Trong mỗi hạt bé xíu, có tới 13 chất dinh dưỡng cho cây trồng vụ Đông

Để không rơi vào cảnh bón phân dư thừa nhưng cây vụ Đông vẫn “đói” dinh dưỡng, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự khuyến cáo nhà nông cần hiểu rõ nhu cầu của từng loại cây vụ Đông, đồng thời chọn phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây được “ăn” đầy đủ 13 loại dinh dưỡng đa, trung, vi lượng.

Cây khoai tây – một trong những cây trồng vụ Đông cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh minh hoạ. Tư liệu

Cây trồng vụ Đông ở nước ta hiện nay gồm hai nhóm cây chính: Nhóm cây ưa ấm như: Khoai lang, ngô, đậu tương, ớt, lạc… được trồng trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 10. Nhóm cây ưa lạnh gồm khoai tây, cà rốt, bắp cải, su hào, súp lơ, rau ăn lá… Đây là những loại cây được trồng trong suốt vụ Đông và cũng là nhóm cây chiếm diện tích, sản lượng, giá trị kinh tế cao nhất trong vụ Đông.

Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, để cho một khối lượng “chất xanh” lớn, cây trồng vụ Đông đòi hỏi một lượng phân bón rất lớn gồm những chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng: Ngô là cây trồng cần nhiều đạm và kali nhất sau đó đến lân, vôi, magie, silic, vi lượng… Các loại rau ăn lá thì cần lượng đạm nhiều hơn, các loại cải bắp, su hào, súp lơ, cà rốt, hành tỏi thì cần đạm ít hơn, nhưng lại cần nhiều lân, kali, vôi, magie, silic, vi lượng. Nếu bón nhiều đạm (N), cây yếu, lá mềm tích nước, tổng hợp chất khô trong cây kém, dễ nhiễm các loại sâu bệnh gây hại.

Do đặc điểm đất đai thường chua hơn mức cần thiết đối với cây trồng và có chất độc do hữu cơ phân hủy (gốc, rễ lúa vụ trước) ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ, cho nên việc bón vôi có tác dụng rất tốt để khử chua, khử độc cho đất, đưa pH từ 5,5 – 6,5 phù hợp nhu cầu của cây vụ Đông. Các chất dinh dưỡng magie (MgO), silic (SiO2); lưu huỳnh (S) là những chất rất thiết yếu giúp cho cây vụ Đông khỏe, sức đề kháng sâu bệnh cao, kìm hãm không cho sâu bệnh phát triển, đồng thời gia tăng sinh khối tạo năng suất cây trồng cao, các chất vi lượng, kẽm (Zn), bo (B), mangan (Mn), sắt (Fe), coban (Co)… vốn không thể thiếu cho cây rau, củ, quả. Bón phân có đầy đủ vi lượng thì chất lượng vị rau, củ, quả nâng cao hơn rất nhiều, đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng.

4 lưu ý khi chọn, sử dụng phân bón  

Trao đổi với PV Làng Mới, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự (nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình) khuyến cáo: Nhằm lựa chọn, sử dụng hiệu quả phân bón cho cây trồng vụ Đông xin lưu ý bà con nông dân một số điểm sau đây:

Một là: Căn cứ vào điều kiện đồng ruộng, chân đất, độ tốt xấu để chọn loại phân cho phù hợp. Hiện tại đất trồng đang chua nặng, phải chọn loại phân chứa vôi từ 4 – 9%.

Hai là: Đất thiếu nghiêm trọng các chất dinh dưỡng mà cây lại rất cần đó là magie, silic, lưu huỳnh, vi lượng để nâng cao sức chống sâu bệnh cho cây, giảm dùng thuốc bảo vệ thực vật, tăng chất lượng rau, củ, quả vụ Đông, bởi vậy phải chọn loại phân có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng trên bón cho cây trồng.

Ba là: Phải cân đối ba chất đạm, lân, kali, có trong loại phân chăm sóc cho cây từng giai đoạn. Đối với cây ngô, thì lượng đạm trong phân N – P –K cao hơn 1,5 lần kali, gấp hai lần lân. Với các loại rau, củ, quả thì nhu cầu phân đạm cao gấp hai lần kali, cao gấp 2 lần lân. Những cây có củ như cà rốt, hành tỏi, khoai tây thì nhu cầu kali phải gần bằng đạm.

Bốn là: Nên chọn phân bón có thương hiệu uy tín lớn trên thị trường. Do cơ chế thị trường nên có hàng trăm công ty, lớn nhỏ tham gia sản xuất phân bón, tuy nhiên chỉ có số ít công ty có bề dày, kinh nghiệm kỹ thuật hiện đại để sản xuất phân bón chất lượng, có thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Điển hình là Tổng Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển. Hơn 50 năm qua, Công ty đã sản xuất ra hàng triệu tấn phân bón chất lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đã đưa ra thị trường một số dòng sản phẩm cho cây trồng vụ đông có chất lượng cao vượt trội. Đó là phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK:

– ĐYT NPK 10.7.3 có thành phần dinh dưỡng: N = 10%;  P2O= 7%;  K2O = 3%;  CaO = 6%; MgO = 4%; SiO= 4%;  S = 2%; và vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Fe…

– ĐYT NPK 9.7.4 có thành phần dinh dưỡng: N =9%;  P2O= 7%;  K2O = 4%;  CaO = 6%; MgO = 6%; SiO= 4%;  S = 2%; và vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Fe…

– ĐYT NPK 14.6.8 có thành phần dinh dưỡng: N = 14%;  P2O= 6%;  K2O = 8%;  CaO = 4%; MgO = 2%; SiO= 4%;  S = 2%; và vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Fe…

– ĐYT NPK 13.3.13 có thành phần dinh dưỡng: N = 13%;  P2O= 3%;  K2O = 13%;  CaO = 2%; MgO = 1%; SiO= 2%;  S = 1%; và vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Fe…

So với các sản phẩm tương tự trên thị trường, điểm khác biệt của bốn dòng sản phẩm trên là: Bên cạnh 3 thành phần dinh dưỡng N–P-K cân đối, mỗi hạt phân còn chứa vôi, magie, silic, lưu huỳnh, cùng 6 chất vi lượng được ghi cụ thể rõ ràng trên bao phân bón, người sử dụng dễ dàng nhận biết.

Cây cà chua sẽ tươi mọng và ngon hơn khi được bón phân đủ chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng có trong phân bón Văn Điển. Ảnh minh hoạ. Tư liệu

Kỹ thuật chăm sóc, bón phân cho cây trồng vụ Đông

Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự hướng dẫn cách chăm bón các sản phẩm như sau:

Đối với Cây ngô: Bón lót trước khi trồng từ 12 – 13 kg/ sào (số liệu trong bài này tương ứng với sào Bắc Bộ có diện tích 360m2) loại phân ĐYT NPK 10.7.3 hoặc dùng ĐYT NPK 9.7.4, khi cây có 4-5 lá sử dụng 10-12kg loại phân ĐYT NPK 14.6.8, khi ngô xoáy nõn thì dùng 12 – 14 kg/sào loại phân ĐYT NPK 13.3.13.

Đối với cây khoai tây: Bón lót trước khi đặt củ giống bằng phân ĐYT NPK 10.7.3 lượng bón 10 – 14kg/sào. Khi cây cao 15 – 20cm, bón thúc kết hợp vun luống, tưới nước bằng phân ĐYT NPK 14.6.8, lượng bón từ 10 – 15 kg/ sào. Khi cây khoai đã được trồng 40 – 45 ngày bón thúc lần 2, kết hợp vun cao, tưới nước bằng phân ĐYT NPK 13.3.10 lượng bón 12 – 15 kg/ sào.

Đối với cây rau ăn lá: (rau cải, sà lách, rau diếp, sa lát…) Bón lót trước khi trồng cây con bằng phân ĐYT NPK 10.7.3 hoặc ĐYT NPK 9.7.4, lượng bón 10 – 12 kg/ sào. Bón thúc trực tiếp vào đất hoặc hòa nước tưới bằng phân ĐYT NPK 14.6.8, lượng bón từ 10 – 12 kg/ sào (khi cây có 3 – 4 lá).

Đối với rau su hào, bắp cải, súp lơ: Bón lót vào rạch luống sau đó lấp lớp đất mỏng trước như trồng cây con bằng phân ĐYT NPK 10.7.3 hoặc ĐYT NPK 9.7.4, lượng bón 10 – 15 kg/sào. Khi cây bén rễ hồi xanh dùng phân ĐYT NPK 14.6.8 hòa loãng tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày. Sau đó dùng 10 – 12 kg/ sào bón trực tiếp vào giữa hai hàng cây hoặc bón mép luống, vun nhẹ đất lấp kín phân, khi cây chuẩn bị cuốn (bắp cải) hoặc phình củ (su hào) hoặc hình thành hoa (súp lơ) thì bón tiếp 8- 10 kg/sào. ĐYT NPK 14.6.8 kết hợp tưới ẩm cho cây hấp thụ dinh dưỡng nhanh.

Đối với cây hành, tỏi : Trộn đều 10 – 12 kg/ sào loại phân ĐYT NPK 10.7.3 hoặc ĐYT NPK 9.7.4 vào đất mặt luống trước khi trồng cây con hoặc củ giống. Khi cây cao 7 – 10cm, ngâm phân ĐYT NPK 14.6.8 pha loãng tưới, lượng bón từ 14 – 15 kg/ sào. Khi bắt đầu hình thành củ thì dùng phân bón ĐYT NPK 13.3.13, hòa nước tưới, lượng bón cho cả đợt 10 – 12 kg/ sào.

Đối với cây cà chua : Bón lót trước khi trồng cây con bằng phân ĐYT NPK 10.7.3 hoặc dùng ĐYT NPK 9.7.4, lượng bón từ 10 – 12 kg/ sào khi cây phân cành thì sử dụng loại phân ĐYT NPK 14.6.8 lượng bón 8 – 12 kg/ sào, bón phân trực tiếp vào cạnh gốc cây, cách gốc 15 – 20cm, hoặc bón theo giữa hai hàng cây, sau đó vun nhẹ cho đất tước nước, khi cây bắt đầu ra hao thì dùng phân ĐYT NPK 13.3.13 lượng bón từ 12 – 15kg/sào. Bón vào mép luống hoặc giữa hai hàng, tưới nước, chăm sóc, nếu cà thu nhiều lứa quả thì sau thu mỗi lứa, phải bón phân tiếp lượng bón 8 -10 kg/sào, ngâm phân tan, pha loãng tưới xa gốc.

Phân bón NPK Văn Điển là loại phân đa yếu tố dinh dưỡng. Cân đối ba thành phần N-K-P, cân đối vôi, magie, silic, lưu huỳnh, vi lượng mà không có loại phân nào trên thị trường sánh được. Các chất dinh dưỡng trong phân Văn Điển hoàn toàn dễ tiêu cây trồng sử dụng dễ dàng, chất đạm, chất lân, chất kali, đáp ứng thỏa mãn cây trồng, chất vôi khử chua đất, cung cấp một phần cho cây dày lá, xanh mỡ, củ to, mập, bắp cải, súp lơ cuốn chặt, hành tỏi phình củ sớm, khoai tây sai củ, chống bệnh héo xanh, cà chua sai quả, các chất vi lượng nâng cao chất lượng thơm ngon của cây trồng vụ đông.

Bón phân Văn Điển cây trồng ít sâu bệnh, giảm thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm bán được giá, dễ tiêu thụ, thu lời cao. Đó là thực tế đã được hàng ngàn khách hàng chứng nhận.

*) Tìm mua phân bón chất lượng cao quý khách hàng vui lòng truy cập , liên hệ theo đường link sau :

 Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

 Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

 E-mail : vandienfmp@gmail.com
↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

Việt Hà – Nam Phong

Nguồn : Langmoi.vn

Bài viết liên quan

CBTT số 155, 156 BC tài chính

– Xin mời quý vị nhấn vào link sau để đọc tài liệu : CBTT...

Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển: Âm vang khúc ca người thợ năm 2024

Công ty Cổ phần Phân lân Văn Điển tổ chức Hội diễn văn nghệ...

Phân bón Văn Điển – lựa chọn thông thái của nông dân thời đại 4.0

Những ngày đầu xuân, năm mới Giáp Thìn ở các tỉnh phía Bắc có...