THÔNG TIN ĐẦY ĐỦ CHO BẠN VỀ CÂY NGUYỆT QUẾ
Thật hiếm có khó tìm một loại cây như cây nguyệt quế, vừa là một cây cảnh dễ trồng, lại có hoa thơm và đẹp, lá cây còn có thể làm gia vị và dược liệu. Trong tuyền thuyết Hy Lạp, cây nguyệt quế là biểu tượng cho quyền lực tối cao. Cũng bởi đặc biệt như thế, nên có rất nhiều áng thơ hay ca ngợi cây nguyệt quế:
Quanh nhà nguyệt quế dậy mùi hương
Chiều nhạt hoàng hôn nở rộ vườn
Bông trắng thơm nồng hương quyến rũ
Nhụy vàng ngan ngát sắc tơ vương.
Nếu bạn cũng là người yêu cây nguyệt quế, hãy đọc kỹ bài viết để có thêm kiến thức trồng và chăm sóc cây bạn nhé!
Giới thiệu cây nguyệt quế
Mô tả
Cây nguyệt quế có tên khoa học là Laurus Nobilis. Đây là một loại cây cảnh có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Cây nguyệt quế được coi là một trong những cây lâu đời nhất được người dân trồng ở đây và là biểu tượng cho sự chiến thắng và địa vị xã hội của giới thượng lưu.
Cây Nguyệt Quế có hơn mười loài, trong đó 3 loại cây nguyệt quế phổ biến nhất hiện nay là: Cây nguyệt quế lá lớn; Cây nguyệt quế lá nhỏ; Cây nguyệt quế lá nhỏ thân xoăn.
Ở Việt Nam, loài nguyệt quế lá nhỏ thân xoăn được ưa chuộng bởi loại cây nguyệt quế này được đánh giá là mang đến giá trị thẩm mỹ (có thể trồng trong chậu) và kinh tế nhiều nhất.
Đặc điểm
Cây nguyệt quế là loài thân gỗ và có chiều cao trung bình từ 2 đến 6m. Thân của cây khi non sẽ có màu xanh, càng về già thân cây sẽ chuyển dần sang màu nâu và nhẵn bóng. Vì thế nhiều người dễ nhầm giữa cây nguyệt quế với thân của cây bưởi.
Lá nguyệt quế mọc xen kẽ theo thân, lá dài, bóng nhọn và có hình bầu dục hẹp như lưỡi giáo. Hoa nguyệt quế thơm vô cùng. Khoảng 8 bông mọc trong một cụm và được mọc ra từ nách lá. Mỗi hoa nguyệt quế sẽ có 5 đài màu xanh với 5 cánh màu trắng. Hoa nguyệt quế có đường kính nằm trong khoảng từ 12 đến 18mm và được uốn cong về phía sau. Hoa có 10 nhị với 1 bầu nhụy trên đỉnh, đầu nhụy hoa có hình cầu.
Vì nguyệt quế thuộc họ cam nên nó mang trong mình nhiều nét tương đồng với hoa bưởi, hoa cam hay hoa quýt. Thông thường hoa nguyệt quế sẽ xuất hiện sau những trận mưa lớn và nở rộ nhất là vào khoảng cuối đông đầu xuân.
Quả của nguyệt quế có hình quả trứng, nhỏ nhắn, khi chín sẽ có màu xanh đỏ đậm gần như màu đen.
Mặc dù cây nguyệt quế có thể đạt chiều cao 7,6 – 16,8 m khi được để tự do phát triển, nhưng hầu hết các nhà vườn đều tỉa nó thường xuyên và thích có cây bụi cao khoảng 61 cm – 1,8 m.
Công dụng
Cây nguyệt quế được ưa chuộng cũng chính bởi công dụng thực tế của nó.
Cây nguyệt quế là loại cây thân gỗ rất dễ trồng và chăm sóc. Thật dễ dàng để sử dụng cây nguyệt quế như một cây cảnh trước cửa nhà, trong sân vườn và ngoài công viên. Cây nguyệt quế ra hoa quanh năm và mùi thơm của hoa nguyệt quế được đánh giá cao bởi khả năng giúp thư giãn đầu óc và thanh lọc không khí.
Lá cây nguyệt quế là một loại gia vị độc đáo. Bạn có thể sử dụng lá nguyệt quế tươi hoặc phơi khô để làm tăng hương vị của các món thịt.
Ý nghĩa phong thủy
Bắt nguồn từ truyền thuyết Hi Lạp, cây nguyệt quế luôn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự chiến thắng và vinh quang. Vòng hoa nguyệt quế luôn được chọn làm biểu tượng quà tặng trong các giải đấu hay cuộc thi lớn. Ở Việt Nam, người chiến thắng cuộc thi Đường lên đỉnh Olimpya sẽ nhận được một chiếc vòng đội đầu từ cây nguyệt quế.
Cây nguyệt quế có mùi thơm dễ chịu. Mùi thơm của cây nguyệt quế đã được khoa học chứng minh có tác dụng thư giãn, giúp tinh thần thoải mái. Chuyên gia về tinh dầu cũng khuyên sử dụng tinh dầu cây nguyệt quế giúp tăng sự tập trung, làm việc và học tập hiệu quả hơn.
Cây nguyệt quế còn có ý nghĩa tâm linh là mang niềm vui và lời chúc gia đình thuận hòa, con cháu đỗ đạt công danh sự nghiệp.
