Nhà nông có hay: Cây sắn vẫn từng “chờ mong” phân bón Văn Điển

Hà Nội , ngày 19 tháng 09 năm 2019

 

  Không ít người chủ quan nghĩ sắn là cây trồng tương đối “dễ tính”, dẫn đến lơ là cách chăm sóc, bón phân, khiến sắn thiếu hụt chất trung, vi lượng, đất thêm chua, thoái hoá. Nếu nhà nông không biết đến công dụng của phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển để “bổ khuyết” cho cây sắn, quả là một sự thiệt thòi.

 

Cây sắn cần đủ chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng – những yếu tố có đầy đủ trong phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển. Ảnh minh hoạ (tư liệu).

  Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, là nguồn thức ăn gia súc quan trọng sau lúa và ngô. Toàn quốc hiện có trên 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất khoảng 3,8 triệu tấn củ tươi/năm và nhiều cơ sở chế biến sắn thủ công rãi rác tại hầu hết các tỉnh trồng sắn. Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm khoảng 800.000 – 1.200.000 tấn tinh bột sắn, trong đó trên 70% xuất khẩu và gần 30% tiêu thụ trong nước. Sản phẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là tinh bột, sắn lát và bột sắn. Thị trường chính là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc. Đầu tư nhà máy chế biến bio- etanol là một hướng triển vọng.

Sắn có nhu cầu cao về dinh dưỡng khoáng

  Trao đổi với chúng tôi, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh,  nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về sử dụng phân bón, cho biết: Cây sắn tuy dễ tính, dễ trồng, không kén đất, song do đạt sản lượng sinh học rất cao nên trồng sắn cũng đòi hỏi thâm canh. Nhu cầu dinh dưỡng khoáng của sắn đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Howeler (1981) đã tổng kết kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau và chỉ ra rằng: Sắn có nhu cầu cao về dinh dưỡng khoáng, cao nhất là kali, kế đến là đạm, canxi, sau đó là  lân.

  Tuỳ theo điều kiện đất đai, giống, thời gian thu hoạch mà trung bình một tấn sắn củ tươi thu hoạch sẽ lấy đi của đất bình quân: 4,1kg kali (K); 2,3kg đạm (N); 0,6kg canxi (Ca); 0,5kg lân (P) và 0,3kg magie (Mg). Nếu sản lượng sắn thu hoạch giả định là 25 tấn củ tươi/ha và toàn bộ thân lá đều trả lại cho đất thì mỗi vụ thu hoạch củ sẽ lấy đi 120kg K; 57kg N; 15kg Ca; 12kg P và 7kg Mg. Trong trường hợp thu hoạch cả củ, thân lá mà không để lại trong đất một thứ gì, thì sắn lấy đi: 145kg K; 122kg N; 45kg Ca; 27kg P và 20kg Mg.

  Các nghiên cứu khác về phân bón cho thấy để đạt năng suất 40 tấn củ tươi/ha cây sắn lấy đi từ đất: 265kg N, 110kg P2O5, 170kg K2O, 165kg CaO, 61kg MgO, 26kgS, 820gr Zn, 900g Fe, 1.700g Mn và 270g Bo nguyên chất. Như vậy cây sắn cần nhiều kali, đạm, vôi và lân. Đặc biệt cây sắn cần canxi tương đương kali, magiê; ngoài ra còn rất cần lưu huỳnh và các nguyên tố vi lượng thiết yếu như kẽm (Zn), mangan (Mn), sắt (Fe) và bo (B).

Những giá trị vượt trội của phân bón Văn Điển

  Khảo sát nhiều vùng trồng sắn cho thấy hầu hết bà con chưa quan tâm đến độ pH của đất, chưa bón đầy đủ các chất trung vi lượng theo nhu cầu của cây sắn. Nguyên nhân chủ yếu do bà con chưa được trang bị đầy đủ kiến thức sử dụng phân bón và không nắm vững đặc điểm sinh lý của cây, mà chỉ theo kinh nghiệm, thói quen. Nông dân nghĩ rằng cây sắn “dễ tính” nên chỉ cần bón đạm hoặc bón NPK thông thường là xong, hoặc quen bón nhiều loại phân chua đã làm cho đất càng chua không thích hợp với cây sắn. Vì thế sắn phát triển không cân đối thường tốt cây, cây rớt, dễ đổ ngã, khả năng chống sâu bệnh kém, ít củ, năng suất hạn chế, hiệu quả sử dụng phân bón chưa cao.

  Với đặc điểm thổ nhưỡng của đất trồng sắn hiện nay (hầu hết bị rửa trôi mạnh), độ pH từ 3,5 – 4,5, nghèo canxi, magie cũng như các chất vi lượng. Trong khi đó cây sắn lại thích hợp với độ pH từ 6-7 và các chất dinh dưỡng canxi, magie với tỷ lệ cao, đồng thời đầy đủ các chất vi lượng lưu huỳnh, kẽm, mangan, sắt, bo. Thiếu hụt các yếu tố này, năng suất sắn thấp, tinh bột giảm.

  Bên cạnh vai trò quan trọng không thể thiếu của các dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân, kali, các nguyên tố trung vi lượng rất quan trọng đối với cây sắn. Song trên đất quá chua có thể gây ra hiện tượng phong tỏa các nguyên tố vi lượng như: Cu, Zn, Mo… Hiện tượng này thường quan sát trên đất quá chua hoặc do bón thiếu canxi dẫn tới cây còi cọc, dễ đổ ngã, hàm lượng tinh bột xuống thấp.

