Phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho dưa bao tử xuất khẩu

Dưa chuột bao tử là cây khó tính, cần chăm sóc đúng cách mới cho năng suất và hiệu quả cao, trong đó có bí quyết sử dụng phân bón đúng, khoa học.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho dưa bao tử xuất khẩu

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho dưa bao tử xuất khẩu

Phân đa yếu tố Văn Điển là lựa chọn thông minh của người SX dưa bao tử

Từ đó bảo đảm cho cây có đủ 19 yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Dưa chuột bao tử là giống dưa chuyên ra quả chùm (mỗi nách thường ra 3 – 5 quả), thu hoạch lúc quả non, quả phải có màu xanh đậm, quả rắn giòn, chủ yếu để đóng hộp dưới dạng dầm dấm.

Mỗi ha với các giống ưu thế lai F1 có thể cho năng suất 25 – 30 tấn/ha (0,8 – 1,2 tấn/sào), là cây trồng vụ đông và xuân có giá trị kinh tế cao, mỗi sào Bắc bộ (360 m2) có thể cho thu nhập 4 triệu đồng, 1 ha đạt 110 triệu đồng với lãi thuần 30 – 40%.

1. Chọn đất và thời vụ trồng

Cây dưa chuột thích hợp trồng trên đất pha đất thịt nhẹ, phải có khả năng tưới tiêu thuận lợi. Không nên trồng nhiều vụ liên tiếp trên cùng một thửa ruộng.

Thời vụ:

-Vụ xuân gieo hạt từ 10/2 – 5/3 dương lịch.

-Vụ hè thu gieo từ 15/5 – 5/8 dương lịch (vùng trung du và miền núi).

-Vụ đông gieo từ 15/9 – 10/10 dương lịch. Sau 35 – 40 ngày thì cho thu hoạch.

2. Chuẩn bị đất trồng

– Cày bừa làm đất kỹ và nhặt sạch cỏ dại.

– Để trồng dưa, chăm sóc và thu hái được thuận tiện cần lên luống cao, thoát nước.

– Nếu trồng hàng đơn, luống cần  làm theo hình mui rùa có độ rộng thích hợp từ tim luống này sang tim luống kia đạt khoảng cách 1,3 -1,4 m.

– Nếu trồng hàng đôi trên 1 luống thì phải lên luống rộng 1,2 m cao 25 – 35 cm, rãnh rộng 0,6 – 0,8 m.

Chú ý: Sau khi lên luống bón phân lót, cần lấp đất trên phân dày 15 cm, trước khi tra hạt hoặc trồng cây chúng ta có thể phủ bạt hoạc phun thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm để hạn chế cỏ dại và công làm cỏ.

3. Giống, gieo ươm hạt

– Sử dụng các giống dưa bao tử ưu thế lai F1 của Nhật, Mỹ, Thái Lan, Hà Lan (Ninja 179, Marinda, Happy 02, Mummy 331…) có đặc điểm sinh trưởng khỏe, năng suất cao, nhiều hoa cái (khoảng hơn 95% số hoa trên 1 chùm), qủa lớn nhanh. 1 sào Bắc bộ (360 m2) cần 30 – 35 gram hạt.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ngoài các chất đa lượng như NPK, dưa bao tử rất cần các chất trung, vi lượng như canxi, magie, silic giúp dưa ra nhiều hoa, đậu quả sai, chống bệnh tốt, quả có mẫu mã đẹp, chất lượng đáp ứng yêu cầu với nhà tiêu thụ. Phân đa yếu tố Văn Điển là lựa chọn thông minh của người SX dưa bao tử xuất khẩu.

– Hạt giống được ngâm vào nước sạch từ 2 – 4h, vớt hạt để ráo, dùng khăn ẩm bọc lại, giữ cho ẩm trong thời gian khoảng 24 – 48h thì hạt nhú mầm, thì tiến hành trồng vào bầu hoặc trồng trực tiếp ngoài ruộng. (chú ý mầm dưa mới nhú là tốt nhất, nếu dài quá mầm yếu và dễ gẫy).

– Đặt hạt có mầm hướng xuống phía dưới. Dùng đất mịn phủ lên trên hạt khoảng 1 cm.

4. Mật độ và khoảng cách trồng

– Mật độ: Từ 750 – 800 cây/sào Bắc bộ.

– Khoảng cách: Vụ xuân, luống đơn cây cách cây 40 cm; luống đôi cây cách cây 50 cm; hàng cách hàng 70 cm. Vụ hè thu, luống đơn cây cách cây 40 cm; luống đôi cây cách cây 50 cm; hàng cách hàng 70 cm. Vụ đông, luống đơn cây cách cây 40 cm; luống đôi cây cách cây 50 cm; hàng cách hàng 70 cm.

