Trồng ớt muốn cho cay, nhớ ngay đến phân Văn Điển

Hà Nội , ngày 26 tháng 10 năm 2019

 

  “Kinh nghiệm cho thấy bón nhiều phân gà cho ớt không chỉ ít sâu bệnh mà nhiều quả, mã quả đẹp và ăn rất cay. Trong điều kiện thiếu phân gà, nhiều nông dân ở Hải Dương, Thái Bình… đã thâm canh ớt bằng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển và đã đạt kết quả mĩ mãn”.

 

Cây ớt có nhu cầu dinh dưỡng cao với đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Ảnh minh hoạ. Tư liệu.

  Đó là khuyến cáo của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sử dụng phân bón. Theo phân tích của chuyên gia này, cây ớt là cây gia vị, thân thảo, thân dưới hóa gỗ, có thể sống vài năm. Ớt là cây rau quan trọng và sử dụng phổ biến trên thế giới. Trong ớt chứa các loại vitamin A, C, D, các chất khoáng Ca, Fe, Na, P, S và một số loại axit amin, ngoài ra trong ớt còn chứa protein và chất béo.

  Cây ớt có 2 lá mầm nhưng hệ rễ cọc của cây ớt kém phát triển, hệ rễ bàng phát triển mạnh hơn nên ớt chịu hạn tốt hơn chịu ngập, với yêu cầu đất trồng ớt không chua, cơ cấu thành phần nhẹ, đất thoáng xốp, thoát nước tốt. Do vậy, cây ớt phát triển tốt ở đất thịt nhẹ, đất pha cát dễ thoát nước, trong điều kiện khí hậu ôn hòa, nhiều ánh sáng. Cây ớt có khả năng chịu hạn cao, lúc ra hoa chỉ cần độ ẩm trên 70%. Song nó không chịu được úng, độ ẩm trên 80%, bộ rễ kém phát triển, cây còi cọc.

Vì sao cây ớt lại cần phân bón Văn Điển?

  Cây ớt có nhu cầu dinh dưỡng cao với đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng đa lượng (NPK), trung lượng CaO, MgO, S, Si và vi lượng Fe, Zn, Mn, Cu, B… Cây ớt cần nhiều đạm và lân trong giai đoạn sinh trưởng thân lá, phân cành; cần nhiều kali và lân trong giai đoạn ra hoa, quả. Giai đoạn cây mang quả nhu cầu dinh dưỡng cao hơn, cần nhiều đạm và kali hơn lân so với giai đoạn sinh trưởng phát triển trước.

  Các nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng của cây ớt cho thấy: để có quả chất lượng và năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha, cây ớt lấy đi từ đất 70-100 kg N; 35-60kg P2O5; 90-120kg K2O; 60-80kg CaO; 15-20kg MgO; 2-3kg S và các yếu tố vi lượng như Zn, Cu, B. Khi trồng ớt cần phải lựa chọn những loại phân có đầy đủ thành phần dinh dưỡng đa, trung, vi lượng và phải đảm bảo cân đối về mặt dinh dưỡng thì cây ớt mới sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại và cho năng suất chất lượng quả cao.

  Kinh nghiệm cho thấy bón nhiều phân gà cho ớt không chỉ ít sâu bệnh mà nhiều quả, mã quả đẹp và ăn rất cay. Trong điều kiện thiếu phân gà, nhiều nông dân ở Hải Dương, Thái Bình đã thâm canh ớt bằng phân bón  đa yếu tố NPK Văn Điển.

Phân ĐYT NPK (5:10:3) dạng viên có hàm lượng dinh dưỡng N=5%, P2O5 =10%, K2o =3% , CaO =15%, SiO=14%, MgO=9%, S=2% và các chất vi lượng Zn, B, Cu, Co. Tổng dinh dưỡng đạt trên 58%.

– Loại phân bón ĐYT NPK 12.8.12 có hàm lượng dinh dưỡng N = 12%, P2O5 = 8%, K2O = 12% và các chất trung lượng CaO = 8%, MgO = 6%, SiO2 = 9%, S = 6% cùng các chất vi lượng Zn, B, Cu, Co. Tổng dinh dưỡng đạt trên 61%.

