‘Kết quả không tưởng’ khi bón phân Văn Điển cho lúa Xuân
Đó là lời ngạc nhiên thốt ra từ một nông dân Sóc Sơn (Hà Nội) khi tham gia hội thảo đầu bờ và chứng kiến ruộng lúa mô hình canh tac lúa sạch, hiệu quả, an toàn bằng việc bón đồng bộ phân chuyên dùng “Lúa 1”, “Lúa 2” của Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển.
Hiện nay nước ta có hàng nghìn cơ sở sản xuất và chế biến phân bón, tạo ra hàng chục vạn loại sản phẩm phân bón khác nhau. Nhiều cơ sở sản xuất chỉ với công nghệ thô sơ, tạo ra sản phẩm phân bón có thành phần và hàm lượng dinh dưỡng thấp, nhưng được “đánh bóng” bằng hình thức bắt mắt. Chất lượng như vậy nên những loại phân đó được bán ra với giá rẻ và trích lại hoa hồng cho người bán hàng rất hậu hĩnh. Phần vì thiếu hiểu biết về phân bón và cây trồng, phần vì ham lợi trước mắt nên nhiều người bán hàng hám lợi, tư vấn cho nông dân sử dụng phân bón này. Hệ lụy là nông dân phải sử dụng nhiều loại phân bón, chăm bón nhiều lần mà sâu bệnh vẫn nhiều; sử dụng nhiều thuốc phòng trừ sâu bệnh, năng suất thấp mà chi phí nhiều, môi trường nhiều ô nhiễm.
Trước hiện trạng đó, bà con nông dân cần tìm phân bón tốt ở đâu?
Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh (nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về bón phân cho lúa), việc chọn phân bón chất lượng cao không phải quá khó. Bà con nông dân nhiều nơi đã tin dùng các sản phẩm phân bón uy tín cho cây lúa từ hàng chục năm qua, một trong số đó là phân bón Văn Điển, và kết quả rất tốt của những người nông dân ấy là thông tin tham khảo hữu ích cho nông dân.
“Kết quả không tưởng” ở thôn Xuân Tằng
Vụ xuân 2019, thôn Xuân Tằng, tại xã Bắc Phú (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), Chi nhánh vật tư nông nghiệp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức mô hình trình diễn ‘Sử dụng khép kín phân bón NPK chuyên dùng Lúa 1 và Lúa 2 Văn Điển trên giống lúa TBR225” với quy mô 0,5ha. Bà Nguyễn Thị Thuật, năm nay 63 tuổi, có ruộng nằm trong mô hình trình diễn.
Bà Thuật cho chúng tôi biết: Gia đình có 3 sào ruộng, mọi vụ chúng tôi phải chăm bón nhiều thứ; lần này chỉ bón lúc bừa cấy 15kg phân đa yếu tố “lúa 1”; còn 17kg phân đa yếu tố “lúa 2” chia làm 2 lần bón thúc. Ngoài ra không được bón phân gì khác. Chúng tôi được biết giống lúa TBR225 vốn đã phàm ăn, nay bón lượng phân không nhiều, lại không được bón phân gì khác nên ai cũng lo lắng. Mặc dù đã được Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển bảo lãnh năng suất, nhưng cây lúa không tốt bốc, ruộng lúa cứng cây, không xanh mềm như các ruộng lúa ngoài mô hình nên ai cũng đòi được bón thêm. Được các đồng chí lãnh đạo quán triệt, đặc biệt bác Bí thư chi bộ thường xuyên giám sát và động viên, chúng tôi đồng ý thực hiện đúng quy trình.
“Kết quả thật không tưởng – bà Thuật nói tiếp – Cuối vụ, những ruộng ngoài mô hình (ruộng đối chứng) lúa vừa bị nhiễm khô vằn, rầy nâu vừa bị sâu cuốn lá, bông bạc khá nhiều, trong khi đó các ruộng trong mô hình bón phân Văn Điển thì lúa vẫn vàng tươi, ít sâu bệnh. Đặc biệt sau trận mưa, gió to ngày và đêm 29/5 vừa qua, lúa ngoài mô hình “đổ như trải chiếu”, còn lúa trong mô hình vẫn đứng vững, màu vàng tươi”.
Tại hội nghị đầu bờ thăm mô hình trình diễn phân bón NPK chuyên dùng “lúa 1”, “lúa 2” khép kín trên giống lúa TBR225, ông bí thư chi bộ thôn Xuân Tằng phấn khởi nói: Thực hiện mô hình là muốn “người thực, việc thực” chứng minh ngoài đồng ruộng. Thắng lợi của mô hình này là khẳng định vai trò của phân bón chuyên dùng Văn Điển. Từ đây, không chỉ những hộ làm mô hình mà bà con trong thôn Xuân Tằng nói riêng, trong toàn xã Bắc Phú nói chung sẽ vững tin sử dụng phân bón văn Điển.
Đại biểu các xã trong huyện Sóc Sơn tham dự hội nghị đầu bờ đều ghi nhận kết quả mô hình và đánh giá cao vai trò phân bón Văn Điển trên đồng ruộng huyện Sóc Sơn, coi đây là một lựa chọn thông minh cho bà con nông dân ở Hà Nội trong canh tac lúa sạch, hiệu quả, và an toàn.
Mẫu đối chứng mô hình trình diễn ở Sóc Sơn. Ảnh do Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh cung cấp.
Cũng cần nói thêm, câu chuyện trên đây chỉ là một ví dụ trong hàng ngàn câu chuyện khác về hiệu quả của phân bón Văn Điển trên phạm vi cả nước. Và không chỉ với cây lúa, Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển có rất nhiều chủng loại phân bón đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đối với hầu hết các loại cây trồng khác.
Cần nắm rõ “khẩu vị dinh dưỡng” của cây lúa
Nghiên cứu về dinh dưỡng cây lúa, các kết quả khoa học cho thấy: Ngoài các chất cacbon, hydro, oxy ra, cây lúa còn cần đến 19 nguyên tố dinh dưỡng khác. Trong đó những chất mà cây lúa có nhu cầu nhiều hơn, gọi là dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân, kaly và silic. Một số chất khác, cây cần ít hơn một chút như canxi, magie, lưu huỳnh… Một số chất dù cây cần một lượng rất ít nhưng không thể thiếu là các chất vi lượng. Được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng ấy, cây trồng sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất, chất lượng cao, ít phải dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh.
Cũng theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, cây lúa và những cây trồng khác, nếu đủ chất dinh dưỡng, cây sẽ tốt tươi, năng suất cao. Những kiến thức nền tảng sau đây cần được bà con nông dân ghi nhớ để làm cơ sở cho việc chọn chủng loại phân bón phù hợp nhất cho ruộng vườn của mình.
V
-Dinh dưỡng Đạm (N): Giúp cây trồng ra nhiều lá mới, ra nhiều chồi, nhánh mới, giup phát triển thân lá và cac cơ quan dự trữ sản phẩm quang hợp và sản phẩm tích lũy. Song bón thừa đạm rất nguy hại, tạo ra thân mềm, lá mỏng, dễ đổ, nhiễm sâu bệnh, hạn chế quá trình phân hóa mầm hoa, giảm chất lượng nông sản…
-Dinh dưỡng Lân (P):Tăng sức chống rét, chống nóng cho cây trồng, giảm sâu bệnh hại, giúp bộ rễ phát triển, giúp phân hóa mầm hoa thuận lợi hơn,
– Dinh dưỡng Kaly (K):Tăng hiệu suất quang hợp, giảm sâu bệnh hại, tăng sức sống hạt phấn giúp quá trình thụ phấn, thụ tinh thuận lợi nên tăng số hạt mẩy, giúp vận chuyển dinh dưỡng trong cây làm tăng chất lượng nông sản…
– Dinh dưỡng Canxi (Ca): Ngoài chức năng giảm độ chua trong đất, Ca còn giữ vai trò là thức ăn cho cây, tham gia chủ yếu vào cấu tạo tế bào, làm tăng tính chịu độc nhôm, sắt và mangan của cây,; Canxi là thuôc phòng chữa bệnh cho cây, làm tăng sức kháng bệnh do vi khuẩn hoặc một số bệnh do nấm gây hại
– Dinh dưỡng Magie (Mg) là thành phần chính trong diệp lục, làm tăng hiệu suất quang hợp; Magie giúp tăng hấp thu và vận chuyển Lân; tăng số hạt chắc và năng suất. Magiê cũng tham gia vào các phản ứng enzim, MgO cùng với CaO làm tăng độ PH trong dịch bào, đồng thời tạo thành và giữ được hương vị nông sản, tạo ra chất lượng cao cho nông sản, . MgO là chất tạo thành chất béo trong gạo, cho nên cây lúa hút càng nhiều MgO thì hạt gạo càng bóng đẹp. Theo tính toán khoa học, cây lúa năng suất 6-7 tấn/ha cần 21 – 25 kg MgO.
– Dinh dưỡng Silic (Si) Giúp cây trồng hấp thu cân đối dinh dưỡng,làm gia tăng sự sinh trưởng, phát triển , làm tăng năng suất và chất lượng nông sản. Vào trong cây trồng, Si tạo ra “màng kép” thành mạch tế bào, giúp lá, thân và rễ cứng cáp, tăng sưc chống đổ và chống chịu sâu bệnh; Si còn làm giảm tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi khác như: Nhiễm mặn, hạn, úng, ngộ độc kim loại. Phân tích thân và hạt của 1 tấn thóc thu được 22,2 kg N, 31,6 kg K2O và 89kg SiO. Như vậy, cây lúa cần si lich nhiều gấp 4 lần dinh dưỡng đạm.
– Vai trò của lưu huỳnh (S) Lưu huỳnh là thành phần của một số chất Protein, các axit amin quan trọng. Ngoài ra lưu huỳnh cũng tham gia một số phản ứng oxyhóa-khử trong tế bào.
Các dinh dưỡng vi lượng (Zn, Cu, Fe, Mn, Bo, Mo ….) là các loại dinh dưỡng cây trồng có nhu cầu không nhiều. Song trong hoạt động sống của cây, các nguyên tố này có vai trò không thể thiếu và không thể thay thế bằng các nguyên tố khác được. Thiếu nguyên tố vi lượng cây mắc bệnh và phát triển không bình thường.
Phân bón Văn Điển có đủ 16 chất dinh dưỡng cho lúa
Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển có nhiều loại thích hợp cho từng loại cây trồng khác nhau. Trong đó, có loại chuyên dùng bón lót và bón thúc cho cây lúa. Đây là loại phân bón phục vụ cho sản xuất bền vững, cung cấp cân đối và đầy đủ 16 chất dinh dưỡng cho cây lúa. Sử dụng phân bón này, người nông dân chỉ cần 1 lần bón lót và 1 đến 2 lần bón thúc, không bón nhiều lần, không phải bón thêm các loại phân bón khác nhưng cây lúa sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh mà cho nhiều bông, bông to, nặng hạt.
– Bảng giá phân bón : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon
– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng
Nguồn :Langmoi.vn
Bài viết liên quan
Tọa đàm “Phân lân nung chảy Văn Điển cho nông nghiệp bền vững” tại Tân Hưng
Ngày 07/9, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp với...
Cây Húng Chanh cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên
Cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên Ở nước ta,...
Cây sả cách chăm sóc cây sả nhanh nở bụi, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Cây sả dễ trồng, không kén đất. Tuy nhiên, sau một thời gian tươi...
“Thức ăn độc đáo” giữ hương vị thơm ngon cho cây chè miền Bắc
“Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt...