PHÂN ĐYT NPK 12.8.12 ( dạng viên)

Chi tiết sản phẩm

I. ĐẶC ĐIỂM

1. Hình dạng, màu sắc:

– Tinh thể rắn.

– Dạng viên, tỷ trọng …Kg/dm3.

–  Không mùi; Màu : xám

2. Hình dạng vỏ bao:

– Sản phảm được đóng gói trong bao dệt nhựa PP hoặc BOPP bên trong có một lớp bao PE: 25kg, 50kg tùy theo yêu cầu của khách hàng. 

3. Đặc tính kỹ thuật:

– Là phân hỗn hợp trộn vê viên gồm ba loại phân chính: Sun phát a môn công thức  (NH4)2SO4: gồm Ni tơ và lưu huỳnh; phân u rê;  Phân lân : P2O5 ; phân Kali : K2O; và phụ gia : gồm chủ yếu là si líc.

–  Công thức : 12.8.12.

–  Là phân mang tính kiềm : PH = 7 – 7,5.

–  Tan tương đối tốt trong nước .

– Thành phần chủ yếu của phân NPK 12.8.12 gồm : Nts: 12%; P2O5hh: 8%; K2Ohh: 12%; MgO: 1%;  CaO: 2%;  SiO2: 2%; S: 4%; ngoài ra còn có các chất vi lượng khác như : Fe, Al, Mn, Mo ….

4. Mã số sản phẩm:

– MSPB 17801 theo QĐ số 1449/QĐ-BVTV-PB ngày 13/9/2018.

– TCCS 41:2015/KT-PLVĐ

II. Công dụng . 

– Thích hợp cho nhiều loại cây trồng . 

– Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp cây trồng tăng năng suất , chất lượng nông sản . 

– Kháng được nhiều loại sâu bệnh . 

– Cải tạo các loại đất chua phèn bạc màu .  

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

– Không hòa nước để tưới.

– Bón  sâu, vùi phân.

– Bón thúc cho lúa, ngô, màu: 600-750 kg/ha/lần/vụ.

– Bón thúc cây ăn quả, từ 0,5 – 1,5 kg/1 tuổi cây/lần( khối lượng mỗi lần không quá 15 kg/cây), tùy theo từng loại cây số lần bón từ 2-4 lần.

Loại phân này có thể bón thúc cho nhiều loại cây : Cà phê, Cao su, Tiêu, Lúa, Mía, Dứa…; Mức bón và cách bón theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật địa phương.

– Mức bón cho 1 ha cao su:

+ Trồng mới : Bón lót mỗi cây 5 – 10 kg phân chuồng + 0,3 – 0,5 kg Lân Văn Điển, bón xuống đáy rồi lấp đất đầy hố mới trồng.

+ Cây cao su kinh doanh : Bón phân làm 2 lần trong năm;

Lần 1 : Bón vào đầu mùa mưa (tháng 3,4) : lượng 450 – 500 kg NPK 12.8.12

Lần 2 : Bón vào cuối mùa mưa (tháng 8, 9) : lượng 200 – 250 kg NPK 12.8.12

Chú ý bón theo băng rộng 1 m giữa hai hàng cao su; Vườn cao su khai thác trên 10 năm thì bón tăng 10 – 20% so với mức trên.

IV. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN:

1. An toàn sản phẩm:

Mối nguy hiểm đến sức khỏe: Phân bón đa yếu tố NPK 12.8.12 Văn Điển thân thiện với môi trường ( Trong quá trình tan trong nước không tự phân hủy sinh khí  độc ), sử dụng rất an toàn cho người và động, thực vật.

Hít phải :    Không có nguy hiểm điều kiện bình thường.

Tiếp xúc với da:

          + Không độc

+ Tiếp xúc nhiều với da có thể gây ngứa khó chịu ( Khuyến cáo khi sử dụng phải mang găng tay cao su bảo vệ )

Tiếp xúc mắt: Hơi gây khó chịu cho mắt ( Do có bụi đạm SA tiếp xúc mắt ) .

2. Nồng độ tối đa cho phép ( Bụi ): Theo quyết định của bộ y tế Việt Nam số : 3733/2002/QĐ-BYT, ngày 10 tháng 10 năm 2002 .Bụi toàn phần ≤ 8 mg /m3.

3. Trình tự sơ cứu :

– Nếu bị ngứa khi tiếp xúc sản phẩm NPK 12.8.12: Rửa sạch các khu vực bị ảnh hưởng bằng nước sạch hoặc nước vôi trong.

– Nếu bụi NPK 12.8.12  tiếp xúc với mắt:

          + Dùng nước rửa cho đến khi mắt dừng bị kích thích.

          + Có được chăm sóc y tế một cách nhanh chóng.

– Hít phải: Không có nguy hiểm điều kiện bình thường.

– Tiếp xúc với da:

        + Không độc;

        + Có thể bị gai silic đâm vào da gây ngứa khó chịu ( Khuyến cáo khi sử dụng phải mang găng tay cao su bảo vệ ).

– Tiếp xúc mắt: Hơi gây khó chịu cho mắt ( Giống bụi si líc tiếp xúc mắt ) .

4. Thiết bị bảo hộ :

– Khi làm việc với nồng độ cao của bụi NPK 12.8.12, sử dụng:

– Khẩu trang ngăn bụi.

– Mang găng tay thích hợp.

– Sử dụng kính chắn bụi.

5-Yêu cầu về bảo quản và cất trữ :      

– Bảo quản nơi khô ráo.

– Không đặt trực tiếp trên sàn nhà ẩm ướt. Xếp trên giá hoặc trên nền nhà khô có lớp ni lôn cách ẩm.

– Xếp bao ở trong kho, dật cấp, cách tường 0,5 mét.

—> Xem thêm các bài viết hướng dẫn bón phân NPK 12.8.12 :

1. Phân bón nào tốt nhất cho chuối tiêu hồng?

2. Bón phân Văn Điển: Vải thiều Lục Ngạn được mùa kép

3. Thúc quả cho cây cam bằng “món ngon khó cưỡng”

4. Trồng ớt muốn cho cay, nhớ ngay đến phân Văn Điển

5. Kỹ thuật bón phân Văn Điển cho cây vụ đông ở Thái Bình