Cách bón phân trên mỗi sào ớt (sào Bắc bộ)

Theo khuyến cáo của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, giải pháp bón phân NPK Văn Điển cho mỗi sào ớt (sào Bắc bộ) nên tham khảo công thức sau:

Bón lót:

Sau khi làm đất, lên luống rộng 1,2m, cao 15-20cm, rạch thành 2 hàng, toàn bộ 5-7 tạ phân gà; hoặc phân hữu cơ ủ mục và 20- 25kg ĐYT NPK 5:10:3 rải đều theo rạch hoặc theo hốc, lấp đất kín phân, Tốt nhất trồng khi phần gốc cây con đã tượng gỗ, trồng xong cần che đậy để giữ đủ ẩm cho cây ớt nhanh bén rễ hồi xanh.

Bón thúc:

– Bón thúc lần 1: Khi cây ớt bắt đầu phân cành thì bón 17 – 20kg ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển (ảnh dưới), bón xa gốc kết hợp vun gốc làm cỏ.

 

Bao bì phân ĐYT NPK 12.8.12 của Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển. Ảnh tư liệu.

– Bón thúc lần 2: Khi cây ớt có hoa rộ, quả non thì bón từ 17-20kg ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển.

– Khi thu hoạch rộ có thể bón thúc lần 3 khoảng 10- 15kg ĐYT NPK 12:8:12 giúp cây mau lại sức và chuẩn bị cho lứa quả tiếp sau.

  Để tăng hiệu quả trồng ớt nên sử dụng màng phủ nông nghiệp.Sau khi lên luống và bón phân lót thì phủ màng nông nghiệp rồi trồng cây con.  Nếu luống đôi ( luống rộng khoảng 1,2m, trồng 2 hàng) có thể dùng ni lon khổ hẹp và phủ từ 2 mép luống trở vào; nếu luống đơn thì dùng ni lon khổ rộng hơn và phủ kín luống. Mỗi khi bón phân thúc thì vén ni lon và rải phân theo mép luống, xong phủ lại ni lon rồi tưới thấm.

Chăm ớt, đừng quên câu “chân ẩm, đầu khô”

  Cây ớt thuộc họ cà, cây sinh trưởng phát riển mạnh, cho năng suất sinh học khá cao, song rất dễ nhiễm sâu bệnh, nhất là các bệnh thán thư, sương mai…. Kinh nghiệm cho thấy, nếu đảm bảo ruộng ớt luôn trong chế độ “chân ẩm, đầu khô” nghĩa là chân luống (đáy rãnh) thường xuyên đủ ẩm cho cây sinh trưởng, phát triển; nhưng từ mặt luống trở lên phải khô ráo, thoáng khí sẽ giúp bộ rễ phát triển mạnh và hạn chế sâu bệnh hại. Do vậy, giai đoạn cây con, để đảm bảo đủ ẩm thường xuyên cần tưới hốc cho cây ớt. Từ khi cây bắt đầu phân cành chỉ nên tưới ngấm, không nên té hoặc tưới nước lên thân cành ớt. Đây là giải phấp rất tốt nhằm hạn chế bệnh thán thư và bệnh sương mai hại thân, lá,  quả ớt.

Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển – cho năng suất cao. Nên tỉa cành lúc nắng ráo. Khi có cành, lá, quả bị sâu bệnh xâm nhiễm cũng nên mạnh dạn cắt bỏ và đem ra khỏi ruộng thiêu huỷ để tránh lây lan.

Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu quả, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế quả bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

Phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK), đặc biệt các chất trung lượng CaO, MgO, Si,  S và vi lượng Fe, Zn, Mn, Cu, B… mà các loại phân bón thông thường không có. Nhờ vậy cây ớt thân to, mập, khỏe, phân cành mạnh, ra hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, hạn chế bệnh thán thư, bệnh thối đuôi quả, mã quả đẹp, năng suất, chất lượng cao…

 

 

  Vai trò các loại dinh dưỡng với cây ớt

Đạm giúp đẩy mạnh sự phát triểu tán lá của cây ớt. Nếu cây ớt thiếu Đạm, chúng có thể bị còi cọc. Lá sẽ  nhợt màu, vàng úa do quá trình sản sinh ra chất diệp lục bị chậm lại.