  Nắm bắt nhu cầu thiết yếu này, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đã cùng các nhà nông học cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây sắn; ngoài chất đạm (N) chất lân (P2O5) chất kali (K2O) với tỷ lệ cân đối còn có chất can xi, magie… vừa khử chua vừa cung cấp dinh dưỡng cho sắn. Chất lân, can xi, magie, lưu huỳnh và các chất vi lượng kẽm (Zn), sắt (Fe), mangan (Mn) và bo (B) dưới dạng vô định hình tan hết trong môi trường axit do rễ cây tiết ra, nhưng không tan trong nước nên không bị rửa trôi, không bị chuyển hóa hoặc bị cố định như các loại phân lân khác nên cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng; bổ sung những thành phần dinh dưỡng thiết yếu mà cây trồng và đất đang thiếu. Đây là tính khác biệt hơn hẳn của phân bón Văn Điển so với các loại phân bón khác.

Cách bón phân Văn Điển hiệu quả cao cho cây sắn

* Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, sản phẩm phân bón ĐYT NPK Văn Điển được khuyến cáo chuyên dùng cho cây sắn gồm 2 loại:

– Bón lót phân ĐYT NPK 5.10.6 Văn Điển chuyên dùng cho sắn có (N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 6%; CaO = 14%; MgO = 8%; S= 2%; SiO2 = 11%) và các chất vi lượng Zn, Fe, Mn, B. Tổng dinh dưỡng trên 60%.

– Bón thúc phân ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển chuyên dùng cho sắn có (N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 15%; MgO = 8%; S= 3%; SiO2 = 12%) và các chất vi lượng Zn, Fe, Mn, B. Tổng dinh dưỡng trên 74%.

 

Bao bì phân ĐYT NPK 12.8.12 của Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển. Ảnh tư liệu.

* Với 2 loại phân này, lượng bón cho 1ha sắn như sau:

Bón lót: 250 – 350kg ĐYT NPK 5.10.6 Văn Điển kết hợp với 10-15 tấn phân hữu cơ hoai mục cho 1 ha. Nếu thiếu phân hữu cơ thì phải bón khoảng 450-550kg ĐYT NPK 5:10:6. Cách bón: Rải phân NPK Văn Điển cùng phân hữu cơ theo hốc, phủ đất kín phân trước khi đặt hom.

Bón thúc : Sau mọc mầm 65 – 70 ngày bón 300 – 400kg/ha phân ĐYT NPK Văn Điển loại NPK 12.8.12. Bón xa gốc 10 – 15cm kết hợp làm cỏ vun gốc phủ đất kín phân.Nếu không có đủ lao động làm cỏ lấp phân thì phải bón tăng lượng phân và rải phân sau trận mưa to, khi đất còn đủ ẩm.

Bón phân ĐYT NPK Văn Điển cây sắn có bộ lá xanh sáng, lá dày, thân mập, vỏ thân bóng, cây khoẻ tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt, chống đổ ngã tốt; giảm công bón phân, đồng thời nâng cao độ màu mỡ của đất; giúp cây sắn hình thành củ sớm, củ lớn nhanh, độ lớn các củ đồng đều, năng suất cao, hàm lượng tinh bột cao… Phân bón Văn Điển không gây độc hại, ô nhiễm cho môi trường; giúp hình thành môi trường sản xuất bền vững và tạo ra giá trị kinh tế cao cho nông dân.

Trọng Hòa – Nam Phong

Vai trò của đạm, lân, kali cho cây sắn

Đạm cần cho cấu tạo vật chất hữu cơ, phát triển thân cành và đặc biệt là lá non. Cây sắn phản ứng mạnh với phân đạm tới một lượng tối thích nhất định, mức độ đó còn phụ thuộc vào mức độ các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là Kali. Dư thừa đạm thúc đẩy phát triển thân lá và giảm phát triển củ, tăng tỷ lệ HCN và giảm tỷ lệ tinh bột trong củ.

Lân có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống, là thành phần quan trọng trong các tế bào sống. Nó giúp cho quá trình photphoril hóa Cacbonhydrat để hình thành nên tinh bột. Độ chua của đất có ảnh hưởng đến khă năng cung cấp lân cho cây trồng. Sử dụng phân lân thông thường, phân có khả năng tan trong nước; ở độ chua cao xảy ra hiện tượng chuyển hóa lân thành photphat feric, ở đất kiềm lại có quá trình hình thành photphat 3 canxi. Ở đất thiếu lân, sử dụng phân lân một cách hợp lý sẽ tăng năng suất và tinh bột trong củ.

Kali có vai trò vận chuyển hydratcacbon từ thân, lá về củ, đó là vai trò quan trọng nhất trong việc bón phân cho sắn. Sau mỗi vụ trồng, cây mì lấy đi từ đất lượng kali rất lớn nhưng nó cũng trả lại đáng kể thông qua các lá rụng. Tác động qua lại giữa N và K bao giờ cũng quan trọng. Khi dinh dưỡng kali không đủ, đạm làm giảm năng suất. Trong một giới hạn, khi dinh dưỡng kali đầy đủ, tăng dinh dưỡng đạm thì năng suất tăng.

 

– Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

– Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

– E-mail : vandienfmp@gmail.com

– Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

 

                                                                                                                                      Nguồn : Langmoi.vn

 

Bài viết liên quan

Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...

TVC giới thiệu các sản phẩm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Thực hiện kế hoạch của Tổng giám đốc Tập đoàn về việc tổ chức...