Kỹ thuật trồng cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế được trồng theo 4 phương pháp khác nhau là:
- Gieo hạt
- Giâm cành
- Chiết cành trên cây
- Cây giống
Ba phương pháp đầu tiên khó khả thi vì nhân giống cây nguyệt quế là điều không dễ làm và thông thường chỉ những người thợ làm vườn giỏi mới có thể thực hiện. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là lựa chọn một vườn cây giống uy tín và mua cây giống để trồng.
Kỹ thuật chăm sóc cây nguyệt quế
Đất
Cây nguyệt quế không đòi hỏi một loại đất chuyên biệt nào. Nhưng như nhiều loài cây khác, bạn cần chắc chắn đất trồng cây có khả năng thoát nước tốt với độ Ph tốt nhất là pH từ 6 đến 7. Tuy nhiên, mọi phạm vi pH trong khoảng từ 4,5 đến 8,3 đều ổn cho sự phát triển của cây.
Cây nguyệt quế còn có thể phát triển mạnh ngay cả trên mặt đất cát và đá. Chỉ cần tránh trồng nó trong đất giàu đất sét vì đất sét thoát nước không tốt có khả năng khiến rễ cây bị thối.
Đối với việc trồng trong chậu, cây phát triển tốt nếu kết hợp cây xương rồng trộn với đất trồng trong chậu. Đừng quên sử dụng vật dụng thoát nước ở dưới đáy chậu trước khi trồng.
Nhiệt độ
Luôn nhớ rằng cây nguyệt quế có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải, điều đó có nghĩa là cây này không thể chịu được nhiệt độ thấp. Do đó, hãy di chuyển cây vào trong nhà vào mùa đông nếu bạn sống ở miền Bắc.
Cây nguyệt quế rất nhạy cảm với sương giá và không thể tồn tại ở nhiệt độ thấp hơn -6 độ C. Trên thực tế, ngay khi nhiệt độ xuống dưới 0 C, bạn nên di chuyển cây của mình vào trong nhà.
Phân bón
Cây nguyệt quế không yêu cầu đất đặc biệt màu mỡ vì vậy điều quan trọng là không cần bón phân quá nhiều. Nếu bạn trồng cây trong chậu, hãy sử dụng loại phân hữu cơ ít đạm và bón cho cây 1- 2 lần/ tháng khi mùa hè đến.
Sâu bệnh
Lá vàng
Nếu thời tiết quá lạnh hoặc cây đang bị ngập úng, một trong những biểu hiện của cây là lá vàng và rụng nhiều một cách bất thường. Có ít trường hợp, lá cây vàng cũng có thẻ là do thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là trong các cây trồng trong chậu.
Đốm lá
Thực vật trong nhà rất dễ gặp vấn đề đốm lá. Cây nguyệt quế đốm lá thường là một dấu hiệu cho thấy phân ủ phải được làm mới và nên thay đất trồng lại cây.
Bóc vỏ hoặc nứt trên thân cây
Điều này thường xảy ra bởi thời tiết mùa đông khắc nghiệt. Tuy nhiên, nếu phần còn lại của cây vẫn phát triển bình thường, cứ để yên và khi nhiệt độ tăng, cây nguyệt quế sẽ phục hồi.
Những câu hỏi thường gặp khi trồng và chăm sóc cây nguyệt quế
Nhiệt độ phù hợp để trồng cây nguyệt quế?
Cây nguyệt quế không chịu được lạnh. Thông thường nhiệt độ dưới 0 độ có thể làm chết cây. Nhưng cây có thể chịu được nhiệt độ lạnh hơn một chút nếu chúng được đặt ở vị trí có mái che.
Cây nguyệt quế có dễ bị úng nước không?
Một điều nữa cần ghi nhớ là cây nguyệt quế không ưa quá nhiều nước. Cây có thể trồng trong mọi loại đất có khả năng thoát nước tốt.
Cây nguyệt quế chuộng loại đất nào nhất?
Cây nguyệt quế phát triển mạnh trong đất hơi chua. Nếu đất của bạn đặc biệt có tính kiềm trong tự nhiên, bạn có thể thấy cây trồng trong chậu có khả năng phát triển không thua kém gì cây trồng trong vườn.
Như vậy bạn có thể thấy, cây nguyệt quế không hề khó trồng và chăm sóc. Ghi nhớ những lưu ý sau: lựa chọn cây giống khỏe mạnh, trồng trong đất thoát nước tốt, không để cây quá lạnh vào mùa đông là bạn đã có một cây nguyệt quế tươi tốt và nở hoa quanh năm ngay cả khi bạn không có nhiều thời gian chăm sóc. Hãy làm theo hướng dẫn của bài viết và chúc bạn có một cây nguyệt quế khỏe mạnh 1!
Nội dung bài viết thuộc bản quyền công ty cổ phần Phân Lân nung chảy Văn Điển.
*Đón xem thêm các bài viết chăm sóc hoa tại : Bí quyết chăm sóc cây hoa
* Bài viết chăm sóc cây cảnh : Chăm bón cây cảnh
*) Tìm mua phân bón chất lượng cao quý khách hàng vui lòng truy cập , liên hệ theo đường link sau :
↔ Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon
↔ Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng
↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277
Công Ty Cổ Phần Phân Lân Nung Chảy Văn Điển
Bài viết liên quan
Tọa đàm “Phân lân nung chảy Văn Điển cho nông nghiệp bền vững” tại Tân Hưng
Ngày 07/9, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp với...
Cây Húng Chanh cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên
Cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên Ở nước ta,...
Cây sả cách chăm sóc cây sả nhanh nở bụi, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Cây sả dễ trồng, không kén đất. Tuy nhiên, sau một thời gian tươi...
“Thức ăn độc đáo” giữ hương vị thơm ngon cho cây chè miền Bắc
“Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt...