Vì sao cà phê Sơn La không ngại đất nghèo?
Hà Nội, Ngày 01 tháng 06 năm 2019
“Gia đình tôi có hơn 1ha cà phê, năm nào năng suất cũng đạt từ 1,5-1,6 tấn hạt/ha. Bà con trong xã, đặc biệt trong bản Hùn rất tin dùng phân bón Văn Điển vì không chỉ chất lượng tốt, nhà sản xuất còn cam kết có trách nhiệm đến cùng với nông dân, chúng tôi rất tin tưởng”.
Đó là chia sẻ chân thành của ông Lò Văn Muôn – một nông dân trồng cà phê ở xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Không chỉ ông, mà rất nhiều gia đình khác ở Sơn La đã gặt hái được kết quả tốt khi chọn được loại phân bón phù hợp với vườn cây của mình.
Đất dư đạm, thiếu lân, kali: Cây tốt nhưng quả kém!
Nhìn tổng quát về cây cà phê trên “vùng đất mới” Sơn La, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự (nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm về phân bón và cây công nghiệp gắn bó với vùng đất Sơn La cho biết: Cà phê Sơn La được trồng chủ yếu từ giống cà phê Arabica (cà phê chè) tập trung ở các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố Sơn La, diện tích cà phê toàn tỉnh đạt trên 12.000ha, sản lượng cà phê nhân đạt trên 11.000 tấn. Sản phẩm cà phê Sơn La được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài biết đến như một đặc sản. Sở dĩ cà phê Sơn La có được chất lượng như vậy là nhờ một phần khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cây cà phê chè, cùng với đó, kinh nghiệm chăm sóc được người nông dân tích lũy lâu đời từ giống, trồng trọt, chăm sóc, thu hái. Đặc biệt phải kể đến việc “tuyển chọn” loại phân bón phù hợp với đất, với cây cà phê ở vùng này.
Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, đất trồng cà phê ở Sơn La chủ yếu là các loại đất feralit có màu nâu vàng, tơi xốp, dễ thoát nước hình thành trên các đồi xoải hoặc đồi dốc có độ cao so mực nước biển từ 850 – 1.000m, tầng đất tương đối dày, tuy nhiên nhiều chỉ tiêu hóa lý đất thấp: Độ chua cao pH < 4,2, lân, kali, dễ tiêu đều nghèo, nghèo canxi (vôi), rất nghèo magie (MgO) cùng các chất vi lượng như Bo (B) và kẽm (Zn)… Hàng năm về mùa mưa rửa trôi mạnh xói mòn, bạc màu thường xuyên diễn ra làm cho đất bạc màu, thậm chí có nơi trơ sỏi, đá. Bởi vậy cùng với thiết kế đồng ruộng, cây che bóng, hệ thống tưới nước, đường đồng mức chống xói mòn thì việc lựa chọn các loại phân bón phù hợp rất quan trọng. Trước đây người trồng cà phê chưa hiểu biết nhiều về đặc tính các loại phân nên mạnh ai người ấy làm phân đạm sử dụng tràn lan, làm cho nhiều vùng đất suy kiệt màu mất cân đối dinh dưỡng thừa đạm, thiếu lân, kali, thiếu vôi (canxi), thiếu magie và vi lượng. Cà phê còi cọc, sâu bệnh gây hại bùng phát, năng suất, chất lượng hạt giảm sút.
Ngày nay, cây cà phê đã khởi sắc bằng nhiều tiến bộ kỹ thuật được các nhà vườn áp dụng, trong đó sự đóng góp quan trọng của phân bón Văn Điển. Ông Mai Văn Hoán xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tâm sự: “Gia đình tôi trồng hơn 6.000 gốc cà phê chè, hầu hết đã 15 năm tuổi. Trước năm 2010, tôi dùng toàn phân đạm và phân đơn bón cho cà phê. Bón như thế cây tốt nhưng lá mỏng, quả kém, lắm sâu bệnh lá rụng sớm, rụng cả quả non, năng suất thấp (bình quân mỗi sào chỉ đạt 30kg nhân). Nhưng từ năm 2011, kể từ khi tôi sử dụng phân bón Văn Điển, đầu tiên là phân lân nung chảy, năm đầu bón cho 2.000 cây, thấy cà tốt, lá dày, xanh đậm, lá bền, cành thân mập mạp hoa quả đậu cao, cho năng suất tốt. Thế là vụ sau tôi bón phân Văn Điển cho tất cả 6.000 gốc, sau đó lại bón khép kín phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cho cây. Phân bón đa yếu tố (ĐYT) mà ông sử dụng là NPK 10.8.12 và loại ĐYT NPK 12.8.12”.
“Phân bón Văn Điển chứa nhiều loại dinh dưỡng như nhiều vôi, magie, silic, lưu huỳnh cùng vi lượng, đất ở đây chua, nghèo màu khi được bón phân Văn Điển cây cà no đủ dinh dưỡng phát triển khỏe, bền lá, sai quả giảm sâu bệnh cho năng suất tăng hơn 20 – 25% so với các phân khác” – ông Hoán chia sẻ thêm.
Cách bón phân Văn Điển cho cà phê Sơn La vào mùa mưa
Bạn đọc có thể tham khảo cách bón phân cho cà phê của ông Hoán:
– Chuẩn bị đầu mùa mưa khi xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, tập trung bón lân Văn Điển cho mỗi gốc cà phê từ 1- 1,5kg để cà phê phát triển mạnh bộ rễ mới, hấp thụ được nhiều dinh dưỡng. Trong phân lân Văn Điển có đến 30% vôi, có tác dụng khử chua cho đất, cung cấp vôi cho cây “ăn”, lân Văn Điển cũng có 15% magie giúp cho bộ lá dày, xanh sáng, tăng quang hợp ánh sáng, tích lũy dinh dưỡng chống rụng quả. Ngoài ra lân Văn Điển còn có 24% chất silic giúp cho cây cà chịu hạn tốt hơn;
– Khi vào mùa mưa (như thời điểm hiện nay), bón thúc nuôi quả non vào tháng Năm hoặc đầu tháng Sáu bằng phân đa yếu tố NPK 10.8.12 (có thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì N=10%; P2O5=8%; K2O =12%; CaO=8%; MgO=6%; SiO2=9%; S=6%) và các chất vi lượng B, Zn, Co… hoặc dùng phân đa yếu tố NPK 12.8.12 (có thành phần dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 8%; MgO = 6%; SiO2= 9%; S = 6% và các chất vi lượng B, Zn, Co…). Mỗi gốc bón 0,4 – 0,6kg;
– Đến tháng 8 hoặc đầu tháng 9, bón thúc tiếp đợt 3 bằng một trong hai loại phân thúc nêu trên, lượng bón từ 0,5 – 0,6kg/gốc.
Ở xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, nơi ông Hoán cưu trú, đa phần người dân biết đến và đang dùng phân bón Văn Điển, đây thực sự là loại phân tốt cho cây cà phê ở xã này.
Còn ở Thành phố Sơn La, bà con nông dân trồng cà phê đã quen dùng phân bón Văn Điển hàng chục năm nay. Ông Lò Văn Muôn xã Chiềng Cọ, Thành phố Sơn La chia sẻ: “Một trong những bí quyết mà cây cà phê ở đây được mùa là dùng phân bón Văn Điển, đất Chiềng Cọ nâu vàng, ít màu, chua… Nếu bón các loại phân đơn, phân NPK thông thường, cây cà phát triển kém, lá nhỏ, mỏng lá, hay rụng quả, quả chín không đồng đều, chất lượng hạt thấp. Khi bón phân Văn Điển thì cây cà cho lá dày, to bản, bền lá, chịu hạn, đậu quả cao, quả sáng vỏ, lớn đồng đều, chín tập trung, tỷ lệ nhân cao, bán được giá. Phân bón Văn Điển, đặc biệt là phân NPK đa yếu tố cân bằng đạm, lân, kali, chất lân dễ tiêu (P2O5) trong phân NPK Văn Điển tan từ từ, không bị rửa trôi kích thích bộ rễ cà phát triển nhanh và nhiều, các chất vôi, magie, silic, lưu huỳnh cùng các chất vi lượng đáp ứng thỏa mãn nhu cầu suốt cả niêm vụ cho cây. Gia đình tôi có hơn 1ha cà phê, năm nào năng suất từ 1,5 – 1,6 tấn hạt/ha, nhiều bà con trong xã đặc biệt trong bản Hùn rất tin dùng phân bón Văn Điển. Phân Văn Điển đảm bảo chất lượng tốt, nhà sản xuất cam kết có trách nhiệm đến cùng với bà con nông dân về sản phẩm của mình, chúng tôi rất tin tưởng”.
Tạm biệt Chiềng Cọ, chúng tôi gặp nhà đại lý cung ứng phân bón ông Nguyễn Đức Tuấn ở xã Chiềng Sinh – Thành phố Sơn La. Ông Tuấn cho biết: Hàng năm cửa hàng cung ứng hàng ngàn tấn phân bón Văn Điển cho bà con trồng cà phê chè ở Sơn La, năm sau cao hơn năm trước, phân bón Văn Điển phù hợp đất cà phê nơi đây, bón đâu được nấy. Người nông dân hài lòng về chất lượng, giá cả, phương thức cung ứng tận nơi, nhất là hiệu quả mùa màng. Nhiều gia đình đã giàu lên từ cây cà phê. Cà phê Sơn La khởi sắc, có thương hiệu cũng có phần đóng góp của phân Văn Điển”.
– Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon
– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng
– Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277
– Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/
Nguồn: langmoi.vn
Bài viết liên quan
Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão
Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...
Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển: Khẳng định vị thế mới với Giải thưởng “The best Of Vietnam 2024”
Hành trình phát triển và những dấu ấn nổi bật Công ty Cổ phần...
TVC giới thiệu các sản phẩm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Thực hiện kế hoạch của Tổng giám đốc Tập đoàn về việc tổ chức...