5. Cách cắm dàn đối với trồng hàng đơn

– Cọc đóng ở giữa luống bảo đảm chiều cao giàn từ 1.8 – 2.0 m. Khoảng cách giữa các cọc khoảng 4 – 5 m.

– Dùng dây thép 3 ly nối các đầu cọc với nhau. Sau đó ta dùng lưới thả từ trên xuống (Nếu sử dụng dây đay xe cần thả mỗi cây một dây sau đó dùng dây đan buộc vào thân dưa).

– Trồng 2 hàng trên luống phương pháp làm giàn chữ A thông thường. Nếu dùng lưới thì hệ thống dàn chữ A bằng tre nứa sẽ có khoảng cách thích hợp theo chiều dài của tre nứa thực tế, sau đó dải lưới theo 2 sườn chữ A rồi kéo căng để cho dưa leo lên lưới.

6. Phân bón (cho 1 sào Bắc bộ)

Mục đích: Bón phân giúp cho cây phát triển sinh trưởng tốt cả về thân, lá, rễ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra hoa đậu quả đạt hiệu quả tốt nhất. Riêng phân siêu kali ta dùng để phun, mỗi lần phun gói 35 gram/ bình 10 – 12 lít. Cứ sau 7 – 10 ngày phun một lần kết hợp với thuốc BVTV.

Lượng phân bón tùy theo từng loại đất khác nhau, định lượng phân sơ bộ cho 1 sào Bắc bộ như sau:

 

 

TT

 

 

Loại phân

 

 

Tg số (kg)

 

 

Bón lót (kg)

Bón thúc
Lần 1 (Sau trồng 10 – 12 ngày) Lần 2 (Sau trồng 20 ngày) Lần 3     (Sau trồng 25 – 30) Lần 4 (Sau trồng 40 ngày Lần5 (Sau trồng 48 ngày) Lần 6 (Sau trồng 56 ngày Lần7

(Sau trồng 64 ngày)

Lần 8 (Sau trồng 72 ngày) Lần 9 (Kết thúc bón)
I Phân hữu cơ 500 – 700 500 – 700
II Phân vô cơ Đa yếu tố NPK Văn Điển
1 Phân 16.16.8

(hoặc 13.13.13)

35 8 – 10 6 – 8 6 – 8 6  – 8
2 Phân 13 – 13 – 13 25 – 30 4 – 5 4 – 5 4 – 5 4 – 5 4 – 5 4 – 5

7. Phòng trừ sâu bệnh:

Chú ý: Mỗi lần bón ta có thể có những cách bón khác nhau như bón vào giữa hai cây, bón vào vai của hàng trồng và mỗi lần cón phải bón cách xa gốc từ 10 – 15 cm để đảm bảo cho cây dưa không bị xót. Dùng phân đa yếu tố NPK Văn Điển không cần bón thêm magie, canxi, silic vì trong phân đã rất giàu các chất dinh dưỡng này.

-Sâu hại:

+Sâu xám: Thường xuất hiện khi cây còn non, cắn ngang cây gây chết cây.

+Sâu vẽ bùa: Xuất hiện trong suốt quá trình phát triển của cây dưa, cần phát hiện và phòng trừ triệt để trước khi bắt đầu thu hoạch.

+Sâu ăn lá, sử dụng các thuốc có hoạt chất Emamectin Benzoate, Abamectin,……

-Bọ chích hút: Rệp xanh, rệp muội, bọ trĩ.

-Bệnh hại:

+Héo rũ (chết rạp, chế ẻo) thường xuất hiện vào giai đoạn cây còn nhỏ, ở những ruộng ẩm ướt. Sử dụng dung dịch Vilidacin để tưới, phun phòng trừ Metalaxyl.

+Mốc sương, phấn trắng, sương mai: Có thể sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Metalaxyl, Mancozeb, Validamycin, Cacbendazim, Chlorothalonil… để phòng và trị bệnh, song yêu cầu sử dụng đúng loại thuốc, đúng lúc và đúng liều lượng.

8. Thu hoạch, bảo quản

Thu hái những quả có kích thước theo quy định của hợp đồng. Khi thu hoạch chú ý tránh làm quả bị trầy xước, dập nát, loại bỏ những quả sâu thối và bị cong. Quả sau khi thu hoạch mang đi cân ngay. Trong trường hợp không kịp thi để dưa vào nơi khô ráo, thoáng mát hôm sau đem cân.

PGS.TS MAI QUANG VINH

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Bài viết liên quan

Tọa đàm “Phân lân nung chảy Văn Điển cho nông nghiệp bền vững” tại Tân Hưng

Ngày 07/9, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp với...

Cây Húng Chanh cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên

Cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên Ở nước ta,...

Cây sả cách chăm sóc cây sả nhanh nở bụi, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cây sả dễ trồng, không kén đất. Tuy nhiên, sau một thời gian tươi...

“Thức ăn độc đáo” giữ hương vị thơm ngon cho cây chè miền Bắc

“Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt...