Cây bưởi “khéo nuôi đàn con” nhờ bón phân Văn Điển

Hà Nội , Ngày 22 tháng 04 năm 2019 

 

Cũng như người mẹ ở giai đoạn nuôi con nhỏ cần ăn đủ chất, biểu hiện ở đôi bầu vú căng tròn, cây bưởi trong giai đoạn nuôi quả cũng cần được chăm chút bón phân đủ lượng và chất để cây đủ sức nuôi quả và giúp cho «đàn con» sai lúc lỉu mà vẫn bám chắc trên cành cho đến ngày thu hoạch, đảm bảo thơm ngon, mọng nước.

Chị Vi Thị Thông ở thôn Đường Lội, xã An Lạc, Sơn Động, Bắc Giang thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ giống bưởi tiến vua. Ảnh minh họa: Xuân Thỏa.

Trước câu hỏi của một số chủ nhà vườn trồng bưởi phía Bắc về kỹ thuật bón phân, và chủng loại phân bón phù hợp nhất cho cây bưởi giai đoạn nuôi quả, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh –nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông Thái Bình, một chuyên gia nhiều kinh nghiệm về phân bón cho cây có múi  – về vấn đề này. Chia sẻ về mối quan tâm tới quả bưởi thương phẩm, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh cho biết:

– Trong số hoa quả dùng hằng ngày, tôi đặc biệt thích quả bưởi dùng tráng miệng, hoặc ăn vào buổi sáng rất tốt cho sức khỏe, vì bưởi rất giàu vitamin A, vitamin C, có chất chống oxy hóa, lại còn đủ đủ chất xơ nữa. Có lẽ vì thế nên rất nhiều người, nhất là các quý bà và chị em thích ăn bưởi, cho dù giá cả không phải rẻ. Thị trường cũng rất đa dạng, và tất nhiên người sản xuất ra nó cũng vậy. Tôi đã đi thăm rất nhiều nhà vườn, nghe được rất nhiều kinh nghiệm khác nhau, nhưng tựu trung khá thống nhất ở một số khâu kỹ thuật, trong đó cách bón phân và chủng loại phân bón phù hợp với từng giống, từng vùng đóng vai trò quan trọng trong việc « tích lũy » dinh dưỡng và làm nên hình ảnh hấp dẫn của trái bưởi, đặc biệt trong giai đoạn kết trái và nuôi quả.

Thưa ông, với kinh nghiệm của mình trước thời tiết không quá lạnh của mùa xuân năm nay, ông có cho rằng, người trồng bưởi sẽ bội thu do được mùa không?

– Theo tôi quan sát, thời tiết trong tháng 2, tháng 3 vừa qua, trời thiếu nắng, không khí ẩm ướt nhiều ngày đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thụ phấn nên nhìn chung hiện nay, bưởi ít quả hơn những năm trước. Tuy nhiên, nếu chăm sóc tốt, chế độ đinh dưỡng hợp lý, hạn chế hoặc bỏ qua 2 đợt rụng quả sinh lý thì vườn bưởi vẫn có thể cho năng suất, chất lượng cao khi thu hoạch.

Để có được khả năng sau hai chữ “tuy nhiên” như kỹ sư vừa nêu, nhà vườn trồng bưởi cần chú ý những khâu kỹ thuật nào?

– Mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng nếu bỏ qua sự bắt bẻ câu chữ, thì ta có thể hình dung cũng như việc nuôi con bằng sữa mẹ, bên cạnh yếu tố thời tiết là khách quan, nhà nông cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân đối các dưỡng chất cho cây bưởi với sự hiểu biết về dinh dưỡng. Cụ thể như sau:

Chất đạm (N) là thành phần nguyên sinh chất tế bào, cấu tạo nên diệp lục tố, các chất Protein và các enzim, làm tăng trưởng và phát triển các mô sống giúp  cây bưởi sinh trưởng phát triển tốt, lá xanh, quả to, mọng nước.

Chất lân (P): là thành cơ bản của aminoaxit, làm vai trò trung tâm trong trao đổi năng lượng và Protein, giúp làm giảm lượng acid trong quả, nâng cao tỷ lệ đường/acid, tăng hương vị thơm, ngon; vỏ quả mỏng, trơn, bóng, lõi quả chặt, không rỗng.

Chất kaly (K) ảnh hưởng quá trình hình thành màng tế bào làm cây cứng cáp, tăng khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh; đồng thời tham gia quá trình tổng hợp và vận chuyển đường bột, giúp quả phát triển mạnh; quả nhanh to, ngọt, chóng chín;

Chất vôi (Ca): Vôi đóng vai trò kích thích rễ cây phát triển, giúp hình thành các hợp chất tạo nên màng tế bào, làm cho cây trở nên cứng cáp hơn, đồng thời làm tăng hoạt tính một số men, trung hòa các axit hữu cơ trong cây. Vôi làm giảm tính thấm nước của tế bào, giúp cây sử dụng nước hiệu quả hơn; nhưng Ca lại làm tăng thoát hơi nước, giúp quá trình trao đổi chất trong cây mạnh hơn. Ca  cùng các chất hữu cơ làm tăng kết cấu đoàn lạp đất, tăng độ tơi xốp và khă năng giữ nước, giữ phân cho cây. Ca còn hạn chế một số nấm bệnh trên rễ và thân cây.

