếu hụt vôi một cách nghiêm trọng. Trong khi, môi trường thích hợp nhất cho cây trồng phát triển hầu hết ở ngưỡng pH từ 5,5 – 6,5 (trừ cây chè xanh).


Hỏi: Những cây trồng nào khi trồng phải bón vôi?

Trả lời: Tất cả các loại cây đều cần phải được bón vôi khi trồng để khử độc vùng đất quanh rễ, nâng độ pH của đất. Khi độ pH được cải thiện, chất chua, chất độc trong đất giảm bộ rễ cây non có điều kiện phát triển thuận lợi khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng của bộ rễ tăng lên, cây khỏe mạnh phát triển nhanh.

Mặt khác, cây trồng cũng cần lượng canxi nhất định, canxi tham gia vào các quá trình sinh hóa học trong cây để tổng hợp dinh dưỡng, đồng thời canxi còn làm giảm tác hại của việc bón thừa đạm đối với cây trồng. Nhiều loại cây, canxi còn tham gia vào quá trình tích lũy vào các bộ phận quả hạt. Để phát huy tốt tính năng của vôi, nên bón vôi sớm trước khi trồng tốt nhất là 1 – 2 tuần, riêng đối với lúa nên bón vôi vào lúc làm đất trước khi gieo cấy.


Hỏi: Vôi sinh ra từ đâu?

Trả lời: Vôi có từ đá vôi, vỏ sò, vỏ ốc, vỏ san hô nhưng cần phải nung kỹ để chuyển hóa canxi tạo thành ốc xít canxi (CaO) còn gọi là vôi mới bón được. Nếu chỉ nghiền sống, vỏ sò, vỏ ốc, vỏ san hô, đá vôi không có hiệu quả đối với đất và cây trồng. Các dạng vật liệu như dolomit, thạch cao nếu dùng để bón cũng không có hiệu quả.


Hỏi: Có thể thay thế vôi bằng cách khác được không?

Trả lời: Các loại phân bón Văn Điển gồm lân Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển đều chứa lượng vôi rất cao.

Lân Văn Điển chứa hàm lượng vôi đến 30%, bón 10kg lân Văn Điển có đến 3,3kg vôi hoặc dùng phân đa yếu tố NPK Văn Điển lượng vôi cũng chứa từ 5 – 15% tùy theo từng loại. Như vậy, sử dụng phân lân Văn Điển phân đa yếu tố NPK Văn Điển hoàn toàn thay thế việc sử dụng vôi cho cây trồng mà không phải dùng các loại vật liệu chứa vôi khác.

+ Bón vôi bột tuy giúp cải tạo độ pH của đất, nhưng lại có nhược điểm làm xác đất, giết chết một số vi sinh vật có lợi. Ví dụ dễ hình dung nhất việc làm xác đất của vôi chính là xung quanh miệng các hố tôi vôi.

+ Lân Văn Điển, NPK Văn Điển là phân tính kiềm, độ pH 8 – 8,5 do chứa hàm lượng canxi, manhe rất cao nên ngoài việc nâng độ pH còn cải tạo đất chua, nhưng tuyệt đối không làm xác đất, đồng thời cung cấp cân đối dinh dưỡng trung, vi lượng cho cây trồng.

+ Sử dụng phân bón Văn Điển cùng một lúc cung cấp cho cây trồng đầy đủ tất cả các yếu tố dinh dưỡng từ đa lượng trung lượng vi lượng, cây trồng phát triển khỏe lá dày xanh sáng bóng thân cành phát triển cân đối, sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh cao ít đổ ngã chịu hạn chịu úng tốt, ít nhiễm các loại sâu bệnh gây hại cho năng suất cao chất lượng tốt, cân bằng lại dinh dưỡng trong đất làm cho đất ngày càng mầu mỡ.

                                                            Nguồn: Nongnghiep.vn                            KS NGUYỄN XUÂN THỰ

Bài viết liên quan

CBTT số 155, 156 BC tài chính

– Xin mời quý vị nhấn vào link sau để đọc tài liệu : CBTT...

Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển: Âm vang khúc ca người thợ năm 2024

Công ty Cổ phần Phân lân Văn Điển tổ chức Hội diễn văn nghệ...

Phân bón Văn Điển – lựa chọn thông thái của nông dân thời đại 4.0

Những ngày đầu xuân, năm mới Giáp Thìn ở các tỉnh phía Bắc có...