Vôi – thức ăn và “thuốc” cho cây đã có sẵn trong phân bón Văn Điển

 

 Không chỉ dùng để khử chua cho đất, vôi được xếp vào nhóm các dinh dưỡng trung lượng, là 1 trong 16 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu với cây trồng. Tin buồn là chất vôi trong đất đang ngày càng ít đi. Tin vui là yếu tố này đã được “tích hợp” sẵn trong phân bón Văn Điển. Khi bón phân, nhà nông không cần bón thêm vôi, đỡ tốn công sức và tiết kiệm chi phí.

Vôi là chất dinh dưỡng trung lượng cần thiết cho cây trồng. Tư liệu.

Để giúp bạn đọc hiểu vì sao nông dân thường phải bón vôi cho cây trồng, nhưng khi bón phân Văn Điển thì lại không cần bón vôi nữa, phóng viên Làng Mới đã trao đổi với kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình về vấn đề này.

Vôi vừa là thức ăn, vừa là thuốc cho cây trồng

Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự phân tích: Vôi là thức ăn cho cây, được tham gia cấu tạo thành vách tế bào, giúp thân cành cứng cáp hơn, thịt quả na, quả ổi chắc hơn, giòn hơn; giúp vỏ ngoài quả bầu, bí dày, cứng hơn,dễ vận chuyển và bảo quản tốt hơn; cây lạc được bón đủ vôi thì vỏ quả dày, cứng hơn tạo cho hạt lạc nhanh mảy hơn; quả nhãn khi vào làm cùi, nếu được bổ sung thêm vôi sẽ làm tăng độ giãn nở vỏ quả, hạn chế phần nào hiện tượng nứt vỏ quả… Và vôi cũng là thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng: Thực tiễn sản xuất, nhiều lão nông đã sử dụng vôi bột như loại nông dược phòng trừ sâu bệnh cho cây. Thuốc Boocđô là hỗn hợp vôi với sun-phát đồng, có tác dụng phòng trừ nấm bệnh và vi khuẩn hại cây trồng.

Trong điều kiện mưa ẩm nhiều, cây con thường mắc bệnh lở cổ rễ, nông dân thường rắc vôi bột đề hạn chế nấm bệnh.

Chẳng hạn như cây ớt ưa “chân ẩm, đầu khô”, nếu đất ẩm nhiều, cây tốt lá quá dễ phát sinh nấm bệnh thán thư làm thối đuôi quả. Nếu có lớp vôi bột phủ trên mặt lá, bao phủ vỏ quả sẽ hạn chế nấm bệnh phát sinh. Hoặc cây lạc có đặc tính là ban ngày lá xòe ra, ban đêm lá cụp lại; chiều tối rắc vôi bột lên lá lạc, đêm lá cụp lại có thể phần náo diệt trừ sâu non và trứng mới nở trên lá lạc…

Vôi còn là chất cải tạo môi trường đất: Với cây trồng, đất trồng trọt là chỗ dựa cho rễ bám giữ, đất cũng là kho dự trữ dinh dưỡng cho cây trồng. Độ chua (hay độ pH) dung dịch đất là môi trường sống của rễ cây, nó tác động nhiều đến các tính chất vật lý, hóa học và vi sinh vật của đất, đến sự phát triển và năng suất của cây trồng.  Độ pH ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Ví dụ, sự sử dụng  lân bị giảm trên đất chua chứa nhiều sắt (Fe), nhôm (Al). Sự hữu dụng của Molipden giảm là hậu quả của sự giảm pH đất. Các loại đất khoáng chua thường hay có hàm lượng Al và mangan (Mn) hoà tan cao, và khi hàm lượng các nguyên tố này đạt mức thừa sẽ gây độc cho cây. pH đất < 5,0 và >7,0 sẽ làm gia tăng sự biến đổi phân lân hoà tan trong nước thành các dạng có tính hữu dụng thấp hơn đối với cây trồng.

Một số loại bệnh phát sinh từ đất cũng bị ảnh hưởng bởi pH đất. Bệnh nấm vảy (Scab) của khoai tây Irish, bệnh ghẻ của khoai lang, và thối rễ đen của thuốc lá phát triển trong điều kiện đất trung tính và kiềm.

Mức độ pH ảnh hưởng đến sự phân giải phân hóa học và các chất khó tiêu trong đất thành các chất dễ tiêu cho cây; nó xác định vai trò của các dinh dưỡng khoáng cho cây trồng. Mỗi cây trồng có riêng một khoảng pH thích hợp; ngoài khoảng đó sẽ làm cây trồng phát triển yếu, năng suất, chất lượng thấp và sâu bệnh nhiều. Độ chua thấp quá làm hạn chế sự phát triển rễ, làm rối loạn chức năng của màng plasma, vách tế bào, hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt của mô phân sinh đỉnh; mặt khác còn ảnh hưởng xấu đến sự sử dụng các chất  đạm (N), lân (P), kali (K), canxi (Ca), magie (Mg) của cây trồng… Đất quá chua  có thể  gây ngộ  độc nhôm (Al) cho cây (trong môi trường pH < 5.0, các chất  Al, Fe, và Mn trở nên dễ hoà tan   có thể gây độc cho cây).

Vì sao nên dùng phân bón Văn Điển thay thế việc bón vôi?

Trong các dinh dưỡng khoáng, Canxi vừa là thức ăn cho cây, vừa là thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây, cũng là chất liên kết các hạt li-mông, keo đất tạo ra các đoàn lạp làm tăng độ tơi xốp cho đất, quan trọng nhất là Canxi tham gia phản ứng trung hòa các axit nên có tác dụng  khử chua và tham gia cải tạo đất nông nghiệp. Do vậy, tất cả các loại cây trồng đều cần phải được bón vôi khi trồng để khử độc vùng đất quanh rễ để nâng độ pH của đất. Khi độ pH được cải thiện, chất chua, chất độc trong đất giảm thì bộ rễ cây non có điều kiện phát triển thuận lợi khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng của bộ rễ tăng lên cây khỏe mạnh phát triển nhanh.

Phân nung chảy văn Điển được làm từ 3 loại quặng khoáng tự nhiên: Apatít, Secpentyl, sa thạch, là loại phân bón đa dinh dưỡng, trong đó dinh dưỡng vôi. Trong ảnh: Công nhân tại nhà máy sản xuất phân bón Văn Điển theo quy trình công nghệ hiện đại. Ảnh tư liệu.

Đầu những năm 60 thế kỷ trước, khảo sát đánh giá đất nông nghiệp nươc ta cho thấy: trên 60% diện tích đất nông nghiệp bị chua và nghèo lân nghiêm trọng. Thực tế các vùng sình lầy ở trung du, miền núi,  vùng thấp trũng ở Đồng bằng sông Hồng được gọi là vùng đất kìm hãm, vì đất chua và thiếu lân nên rất khó thâm canh lúa, màu. Ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp bón vôi bột trước khi bón lân super. Tuy vậy, nhiều chân ruộng chua trũng lúa vẫn chậm tốt, sâu bệnh nhiều và đặc biệt rong rêu nhiều gây rất nhiều phiền toái cho nông dân.

Phân nung chảy Văn Điển, được phối hợp tinh tế từ 3 loại quặng: Apatít, Secpentyl, sa thạch. Với công nghệ nung chảy ở nhiệt độ 1.450 độ C và làm lạnh đột ngột đã cho ra sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18%, SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều  chất vi lượng Fe, bo (B), Mn, kẽm (Zn), coban (Co), đồng (Cu), molipden (Mo)… Phân nung chảy Văn Điển giàu chất kiềm và kiềm thổ nên là loại phân bón có tính kiềm tiềm tàng; phân bón không tan trong nước nên không bị rửa trôi, bay hơi hoặc bị các chất Fe, Al chuyển hóa thành các chất khó tiêu cho cây trồng. Chỉ khi cây tiết a xít hoặc trong môi trường đất chua thì phân mới tan và phóng thích ra các ion A++ vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh pH môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng.

