Chăm bón cây lạc bằng phân đa yếu tố Văn Điển

Hà Nội , ngày 21 tháng 06 năm 2019

 

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, thích hợp trên các loại đất cao thoát nước có thành phần cơ giới nhẹ, như cát pha, pha cát tơi xốp, lạc cũng là cây trồng ưa ấm nhất là giai đoạn trổ hoa, đậu quả nhiệt độ thích hợp 22 – 30 độ C.

Không lân không vôi thì thôi trồng lạc

Cây lạc cũng cần độ pH từ 5,5 – 6,5, nếu đất chua cây chậm phát triển, hiện nay hầu hết đất trồng lạc ở nước ta đều có độ chua cao (pH < 4,5), do vậy phải đặc biệt chú ý đến bón vôi để giảm chua cho đất.

Cây lạc cũng đòi hỏi đất phải tơi xốp, thoáng khí, vì bộ rễ ăn nông, ưa hảo khí nốt sần mới phát triển, tự dưỡng đạm khí trời cung cấp đạm cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng, lạc là loại cây trồng không cần nhiều dinh dưỡng nhưng lại cần nhiều loại dinh dưỡng khác nhau.

09-44-01_chm-soc-lc-bng-phn-vn-dien

Phân bón Văn Điển được đánh giá là loại phân phù hợp nhất với cây lạc

Cây lạc cần lân (P2O5), lân là yếu tố dinh dưỡng hàng đầu, thiếu lân bộ rễ không phát triển, ít nốt sần, cây không tự dưỡng được đạm, lạc sẽ rất ít củ, lân cung cấp cho cây lạc từ nhiều nguồn. Lân từ đất rất ít, do đặc tính đất cát, cát pha rất nghèo lân, lân cung cấp từ phần hữu cơ cũng không nhiều, lân chủ yếu cho cây lạc từ phân bón như phân lân, lân trong phân NPK.

Cây lạc cần lân ngay từ đầu khi cây có 2 – 3 lá thật, vì thế lân phải được bón lót sớm trước khi tra hạt mầm. Với các loại lân thông thường như supe lân, lân trong NPK bón vào đất lạc bị rửa trôi, giảm hiệu lực của lân, giai đoạn giữa cuối vụ cây lạc thường thiếu lân. Lân trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển tan từ từ theo nhu cầu của cây, cây lạc đủ lân suốt vụ.

Cây lạc cần canxi (vôi) khi phân tích thành phần dinh dưỡng trong hạt cho thấy tỷ lệ canxi chiếm khá cao, chính vì thế khi lạc ra hoa rất cần bón bổ sung vôi để giúp cho cây hấp thụ tạo năng suất, vôi còn tham gia điều tiết môi trường trong dịch tế bào cây. 

Đặc biệt, nâng cao độ pH phù hợp nhu cầu của cây, vôi được bón 2 đợt, đợt 1 bón lót khi làm đất, đợt 2 bón khi lạc bắt đầu ra hoa, các loại phân bón thông thường hiện nay hầu hết thiếu hoặc không có vôi nên cây lạc “đói” can xi, nếu không bón thêm vôi thì cây rất yếu ớt dễ nhiễm bệnh. Dân gian có câu: “Không lân không vôi thì thôi trồng lạc” là như vậy.

Cây lạc cần magie (MgO), magie giúp cho cây tăng hiệu suất quang hợp, điều chỉnh màu sắc lá xanh đậm sáng bóng, bản lá dày, thân cành mập, magie còn giúp cho sự hình thành tốt nốt sần. Khi phân tích các nốt sần của cây lạc thấy rằng magie tỷ lệ rất cao, nốt sần nhiều thì magie cũng nhiều và ngược lại.

Các thực nghiệm bón phân chứa magie thì nốt sần nhiều, kích cỡ to, hình thành sớm. Trong thực tiễn sử dụng các loại phân bón thiếu magie, thường cây tốt lá, lá mỏng, xanh đen, ít nốt sần cố định đạm, lạc ít củ. Khi sử dụng phân bón Văn Điển với hàm lượng magie cao (lân Văn Điển 15% magie, đa yếu tố NPK Văn Điển từ 4 – 9 % magie). Cây lạc có bộ lá dày, bóng, phân cành cấp 1 sớm, nhiều nốt sần, cố định đạm khí trời năng suất lạc cao.

Cây lạc cần đạm (N). Lạc không có nhu cầu đạm cao, thời gian đầu bộ rễ chưa phát triển cây cần một lượng nhỏ để phát triển thân, cành, lá sau đó khi nốt dần phát triển lấy được đạm ngoài không khí thì cây không cần đạm nữa. Nếu bón nhiều đạm cây không hình thành được nốt dần thì thân, cành, lá tốt, nhưng lạc ít củ, thậm chí của không có nhân.

09-44-01_chm-soc-lc

Cây lạc cần pH từ 5,5 – 7,0 và có hàm lượng canxi, magiê từ trung bình trở lên.

Phân lân Văn Điển ngoài lân dễ tiêu 16%, còn có 30% canxi (vôi) rất tốt cho lạc, bón phân lân Văn Điển sẽ giảm đáng kể lượng vôi, lạc đủ vôi cả vụ, ngoài ra phân đa yếu tố NPK Văn Điển cũng chứa tỷ lệ % canxi cao đáp ứng canxi cho lạc.

Cây lạc cần nguyên tố vi lượng (bo, kẽm, sắt, magan…) tuy lượng nhỏ nhưng các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng rất quan trọng đối với cây lạc. Khi phân tích lá, quả đều cho thấy nguyên tố vi lượng có trong các mô, các tế bào, các sản phẩm hạt, như vậy cây lạc cũng hấp thụ vi lượng mà các loại phân NPK thông thường có rất ít hoặc không có vi lượng sử dụng, chất lượng nhân thấp, dầu ít thơm, ít vitamin. Sử dụng phân bón Văn Điển có chứa đầy đủ 6 loại vi lượng (bo, kẽm, sắt, đồng, mangan), chất lượng nhân được nâng cao, độ thơm, độ ngậy đặc trưng.  

Phân bón Văn Điển cho cây lạc

Do đặc điểm của đất trồng lạc là các vùng đất cao, cát pha, chua, nghèo dinh dưỡng đặc biệt các nguyên tố trung, vi lượng, độ pH thấp (4,5) mà cây lạc cần pH từ 5,5 – 7,0 và có hàm lượng canxi, magiê từ trung bình trở lên.

Từ nhu cầu của cây, từ những kết quả nghiên cứu của các việc, công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển cho ra đời dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh đa lượng (NPK), các chất trung lượng như canxi, magie, các chất vi lượng như bo, kẽm, molip đen… chuyên dùng cho cây lạc đa yếu tố NPK 4.12.7 có thành phần dinh dưỡng (4% N; 12% P2O5 ; 7K2O; 16% CaO; 8% MgO, 2%S, 15% SiO2 và các chất vi lượng B, Zn, Ma, Cu, Fe… Tổng dinh dưỡng 64%.

Cách bón, trước khi trồng một tuần bón 300 – 400 kg vôi bột/ha, rải đều cày bừa nhỏ đất trộn lẫn với vôi để vệ sinh đồng ruộng và cung cấp vôi cho lạc. Đánh rạch sâu rải phân hữu cơ hoai mục từ 600-800 kg/ha + 400 – 500 kg/ha đa yếu tố NPK 4.12.7 Văn Điển xuống đáy rạch, vun đất lấp kín phân sau đó tra hạt.

Trường hợp diện tích trồng lạc lớn có thể rải vôi bột + phân chuồng + đa yếu tố NPKVăn Điển, bừa đất lẫn phân sau đó tra hạt. Nếu trồng lạc che phủ nilon thì bón lót toàn bộ phân hữu cơ + vôi + đa yếu tố NPK Văn Điển vào rạch sẵn sau đó lấp đất dày 4 – 5 cm, tiến hành gieo hạt, san phẳng mặt luống, dùng thuốc diệt cỏ Ronsta 50% hay Achetochlon (0,75 – 1,0kg/ha) phun đều mặt luống. Sau đó che phủ nilon, vét đất rãnh ấp nhẹ vào hai bên mép luống cố định nilon.

Khi lạc nhú khỏi mặt đất dùng dụng cụ chọc lỗ thủng nilon cho mầm mọc ra ngoài, dùng tay bới nhẹ đất xung quanh gốc để lá mầm lộ ra tạo điều kiện cho cành cấp 1 phát triển. Lạc được bón phân Văn Điển cây phân cành cấp 1 sớm, cành mập, thân cao vừa phải, lá xanh vàng sáng, dày lá, cây khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt, sai hoa, đậu quả, quả đồng đều, số quả có 3 nhân cao, quả chín tập trung, ít quả lép, năng suất vượt trội và chất lượng tốt.

Cây lạc hình thành, phát triển củ đều là nhờ đạm tự dưỡng qua nốt sần. Thực tiễn nhiều nơi, bà con nông dân hiểu biết còn hạn chế nên dùng phân chứa đạm cao hoặc dùng phân NPK nhiều đạm để bón, lân cho cây lạc yếu, dễ nhiễm bệnh, ít quả năng suất thấp, chất lượng giảm. Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển có tỷ lệ đạm cân đối cung cấp đồng thời cùng một lúc đầy đủ, cân đối tất cả các loại chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cây suốt cả vụ.

– Bảng giá phân bón : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

                                                                                                                        Nguồn : nongnghiep.vn

Bài viết liên quan

Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...

TVC giới thiệu các sản phẩm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Thực hiện kế hoạch của Tổng giám đốc Tập đoàn về việc tổ chức...