PHÂN ĐA YẾU TỐ NPK 13.3.10 (DẠNG VIÊN)

Chi tiết sản phẩm

I. Đặc Điểm

– Dạng viên, kích thước từ 2÷4 mm, tỷ trọng 1,0 Kg/dm3.

–  Không mùi, màu xám

– Là phân hỗn hợp dạng viên, được tạo thành từ  các loại phân chính: Đạm u rê: CO(NH2)2 chứa 46% N, đạm Sun phát a môn công thức  (NH4)2SO4: gồm Ni tơ và lưu huỳnh,  Phân lân : P2O5 ; phân Kali : K2O; và phụ gia : gồm chủ yếu là si líc.

–  Công thức : 13.3.10.

–  Là phân mang tính kiềm : PH = 7 – 7,5.

–  Tan tương đối tốt trong nước .

– Thành phần chủ yếu của phân NPK 13.3.10 gồm : Nts: 13%; P2O5hh: 3%; K2Ohh: 10%; MgO: 1%;  CaO: 4%;  SiO2: 7%; S: 7%; ngoài ra còn có các chất vi lượng khác như : Fe, Al, Mn, Mo ….

II. Công dụng . 

– Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng ; tăng năng suất, chất lượng nông sản và kháng được nhiều loại sâu bệnh . 

– Cải tạo được các loại đất chua phèn , đất bạc màu . 

– Thích hợp cho nhiều loại cây trồng . 

III. Hướng dẫn sử dụng:

-Không hòa nước để tưới.

-Thúc để nhánh: Từ 7÷15 ngày sau cấy sạ, kết hợp làm cỏ sục bùn để cây lúa tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giúp để nhánh khỏe và tập trung, lượng dùng : 10÷15kg/sào 360 m2, 15÷20 kg/sào 500 m2,30÷ 40kg/công 1000 m2 (300÷400 kg/ha)

-Thúc đón đòng: khi lúa đứng cái, giúp cây lúa có đòng to, trổ thoát, hạt chắc mẩy, năng suất cao. Lượng dùng

8÷10kg/sào 360 m2, 10÷15 kg/sào 500 m2,20÷

30kg/công 1000 m2 (200÷300 kg/ha)

IV. An toàn sử dụng và bao quản:

1. Mối nguy hại đến sức khỏe:

– Phân bón đa yếu tố NPK 13.3.10 Văn Điển thân thiện với môi trường (Trong quá trình tan trong nước không tự phân hủy sinh khí  độc), sử dụng rất an toàn cho người và động, thực vật.

– Không có nguy hiểm điều kiện bình thường.

– Không độc

– Tiếp xúc nhiều với da có thể gây ngứa khó chịu (Khuyến cáo khi sử dụng phải mang găng tay cao su bảo vệ )

– Nếu tiếp xúc vào mắt: Hơi gây khó chịu cho mắt;

2. Nồng độ tối đa cho phép ( Bụi ): Theo quyết định của bộ y tế Việt Nam số : 3733/2002/QĐ-BYT, ngày 10 tháng 10 năm 2002 .Bụi toàn phần ≤ 8 mg /m3.

3. Trình tự sơ cứu :

– Nếu bị ngứa khi tiếp xúc sản phẩm NPK 13.3.10: Rửa sạch các khu vực bị ảnh hưởng bằng nước sạch hoặc nước vôi trong.

– Nếu bụi NPK 13.3.10 tiếp xúc với mắt:

+ Dùng nước rửa cho đến khi mắt dừng bị kích thích.

+ Có được chăm sóc y tế một cách nhanh chóng.

4. Thiết bị bảo hộ: Khi làm việc với nồng độ cao của bụi NPK 13.3.10, sử dụng:

– Khẩu trang ngăn bụi.

– Mang găng tay thích hợp.

– Sử dụng kính chắn bụi.

5. Mối nguy hiểm do cháy, nổ : NPK 13.3.10 không gây nguy cơ cháy nổ.

6.Yêu cầu về bảo quản và cất trữ :   

 – Sản phảm được đóng gói trong bao dệt nhựa PP hoặc BOPP bên trong có một lớp bao PE: 25kg, 50kg tùy theo yêu cầu của khách hàng.   

– Bảo quản nơi khô ráo.

– Không đặt trực tiếp trên sàn nhà ẩm ướt. Xếp trên giá hoặc trên nền nhà khô có lớp ni lông cách ẩm.

– Xếp bao ở trong kho, dật cấp, cách tường 0,5 mét.\

—> Xem thêm các bài viết hướng dẫn bón phân NPK 13.3.10 (lúa 2)  :

1. “Đồng minh” giúp lúa mùa vượt qua ngày giông bão

2. Bón phân gì để cây lúa khoẻ mạnh “đạp đất, đội trời”

3. Lúa ở Tây Nguyên khỏe hơn khi “ăn” NPK Văn Điển

4. ‘Kết quả không tưởng’ khi bón phân Văn Điển cho lúa Xuân

5. Trên đất nghèo, bón phân gì để nuôi nổi “kẻ phàm ăn” như khoai tây?