Trong nhiều năm qua, hồ tiêu được mệnh danh là “cây triệu phú”, là “vàng đen” ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Cây vốn mọc lên từ đất. Để cây bền khoẻ, cho tiền bạc đều đều hàng năm, người trồng phải chăm sóc từ gốc rễ, chọn phân bón tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây “ăn” dần...
Theo dẫn giải của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân bón, để thu được 4 tấn hạt tiêu khô trên mỗi hecta, cây lấy đi các loại dưỡng chất như sau: 225kg N, 60kg P2O5; 200kg K2O; 80kg CaO; 60kg MgO, 25kg SiO2, 10kg S, 2,5kg B, 1,5kg Zn, 0,8kg Mn. Phân tích lá khỏe mạnh cho thấy thành phần chất khô: 2,5% N, 1,8% K2O; 0,25%P; 1,8% CaO; 0,5% MgO. Như vậy cây tiêu đã lấy đi một lượng dinh dưỡng trung lượng: (CaO, MgO, SiO2 và S) cùng vi lượng B, Zn, Mn rất đáng kể.
Cần hiểu rõ “thực đơn” của hồ tiêu
Bên cạnh 3 loại dinh dưỡng cây tiêu cần nhiều là đạm (N); lân (P2O5); kali (K2O); cây tiêu rất cần các chất dinh dưỡng trung lượng như: Canxi (CaO) hay còn gọi là vôi, magie (MgO); silic (SiO2) và lưu huỳnh (S) cùng các chất vi lượng: Bo (B); kẽm (Zn); mangan (Mn)…
Nhu cầu dinh dưỡng canxi
Hồ tiêu hút canxi nhiều nhất ở thời kỳ kinh doanh (cho hạt), canxi giúp cho sự phân chia tế bào khi phân hóa mầm hoa, điều hòa môi trường dịch cây, trung hòa các axit hữu cơ, tăng khả năng đồng hóa N trong cây, canxi khử chua đất vùng rễ cây (rễ cây tiêu phát triển tốt nhất là pH đất = 5,0 – 5,5). Canxi cũng tạo môi trường tốt cho rễ cây phát triển.
Canxi tiêu diệt nấm bệnh trong đất, cây hồ tiêu cũng đồng hóa canxi tạo thành các hợp chất canxi hữu cơ có trong hạt, đây cũng là dưỡng chất cung cấp cho con người khi sử dụng hạt. Khi cây thiếu canxi thì sinh trưởng, phát triển yếu, trái bé, hạt lép nhiều, dễ bệnh, năng suất thấp, chất lượng giảm.
Nhu cầu dinh dưỡng magie
Hồ tiêu đặc biệt cần magie, do quang hợp cần năng lượng để tổng hợp chất, cây tiêu hút nhiều magie nhất là thời kỳ kinh doanh (lá phủ kín trụ đỡ). Magie là thành phần chính của diệp lục. Cây hút magie liên tục nhất là mùa mưa, cấu tạo bộ lá dày, bền, khỏe mạnh, quang hợp ánh sáng tốt tổng hợp nhiều chất khô cho năng suất cao. Nếu thiếu magie, cây cằn cọc, lá bé, mỏng, tuổi thọ kém lá không quang hợp tốt, dinh dưỡng thiếu nuôi trái, làm cho cây rụng trái nhiều. Thiếu magie, cây thường sần dùi vỏ thân, cành, lâu liền sẹo, khi cắt tỉa cành cũng như sau thu trái.
Nhu cầu dinh dưỡng silic
Hồ tiêu cần dinh dưỡng silic không nhiều, nhưng những vườn đồi thường khó tưới nước thì cây rất cần silic. Silic được cây hấp thụ tạo thành lớp cutin dưới mặt lá, chống bốc thoát hơi nước giúp cho cây chịu hạn tốt hơn. Chất silic cũng trực tiếp làm tơi xốp vùng thân ngầm để rễ tơ phát triển thuận lợi.
Nhu cầu dinh dưỡng lưu huỳnh
Hồ tiêu hấp thụ lưu huỳnh nhiều nhất vào giai đoạn mang trái, lưu huỳnh trung hòa môi trường dịch cây, sự vận chuyển dịch cây tốt lớn, lưu huỳnh cùng với Bo và kẽm tổng hợp tạo mùi thơm đặc trưng của hạt hồ tiêu.
Nhu cầu dinh dưỡng của chất vi lượng
Các loại chất vi lượng Bo (Bo); Kẽm (Zn); Mangan (Mn)… được cây tiêu hút khá ít nhưng chúng lại cực kỳ quan trọng đối với đời sống của cây hồ tiêu trong đó hai chất chính là bo và kẽm, khi phân tách hạt, lá, người ta đều tìm thấy thành phần bo và kẽm trong sản phẩm. Các loại mùi thơm, các vitamin, chất cay, nóng của hạt hồ tiêu đều có thành phần của bo, kẽm, mangan vàcoban. Nếu thiếu các thành phần này, chất lượng hạt giảm sút như: Ít mùi thơm cay nóng, giảm chất lượng gia vị của hạt.
Bón Văn Điển cho hồ tiêu: Thuận tiện, kinh tế nhất
Cây tiêu được trồng trên các loại đất: Bazan, đất xám và đất đỏ vàng (feralit) kết cấu rời rạc, nghèo đến rất nghèo các chất dinh dưỡng trung lượng như: canxi (vôi), lượng canxi đo dược trong đất bình quân < 5ldl/100g đất, độ pH thấp dưới 4, hàm lượng magie, còn thấp hơn rất nhiều đặc biệt các loại đất xám ở miền Đông Nam Bộ, hàm lượng lưu huỳnh ở hầu hết các loại đất đều chỉ đạt mức trung bình, riêng đất đỏ vàng thấp hơn. Hàm lượng silic hầu hết đều thấp ở đất bazan và đỏ vàng, đất xám có hàm lượng silic khá hơn, các loại vi lượng bo, kẽm, mangan…thì các loại đất đều thiếu dinh dưỡng một cách báo động.
Để khắc phục, người ta thường cung cấp dinh dưỡng trung, vi lượng qua phân bón như bón phân hữu cơ, phân đơn hoá học, hoặc phân NPK, tuy nhiên hầu hết các phân NPK trên thị trường đều không có hoặc rất ít dinh dưỡng trung, vi lượng.
Phân bón Văn Điển có tên gọi là phân đa yếu tố (ĐYT) dinh dưỡng. Đặc điểm khác biệt nhất so với các loại phân khác là: Trong phân lân nung chảy Văn Điển, bên cạnh chất lân dễ tiêu (P2O5) = 16%) còn có các chất trung lượng vôi (canxi) =30%; magie (MgO) = 15%; silic (SiO2) =24% cùng 6 loại vi lượng Bo (B) = 0,4%; Kẽm = 0,2%; Mangan =0,02%; sắt = 0,2%; đồng = 0,01%… Bón lân Văn Điển cho cây hồ tiêu cung cấp lân cùng các chất trung lượng, vi lượng.
Khi hóa hợp lân Văn Điển với đạm, kali cho ra đời các dòng sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK đủ 13 yếu tố dinh dưỡng gồm N, P, K cân đối, 4 loại chất trung lượng CaO, MgO, SiO2, S và 6 loại vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co. Các dòng sản phẩm đa yếu tố cho hồ tiêu gồm:
Phân ĐYT NPK 5.10.3 chuyên dùng bón sau thu hoạch trái có thành phần dinh dưỡng N = 5%; P = 10%; K = 3%; các chất trung lượng; CaO = 15%; MgO = 9%; SiO2 = 14%; S = 2%; cùng vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu… Tổng dinh dưỡng 58%.
Phân ĐYT NPK 12.8.12, chuyên dùng bón thúc cho hồ tiêu, có thành phần dinh dưỡng N = 12%; P = 8%; K = 12%; các chất trung lượng:CaO = 8%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 6%,cùng các chất vi lượng: B, Zn, Mn, Fe, Cu…Tổng dinh dưỡng 61%.
Phân ĐYT NPK 12.12.17 chuyên dùng bón thúc cho hồ tiêu, có thành phần dinh dưỡng N = 12%; P = 12%; K = 17%; các chất trung lượng: CaO = 0,2%; MgO = 5%; SiO2 = 4%; S = 7%,cùng vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu… Tổng dinh dưỡng 57,2%.
Kỹ thuật bón phân Văn Điển cho cây hồ tiêu
Bạn đọc có thể tham khảo công thức bón phân Văn Điển cho tiêu kinh doanh của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự như sau:
Đợt 1: Bón sau thu trái (phục hồi cây): Sau thu trái, dọn vệ sinh vườn tiến hành bón các loại phân sau: Phân chuồng hoại mục 15 – 20kg/ trụ+ 1,5 – 2,0 kg lân Văn Điển + 0,3 – 0,5 kg ĐYT NPK 5.10.3, rải đều phân xung quanh hình chiếu tán cây, lấy đất ngoài bồn phủ kín phân tưới nước.
Đợt 2: Bón phân khi cây tiêu ra bông (nhú nụbông): Sử dụng phân ĐYT NPK 12.8.12, lượng bón 0,2 – 0,4kg cộng thêm 1,0 – 2,0kg lân Văn Điển cho mỗi trụ, rải phân trực tiếp vào đất quanh hình chiếu tán lá sau đó tưới nước, hoặc bón sau khi mưa đất còn ẩm.
Đợt 3: Bón phân sau đậu trái: Bằng loại phân ĐYT NPK 12.8.12, lượng bón 0,2 – 0,4kg/trụ, rải phân trực tiếp vào đất quanh hình chiếu tán cây sau đó tưới nước, nếu đất ngoài bồn còn thì vét đất phủ kín phân.
Đợt 4: Bón phân cho trái lớn, sử dụng loại phân ĐYT NPK 12.12.17, lượng bón 0,2 – 0,4kg/trụ, rải phân trực tiếp vào đất quanh hình chiếu tán cây, tưới nước, tùy tình hình đất đai, sức khỏe của cây để bổ sung thêm lượng bón thúc.
Đợt 5: Trước thu trái 40 – 50 kg ngày. Loại phân và lượng bón tương tự như đợt 4. Điều đặc biệt chú ý, tuyệt đối không xới xáo đất tránh đứt rễ tơ của cây, sử dụng phân bón cho cây hồ tiêu. Bón nhiều lần, mỗi lần cho cây “ăn” một ít, tuyệt đối không nên dùng các loại phân đậm đặc.
“Phân bón Văn Điển cân đối toàn diện các loại dinh dưỡng đặc biệt các dưỡng chất trung lượng, vi lượng, cây tiêu khỏe mạnh, lá vàng xanh sáng bóng dày, thân cành da vỏ nhãn, trái đều, không rụng trái, chín tập trung, nhân mẩy, mùi thơm ngậy, cay đặc trưng, ít sâu bệnh cho năng suất cao hơn các loại phân bón khác” – Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự đánh giá.
↔ Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon
↔ Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng
↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277
Việt Hà – Nam Phong