Chất Magie: Từ lâu người ta đã xếp Mg vào nhóm chất dinh dưỡng trung lượng, cùng với vôi và lưu huỳnh. Ngày nay người ta cũng xếp thêm silic (Si)  vào nhóm này. Chất Magie (Mg) cấu tạo diệp lục giúp tăng hiệu suất quang hợp;  Magie trong cấu trúc men sinh học, tham gia tổng hợp chất đường bột, tăng độ ngọt và hương vị đặc trưng của quả bưởi…

Chất Silic. Những nghiên cứu gần đây cho thấy Silic có vai trò khá quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng như:  Silic được tích tụ trong cây dưới lớp biểu bì và tạo thành một lớp kép, làm cho lá cây và các lớp biểu bì  dày hơn, có tác dụng ngăn ngừa nấm gây bệnh, hạn chế côn trùng chích hút gây hại. Silic có thể cố định kim loại nặng ở dạng không độc hại bên trong thân cây., làm tăng khả năng chống chịu và làm giảm tác dụng tiêu cực của kim loại nặng, kim loại có tính độc hại. Silic tạo ra một cơ chế vật lý chống lại điều kiện bất lợi về nhiệt, làm tăng tính chống chịu nóng cho cây trồng (chống chịu nhiệt cao). Silic làm cho lá cây dày hơn và củng cố lớp biểu bì, từ đó làm giảm tỷ lệ thoát hơi nước, làm gia tăng khả năng chống chịu mặn và chịu hạn cho cây trồng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó còn có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng gây ra do thiếu hoặc thừa các vi chất như sắt, đồng, kẽm, mangan ở thực vật.

Trong những trận bão hoặc gió lớn, rất nhiều cây có múi, trong đó có bưởi dễ bị gãy, quả rụng tan tác. Liệu nhà nông có thể cải thiện khâu nào để giảm thiểu những thiệt hại do thời tiết cực đoan gây ra?

– Tôi phải lưu ý bà con một chi tiết này: Trong nhóm cây có múi, cây bòng bưởi cao to hơn cam, chanh, quýt. Quả của nó cũng to và nặng hơn nên dễ bị tổn thất hơn khi gặp mưa to, gió lớn. Nhưng có một nghịch lý là đa số nông dân trồng bưởi dù rất quan tâm cung cấp đầy đủ phân đa lượng (NPK) nhưng lại ít người nghĩ đến việc bổ sung phân trung, vi lượng đủ nhu cầu cho cây. Mặc dù   cây bưởi có nhu cầu không nhiều, song nhóm nguyên tố trung, vi lượng là những chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu giúp thân, lá, rễ cây bưởi cứng cáp hơn, bộ khung cây bền chắc, chống chịu tốt hơn với bão gió, cây chịu hạn tốt hơn và ít sâu bệnh hại hơn. Khi “bộ khung” cũng như “nội lực” của cây khỏe mạnh, sẽ góp phần gia tăng năng suất và chất lượng quả bưởi sau thu hoạch.

Theo kinh nghiệm của ông, nhà vườn nên chọn loại phân bón nào cho cây bưởi để đáp ứng đủ các yếu tố đa, trung, vi lượng nói trên?

Tùy mỗi vùng miền, mỗi giống bưởi và kinh nghiệm từng nhà vườn, kết quả trên vườn cây sẽ cho nhà nông biết lựa chọn nào là tốt nhất. Còn theo quan sát của tôi, phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân bón đa dinh dưỡng, ngoài chất lân còn có nhiều chất trung, vi lượng mà các loại phân bón khác không có; trong đó thành phần dinh dưỡng P2O5 từ 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34% và nhiều  chất vi lượng như sắt, bo, mangan, kẽm, coban, đồng, molipden… Tôi được biết, cùng với việc bổ sung thêm dinh dưỡng đạm, kaly… Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất phân đa yếu tố NPK thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng trên nhiều đất.

Trong đó, hai sản phẩm đa yếu tố NPK 12:5:1012:12:17 rất thích hợp cho quá trình nuôi quả bưởi, đặc biệt sản phẩm đa yếu tố NPK 12:12:17 giàu chất  kaly Sunphats có hiệu lực rất cao trong việc tăng lượng đường và các chất hòa tan trong quả, giảm hiện tượng rụng quả hay khô tép, giúp tăng năng suất, chất lượng, hương vị quả.

Người ta thường bảo “của cho không bằng cách cho”, có phân bón phù hợp rồi, còn tùy thuộc kỹ thuật bón phân nữa. Ông có khuyến cáo đáng lưu ý nào cho bà con trồng bưởi khi mùa quả 2019 đang đến? 

– Đúng vậy, ăn mau quá thì bội thực, ăn thưa quá thì dễ đói làm yếu cây. Đối với những cây bưởi khoảng 6-10 năm tuổi, thường sau thu hoạch năm trước, nhà vườn đã cuốc rạch, bón phân hữu cơ, phân lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK 5:10:3. Đến mùa này, khi bón thúc nuôi quả cần lưu ý:

Vào khoảng tháng 3-4, sau đậu quả khoảng 1 tháng, mỗi cây  bón khoảng 1,5-2,5 kg phân bón NPK 12:5:10.

Vào tháng 6-7: Bón khoảng 1,5-2,5 kg phân bón NPK 12:12:17

Vào tháng 9-10, hoặc trước thu quả khoảng 1,5 tháng, bón 2,5 – 3,5kg phân bón NPK 12:12:17. Việc này nhằm hạn chế đợt rụng quả sinh lý lần 2 và hạn chế hiện tượng nứt quả, đặc biệt tăng chất lượng quả trước và sau thu hoạch.

Khung thời gian, liều lượng đó có thể áp dụng cho tất cả các loại bưởi khác nhau hay không, thưa ông?

Không hẳn thế! Với những giống bưởi chín sớm, nhà nông chỉ bón 2 đợt vào tháng 3-4 bằng phân đa yếu tố NPK 12:5:10 và đợt tháng 6-7 bằng phân đa yếu tố NPK 12:12:17 với lượng lớn hơn. Còn đối với những cây, hoặc những vườn vì lý do khai thác, hay thị trường, nếu cần thêm thời gian lưu quả trên cây, nhà nông vừa nên bón bổ sung phân đa yếu tố NPK 12:12:17, vừa phải bón tăng thêm phân hữu cơ, phân lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK 5:10:3 từ trước khi cây ra hoa, chứ không phải đợi đến khi cây nuôi quả rồi mới bón.

Với những cây có tuổi cao hơn, quả nhiều hơn, bà con cũng cần lưu ý bón tăng thêm « khẩu phần » cho chúng đủ sức làm tròn sứ mệnh của chúng.

Có 3 lưu ý về cách bón như sau:

Thứ nhất, nếu sau thu quả vụ trước mà cuốc gầm tán cây và tạo rạch rồi bón phân lân nung chảy, phân hữu cơ ủ mục, đảo đều phân với đất rồi lấp đất dưới 2/3 rạch, thì nay bón phân thúc theo rạch cũ.

Thứ hai, có thể rải phân theo hình chiếu của tán cây trở vào, cách gốc khoảng 50-60cm, rải phân rồi lấp đất hoặc phủ cỏ, rác kín phân; nếu khô phải tưới nước.

Thứ ba, từ khi đậu quả, không được cuốc xới vùng gầm tán cây.

Đã đi nhiều vùng đất của bưởi, ông có thể chia sẻ một ví dụ thực tế về hiệu quả của bón phân đúng cách cho bạn đọc tham khảo?

– Tôi nhớ, có lần gần đây đến Bắc Giang, sau khi thăm các nhà vườn về, tôi có gặp và hỏi chuyện một người đàn ông tên là Sáu. Ông ấy làm việc ở đại lý cấp 1 phân bón Văn Điển tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Tôi đã nắm thông tin, nhưng muốn có thêm góc nhìn từ người phục vụ phân bón cho bà con nông dân. Ông Sáu cho biết: « Vùng này trước đây bạt ngàn vải thiều, khoảng chục năm lại đây, nông dân đang dần chuyển sang trồng bưởi Diễn. Bà con chủ yếu dùng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây bưởi, cả bón lót và bón thúc. Bưởi sai quả và chất lượng rất ngon. Quả bưởi Diễn ở đây được bảo quản đến tháng 4 âm lịch, tuy vỏ quả đã héo nhưng quả vẫn nặng, múi mọng nước và ăn rất ngọt, rất thơm ».  Tôi tin vào điều ông nói, bởi nông dân khá lên được nhờ phân bón, thì những người như ông Sáu mới « sống » được bằng nghề!

Xin cảm ơn kỹ sư !

                                                                                Nguồn :Langmoi.vn         Trọng Hòa – Nam Phong (thực hiện)

 

Bài viết liên quan

CBTT số 155, 156 BC tài chính

– Xin mời quý vị nhấn vào link sau để đọc tài liệu : CBTT...

Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển: Âm vang khúc ca người thợ năm 2024

Công ty Cổ phần Phân lân Văn Điển tổ chức Hội diễn văn nghệ...

Phân bón Văn Điển – lựa chọn thông thái của nông dân thời đại 4.0

Những ngày đầu xuân, năm mới Giáp Thìn ở các tỉnh phía Bắc có...