Cây chè vốn ưa đất chua nhẹ (độ pH từ 4,5-5,5), tuy nhiên nhiều vùng trồng chè miền núi phía Bắc, đất có độ chua mạnh (pH dưới 4), ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng búp chè. Thật may, với giải pháp bón phân thông minh và chọn đúng loại phân bón ưu việt, nhà nông sẽ khắc phục được điểm yếu này.
Sản phẩm chính của cây chè miền núi phía Bắc là “búp chè”, được thu hái nhiều lần trong năm với khối lượng chất xanh lớn, bởi vậy cây chè phải cần nhiều chất dinh dưỡng.
Trao đổi với phóng viên Làng Mới, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hướng dẫn sử dụng phân bón cho biết: Để đạt 2 tấn chè búp khô trên mỗi hecta, cây chè lấy đi khoảng 80kg đạm (N), 40kg lân (P2O5), 30kg kali (K2O), 8kg magie (MgO), 16kg canxi (CaO) và các chất vi lượng như kẽm (Zn), bo (B), môlípđen (Mo)… Nếu năng suất đạt 3 tấn chè búp khô/ha thì nhu cầu dinh dưỡng của cây chè tăng gấp trên 2 lần các số liệu đã dẫn, đặc biệt cây chè cần nhiều các chất dinh dưỡng trung lượng như magie, can xi và các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen…
Thực trạng “độ chua của đất” chè hiện nay
Theo các kết quả điều tra khoa học gần đây, đất trồng chè hiện nay ở các tỉnh miền núi phía Bắc có phản ứng chua rất cao (pH<4) vượt ngưỡng yêu cầu của cây chè rất nhiều. Thực tế cây chè chỉ cần độ pH từ 4,5-5,5. Mặt khác, hàm lượng mùn trong đất cũng nghèo kiệt làm cho đất trở nên chai cứng, phá vỡ kết cấu đất, giảm độ xốp.
Cũng theo điều tra, kỹ thuật canh tác và sử dụng phân bón hiện nay cho chè nhìn chung chưa phù hợp: Nông dân ít sử dụng phân hữu cơ mà chủ yếu bón các loại phân giúp cho chè xanh ngay nên thường chỉ bón phân đạm và ka ly; thậm chí sử dụng quá nhiều chất đạm làm búp chè tích nước, lá mỏng, nhanh thu hái nhưng cây chóng cỗi, sâu bệnh nhiều nhất là nhện đỏ và bệnh phồng lá. Mặt khác, nông dân thường dùng phân lân gốc acid dẫn đến làm mất cân đối chất dinh dưỡng cho cây chè, làm cho đất bị chua hóa, tăng thái quá hàm lượng Al3+, Fe3+, làm tăng độ bạc màu và làm xấu đi thành phần lý, hóa tính của đất… Hàm lượng các chất dinh dưỡng trung vi lượng thiếu hụt rất trầm trọng như canxi, magie, silic, lưu huỳnh, bo, kẽm, môlípđen, coban… mà nhiều thập kỷ qua ít được bổ sung cho đất.
Hiện nay có rất nhiều công ty, xí nghiệp, cơ sở trong và ngoài nước sản xuất phân bón, nên trên thị trương có quá nhiều chủng loại phân bón; trong đó có nhiều cơ sở sản xuất với quy mô rất nhỏ, sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp, thành phần dinh dưỡng rất ít và mất cân đối, nhưng được bù lại bằng hình thức đẹp, bắt mắt cộng với khuyến mãi và chiết khấu cao nên dễ được nhà phân phối ủng hộ và tư vấn nông dân sử dụng.
Cách lựa chọn phân bón thông minh
Trước “ma trận” phân bón, các nhà khoa học, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh chia sẻ 7 điểm giúp bà con nông dân lựa chọn phân bón tốt là:
– Không nên ham rẻ, không ham khuyến mãi cao vì đã là doanh nghiệp họ đều cần lợi nhuận, không ai cho không ai cái gì, dù là nhà nước hay tư nhân. Nếu rẻ mà lại khuyến mại lớn chỉ có thể là sản phẩm chất lượng thấp hoặc rởm, giả.
– Không nên sính ngoại. Chúng ta đã chứng minh được dinh dưỡng ngoại hay nội đều giống nhau, trong khi phân bón ngoại lại đắt hơn rất nhiều do khâu vận chuyển.
– Chọn mua các loại phân của các doanh nghiệp lớn, uy tín và có bề dày lịch sử.
– Chọn phân bón chứa nhiều loại dinh dưỡng khác nhau, Bởi cây trồng cần rất nhiều các chất dinh dưỡng trung, vi lượng khác ngoài NPK.
– Chọn phân bón phù hợp với chất đất. Đất chua ta phải dùng loại phân kiềm, không nên dùng các sản phẩm phân bón có gốc axít vì nó gây chua đất và dễ làm thoái hóa đất.
– Chọn phân bón phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng của cây. Bởi mỗi giai đoạn sinh trưởng cây trồng cần nhu cầu các chất dinh dưỡng khác nhau
– Chọn loại phân bón tan chậm trong đất để tăng hiệu quả sử dụng phân bón cũng như hạn chế gây ô nhiễm môi trường đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.
Những điểm ưu việt của phân bón Văn Điển
Phân bón Văn Điển được làm từ quặng khoáng thiên nhiên: Từ 3 loại quặng: Apatít, Secpentyl và sa thạch, sau khi rửa sạch và được phối trộn hợp lý theo tỷ lệ nhất định, hỗn hợp quặng trên được nung chảy ở nhiệt độ 1.450oC và làm lạnh đột ngột, cho ra phân nung chảy Văn Điển.
Đây là phân bón đa dinh dưỡng, trong đó lân dễ tiêu và các dinh dưỡng trung lượng dễ tiêu như Mg, Si, Ca, S và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… với tổng dinh dưỡng chiếm trên 96%.
Loại phân bón này không tan trong nước nên không bị thất thoát do rửa trôi, bay hơi và được cây trồng hấp thụ hết trên 98%, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển. Nếu nhà nông bón nhiều hơn nhu cầu của cây trồng, phân bón sẽ được lưu giữ lại trong đất cho các vụ sau.
Lý do của việc không bị thất thoát là: Chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan và phóng thích ra các ion A++ vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng nói chung và cây chè nói riêng.
Tính chất khử chua của phân bón ở chỗ phân bón này giàu chất kiềm và kiềm thổ nên phân bón này có tác dụng bồi dục đất và cải tạo lý hóa tính đất, tăng độ tơi xốp cho đất.
Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp không sử dụng hoá chất, không để chất thải gây ngộ độc môi trường; thành phần phân bón không chỉ có đa lượng, mà còn giàu dinh dưỡng trung, vi lượng giúp cây trồng sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận nên được mệnh danh là loại phân bón thân thiện môi trường.
Phân nung chảy Văn Điển được nhà sản xuất kết hợp với các chất đạm, kali và một số nguyên tố vi lượng khác để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK, thích hợp cho từng loại cây trồng trên từng chân đất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoan sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Khi dùng bón phân cho chè, đặc biệt là với mục đích bổ sung các dinh dưỡng trung vi lượng cho cây chè và đất trồng chè ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhà nông nên sử dụng các loại sản phẩm Đa yếu tố NPK sau:
– Phân ĐYT NPK loại 16.8.8 (N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 8%; CaO = 10%; MgO = 7%; SiO2 = 9%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo;
– Phân ĐYT NPK 16.8.4 (N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 15%; MgO = 8%; SiO2 = 13%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo;
– Phân ĐYT NPK 5:10:3, 10:7:3, 22:5:11… với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên trên 60%.
“Ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (đạm, lân, kali), các chất trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S… còn có các chất vi lượng như Cu, Mn, Bo, Co, Mo, Zn… rất cần thiết cho sự phát triển của cây chè mà các loại phân bón bình thường khác không có” – kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh nhận xét.
Như vậy, lựa chọn phân lân nung chảy Văn Điển và các sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho chè là cách lựa chọn thông minh nhất để có phân bón chăm sóc cây chè tốt nhất, giúp chè tăng năng suất, chất lượng, an toàn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cách bón phân Văn Điển cho chè
Theo hướng dẫn của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, nhà nông nên tham khảo kinh nghiệm đã được kiểm nghiệm có hiệu quả như sau:
Chè trồng mới:
Trộn phân Lân nung chảy Văn Điển hoặc Đa yếu tố NPK 5:10:3 với phân hữu cơ ủ mục, bón lót sâu trước khi trồng.
Chè kinh doanh:
Bón sâu hàng năm vào những tháng cuối năm, trời khô rét: Kẻ rạch sâu 5-10cm giữa 2 hàng chè. Rải 25-30kg lân nung chảy Văn Điển hoặc 20-25kg Đa yếu tố NPK 5:10:3 hoặc NPK 16:8:4 và phân hữu cơ ủ mục
Làm cỏ, lấp đất, phủ cỏ, rác (không nên phủ bã mía, mùn cưa). Đốn chè và tủ gốc chè.
Bón thúc bằng phân đa yếu tố NPK 16:8:8, 16:8:4, hoặc NPK 22:5:11
Có thể bón sau mỗi lứa chè hoặc bón vào các tháng 2, 3 ; 5, 6 ; 8, 9. Chọn ngày tạnh ráo, ghé lưỡi cuốc tạo rạch rồi rải phân, sau đó lấp đất, phủ rác. Lượng bón tùy thuộc năng suất chè búp đã thu.
Ghi nhớ: Phân bón được vùi vào đất sẽ không bị rửa trôi và cây chè ăn dần trong suốt vụ.
↔ Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon
↔ Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng
↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277
Trọng Hòa – Nam Phong
Nguồn : Langmoi.vn