Lân cần thiết cho cây ớt để chuyển đổi quang năng thành hóa năng trong quá trình quang hợp và ngoài ra cần thiết cho sự liên lạc giữa các tế bào và sự sinh sản. Lân có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây, lân kích thích bộ rễ của cây phát triển và tạo điều kiện để cây có thể đồng hóa các chất dinh dưỡng khác. Lân tham gia vào thành phần của axít Nuclêic và màng tế bào, tạo thành các phân tử cao năng (ATP) là vật chất mang và tải năng lượng chủ yếu trong cây, giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phân chia tế bào, là tiền đề của quá trình phân hóa mầm hoa. .. Cây ớt thiếu Lân sẽ gặp khó khăn khi lấy các dưỡng chất cần thiết khác qua rễ. làm cho cây còi cọc, chậm phát triển, ít hoa và quả lâu chín hơn Lân thường chiếm từ 5-14% trọng lượng chất khô của cây ớt.

Kali: .. Phân Kali giúp cho cây hấp thu được nhiều đạm hơn, hoạt động như chất xúc tác cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu, tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây. Kali giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh độ pH, lượng nước ở khí khổng; . Kali điều tiết lượng nước lưu chuyển trong cây ớt, làm giảm sự mất nước từ lá, làm cho cây chống được thời tiết lạnh và khô. Kaly tham gia quá trình vận chuyển dinh dưỡng trong cây, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và làm tăng chất lượng quả, làm đẹp mẫu mã quả.

Canxi (Ca):  Ca có tác dụng cải tạo đất, giảm độ chua mặn và tăng cường độ phì nhiêu của đất, tạo điều kiện cho bộ rễ phát trển mạnh giúp cây sinh trưởng tốt. Đặc biệt với ớt, Ca tham gia cấu tạo thành vách tế bào, giúp bộ rễ chắc, khỏe hơn, Ca làm tăng khả năng chống bệnh, nhất là bệnh thán thư gây hiện tượng cháy lõm quả ớt..

Magiê (Mg): Cấu tạo diệp lục, tăng hiệu suất quang hợp; tham gia các enzim làm tăng chất lượng quả. Mg giữ độ pH trong tế bào trong cây ở phạm vi thích hợp, ổn định và cân bằng nước.

Silic (SiO2): Cây ớt hút nhiều silic để tạo thành lớp cutin dưới biểu bì vừa tạo màng chống lại sự bốc thoát hơi nước trong thân, lá cây giúp cây chịu hạn tốt hơn; vừa giúp thân, rễ dày, cứng hơn, chống chịu tốt hơn với gió bão và diễn biến bất thường của thời tiết.  Cây ớt cũng là cây ưa hảo khí, thông thoáng khí vùng rễ nên đất đủ silic thì tơi xốp thoáng khí cho bộ rễ tơ hô hấp tốt hơn. Ngược lại thiếu silic đất bí dễ thiếu không khí hệ rễ trao đổi chất kém và dễ nhiễm bệnh. Bón phân có silic, hoặc cung cấp đủ silic giúp cho cây sinh trưởng tốt hơn.

Lưu huỳnh (S): tạo thành các chất tinh dầu và tạo mùi vị cho cây, thúc đẩy quá trình chín của quả.

Các chất vi lượng cây ớt sử dụng không nhiều, song lại là những chất dinh dưởng rất thiết yếu tham gia cấu tạo nguyên sinh chất và các enzim tổng hợp các axit a min, vừa tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và làm giàu hương vị trong quả ớt.

Trọng Hoà

– Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

– Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

– E-mail : vandienfmp@gmail.com

– Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

                                                                                                                                      Trọng Hòa , Nam Phong

                                                                                                                                       Nguồn : Langmoi.vn

Bài viết liên quan

CBTT số 155, 156 BC tài chính

– Xin mời quý vị nhấn vào link sau để đọc tài liệu : CBTT...

Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển: Âm vang khúc ca người thợ năm 2024

Công ty Cổ phần Phân lân Văn Điển tổ chức Hội diễn văn nghệ...

Phân bón Văn Điển – lựa chọn thông thái của nông dân thời đại 4.0

Những ngày đầu xuân, năm mới Giáp Thìn ở các tỉnh phía Bắc có...