Phân bón Văn Điển tham gia phát triển nền nông nghiệp bền vững

Trên 96% các chất dinh dưỡng trong phân nung chảy Văn Điển được cây trồng hấp thụ hết trên 98%. Không chỉ hiệu quả sử dụng của phân Văn Điển cao hơn các loại phân thông thường khác, trong quá trình cây trồng sử dụng phân Văn Điển không để lại phụ phẩm độc hại cho môi trường đất, giúp độ pH trong dung dịch đất tăng dần, đất tơi xốp hơn. Do vậy, khi sử dụng phân nung chảy Văn Điển và các loại phân ĐYT NPK được sản xuất từ phân nung chảy Văn Điển, bà con nông dân không phải bón thêm vôi nhưng cây trồng vẫn được cung cấp đủ vôi và các chất dinh dưỡng  trung vi lượng thiết yếu cho sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh. Bón phân Văn Điển trong vài năm sẽ làm thay đổi lý, hóa tính đất theo hướng có lợi cho cây trồng.

Trở lại vùng Đồng bằng sông Hồng, từ những năm  1995-2000, các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên… từng bước mở rộng diện tích sử dụng phân bón Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa. Giai đoạn 2000-2010 cây lúa vùng này được thâm canh cao nhất, năng suất lúa cao nhất, ít sâu bệnh nhất và nông dân nhàn nhất nhưng lại được mùa nhất. Có lẽ do phân bón Văn Điển được sử dụng ở đây nhiều nhất so với các thời gian trước. Điển hình như tỉnh Thái Bình đã có vụ sử dụng trên 30.000 tấn phân ĐYT NPK chuyên dùng cho lúa của Văn Điển; có nhiều xã như Quỳnh Khê, An Tràng (huyện Quỳnh Phụ) trong nhiều năm nông dân chỉ sử dụng phân bón Văn Điển mà không sử dụng các loại phân bón khác cho lúa và rau màu. Tuy không phải bón thêm vôi nhưng đồng ruộng ít chua hơn, không còn nhiều rong rêu trên ruộng lúa; không còn nhiều màu vàng bám vào chân thợ cấy nữa. Đất cũng tơi xốp hơn, dễ canh tác hơn.

Hiện nay, lượng phân bón Văn Điển sản xuất ra chưa đủ cung cấp cho cà phê, cao su, hồ tiêu… vùng Tây Nguyên, chưa đủ nhu cầu cho đất chua phèn vùng Đông Nam Bộ, vùng duyên hải miền Trung… Phân bón Văn Điển đã là niềm tin, là thương hiệu cho các vùng chuyên canh lúa, chuyên canh cây ăn quả  ở các tỉnh đồng bằng và trung du, mà cả cho các vùng chuyên sản xuất chè sạch, chè chất lượng cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Điều đó chứng minh phân nung chảy Văn Điển không chỉ thay thế vôi trong khử chua, cải tạo đất, mà còn trực tiếp trở thành yếu tố góp phần xây dựng nền sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp bền vững, nông dân giàu có.

 Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

 Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

 E-mail : vandienfmp@gmail.com

↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

 

                                                                                                                             Trọng Hòa – Nam Phong

                                                                                                                              Nguồn : Langmoi.vn

Bài viết liên quan

Tọa đàm “Phân lân nung chảy Văn Điển cho nông nghiệp bền vững” tại Tân Hưng

Ngày 07/9, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp với...

Cây Húng Chanh cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên

Cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên Ở nước ta,...

Cây sả cách chăm sóc cây sả nhanh nở bụi, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cây sả dễ trồng, không kén đất. Tuy nhiên, sau một thời gian tươi...

“Thức ăn độc đáo” giữ hương vị thơm ngon cho cây chè miền Bắc

“Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt...