Phân bón NPK 16.5.17 Chuyên Bón Thúc Cho Lúa ( dạng hạt )
- Chuyên dùng bón thúc cho lúa
- Bảng giá phân bón : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon
- Liên hệ đại lý phân phối mua hàng : https://vandienfmp.vn/lien-he
- Tư vấn , hợp tác , trở thành đại lý liên hệ : Ông Nguyễn Văn Nam – Trưởng phòng KHTT ; ĐT : 0913.018.270 .
I. ĐẶC ĐIỂM
1. Hình dạng, màu sắc:
– Tinh thể rắn.
– Dạng hạt, tỷ trọng …Kg/dm3.
– Không mùi; Màu : ba màu đỏ, trắng, đen.
2. Hình dạng vỏ bao:
– Sản phẩm được đóng gói trong bao dệt nhựa PP hoặc BOPP bên trong có một lớp bao PE: 25kg, 50kg tùy theo yêu cầu của khách hàng.
3. Đặc tính kỹ thuật:
– Là phân hỗn hợp trộn vê viên gồm ba loại phân chính : Phân lân : P2O5; phân Kali : K2O; và phụ gia : gồm chủ yếu là si líc.
– Công thức : 16.5.17.
– Là phân mang tính kiềm : PH = 7 – 7,5.
– Tan tương đối tốt trong nước .
– Thành phần chủ yếu của phân NPK 16.5.17 gồm: Nts: 16%; P2O5hh: 5%; K2Ohh: 17%; MgO: 1%; CaO: 3%; SiO2: 7%; Lưu huỳnh; ngoài ra còn có các chất vi lượng khác như : Fe, Al, Mn, Mo ….
4. Mã số sản phẩm:
– MSPB 17802 theo QĐ số 1449/QĐ-BVTV-PB ngày 13/9/2018.
– TCCS 04:2015/KT-PLVĐ
II: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
– Trộn đều trước khi sử dụng.
– Không hòa nước để tưới.
– Khi lúa bén rễ hồi xanh bón 250 – 350 kg/ha/lần/vụ.
III: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN:
1. An toàn sản phẩm:
– Mối nguy hiểm đến sức khỏe: Phân bón đa yếu tố NPK 16.5.17 Văn Điển thân thiện với môi trường ( Trong quá trình tan trong nước không tự phân hủy sinh khí độc ), sử dụng rất an toàn cho người và động, thực vật.
– Hít phải : Không có nguy hiểm điều kiện bình thường.
– Tiếp xúc với da:
+ Không độc
+ Tiếp xúc nhiều với da có thể gây ngứa khó chịu ( Khuyến cáo khi sử dụng phải mang găng tay cao su bảo vệ )
– Tiếp xúc mắt: Hơi gây khó chịu cho mắt ( Do có bụi đạm SA tiếp xúc mắt ) .
2. Nồng độ tối đa cho phép ( Bụi ): Theo quyết định của bộ y tế Việt Nam số : 3733/2002/QĐ-BYT, ngày 10 tháng 10 năm 2002 .Bụi toàn phần ≤ 8 mg /m3.
3. Trình tự sơ cứu :
– Nếu bị ngứa khi tiếp xúc sản phẩm NPK 16.5.17: Rửa sạch các khu vực bị ảnh hưởng bằng nước sạch hoặc nước vôi trong.
– Nếu bụi NPK 16.5.17 tiếp xúc với mắt:
+ Dùng nước rửa cho đến khi mắt dừng bị kích thích.
+ Có được chăm sóc y tế một cách nhanh chóng.
– Hít phải: Không có nguy hiểm điều kiện bình thường.
– Tiếp xúc với da:
+ Không độc;
+ Có thể bị gai silic đâm vào da gây ngứa khó chịu ( Khuyến cáo khi sử dụng phải mang găng tay cao su bảo vệ ).
– Tiếp xúc mắt: Hơi gây khó chịu cho mắt ( Giống bụi si líc tiếp xúc mắt ) .
4. Thiết bị bảo hộ :
– Khi làm việc với nồng độ cao của bụi NPK 16.5.17, sử dụng:
– Khẩu trang ngăn bụi.
– Mang găng tay thích hợp.
– Sử dụng kính chắn bụi.
5-Yêu cầu về bảo quản và cất trữ :
– Bảo quản nơi khô ráo.
– Không đặt trực tiếp trên sàn nhà ẩm ướt. Xếp trên giá hoặc trên nền nhà khô có lớp ni lôn cách ẩm.
– Xếp bao ở trong kho, dật cấp, cách tường 0,5 mét.
—> Xem thêm các bài viết hướng dẫn bón phân 16.5.17 :
1. Bón thúc như thế nào để lúa mùa “vững chân” trên đất Thủ đô?
2. Phân bón Văn Điển chinh phục người trồng lúa xứ Nghệ