Học cách trồng và chăm bón cây trúc đào đúng kỹ thuật

Hà Nội , ngày 03 tháng 10 năm 2019

 

 Trên thế giới, cây trúc đào được sử rụng rộng rãi như một loài cây cảnh trong các cảnh quan công cộng như công viên và dọc theo ven đường. Cây trúc đào còn gọi là cây đào liễu, tên khoa học là Nerium Indicum Mill xuất xứ từ Iran và Ấn Độ. Hoa trúc đào to, đẹp và nhiều màu sắc như đỏ, hồng, cam, vàng trắng. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là trúc đào màu hồng, tiếp đó là trúc đào trắng, đỏ rất hiếm trúc đào vàng… Hoa trúc đào có tràng kép, hoa to đẹp, có mùi thơm lại dễ trồng nên rất được ưa chuộng ở thị trường Việt Nam.

Cây trúc đào được sử dụng rộng rãi trong cảnh quan công cộng

1. Đặc điểm nổi bật của cây trúc đào

  Cây trúc đào thuộc giống cây gỗ nhỏ. Cây có thể trồng trong chậu trưng trong nhà hoặc trồng ở cảnh quan công cộng. Khi trông trong chậu cây thường cao 60-80cm, trồng ngoài trời với diện tích đất rộng, cây có thể cao từ 3 – 6m.

  Cây trúc đào phát triển tốt ở vùng cận nhiệt đới ấm áp nên rất phù hợp trồng ở Việt Nam. Nó chịu được khô hạn khá tốt, thậm chí có thể chịu được những trận sương giá không thường xuyên. Nó cũng có thể trồng trong những vùng có khí hậu lạnh hơn, trong nhà kính, hoặc trồng trong chậu và đặt trong nhà làm cảnh vào mùa hè.

Bởi sự đa dạng trong môi trường sống, cây trúc đào rất phù hợp để thiết kế trang trí nội ngoại thất, đặc biệt là cảnh quan công cộng như trường học, bệnh viện, công viên…

2. Lưu ý khi trồng cây trúc đào

Một điều đáng chú ý cho người trồng cây trúc đào, đó là phần lớn các bộ phận của cây đều chứa chất độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

  Toàn thân cây trúc đào có chứa chất Rosageline, có tác dụng như Strychnine khi hít, nuốt hoặc hấp thụ qua mắt, miệng có thể dẫn tới co giật và cuối cùng tử vong do ngạt. Theo một nghiên cứu khoa học, trẻ em chỉ cần nhai một lá trúc đào, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

  Nhựa cây trúc đào dính lên da gây bỏng, rát dị ứng nghiêm trọng, dính vào mắt gây rát mắt, đỏ mắt cấp. Hoa và lá cây trúc đào nếu rơi vào vùng nước tù, đọng ngâm lâu ngày gây ra chất độc, nguy hiểm với người và động vật uống nước đó.

Bởi những đặc điểm trên, người trồng trúc đào cần lựa chọn địa điểm trồng phù hợp, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.

3. Tác dụng của cây trúc đào

Bên cạnh những điều đáng lưu ý về chất độc của cây trúc đào, một bất ngờ mọi người ít biết đó là cây trúc đào còn có giá trị chiết xuất các chất hóa học làm thuốc Neriolin – thuốc chữa suy tim.

Cây trúc đào còn có khả năng hút những chất khí độc hại, hấp thu khí Cl, HF, SO2… thanh lọc môi trường, giúp bầu không khí trong lành và thoáng đãng hơn.

4. Cách trồng và quản lý cây trúc đào đúng kỹ thuật

Trúc đào là loài cây dễ trồng, không cần chăm sóc cầu kì. Tuy nhiên, để cây khỏe mạnh, phát triển tốt, ra hoa to và đẹp, người trồng cây trúc đào cần chú ý những yếu tố sau:

– Phân bón: Muốn cây khỏe mạnh và phát triển tốt, trúc đào cần được bón phân. Trước lúc trồng, dù trồng chậu hay trồng ngoài vườn cũng cần bón phân lót cho cây. Để hoa ra nhiều, trước mùa hoa nửa tháng bón thúc một lần. Vào mùa hè, mỗi ngày tưới một lần bằng nước phân hoai*. Mùa xuân và mùa thu giảm bớt, 3-5 ngày một lần là đủ để cây phát triển tốt. Chú ý tưới phân lên lá cây hiệu quả sẽ tốt hơn.

Dù trồng trong chậu hay ngoài vườn, cũng cần bón phân lót cho cây

– Nước: Cây trúc đào không cần tưới nước thường xuyên. Nếu thời tiết mùa hè nắng nóng quá mới cần tưới bổ sung. Cây trúc đào không ưa nhiều nước, vào mùa mưa phải thoát nước cho cây.

– Tỉa cành: Nếu trồng trúc đào trong chậu, một năm cần tỉa cành và lá khoảng 2 lần. Tỉa lần thứ nhất có thể theo ý thích của mỗi người. Tỉa cành lần thứ hai thường vào cuối tháng 7, chọn một cành to, cắt bỏ những cành bé xung quanh, cành bên chỉ để 10 -15cm. Sau khi tỉa cành, mùa hè có thể mang đi trồng, mùa thu có thể đưa vào chậu, năm thứ hai sẽ ra hoa.

– Ánh sáng: Cây trúc đào ưa sáng, nên trồng hoặc đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng như vậy cây sẽ ra nhiều nụ và màu sắc hoa rự rỡ hơn.

5. Một vài lời khuyên:

  • Cẩn trọng địa điểm trồng cây trúc đào bởi độc tính trong cây có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Cây trúc đào dễ trồng và ít cần chăm sóc, tuy nhiên để cây phát triển tốt nên bón lót cho cây.

 

*Phân hoai: hay còn gọi là phân hoai mục là hợp chất hữu cơ được hình thành từ quá trình ủ phân động vật, lá, cành cây, than bùn hoặc từ các loại trái cây, rau củ thải ra từ nhà bếp.

 

                                                                                                               

                                                                                  Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển

Bài viết liên quan

Tọa đàm “Phân lân nung chảy Văn Điển cho nông nghiệp bền vững” tại Tân Hưng

Ngày 07/9, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp với...

Cây Húng Chanh cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên

Cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên Ở nước ta,...

Cây sả cách chăm sóc cây sả nhanh nở bụi, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cây sả dễ trồng, không kén đất. Tuy nhiên, sau một thời gian tươi...

“Thức ăn độc đáo” giữ hương vị thơm ngon cho cây chè miền Bắc

“Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt...