Bí quyết để trồng bí xanh mà… căng ví tiền!

    Bí xanh là “cây rau” tuyệt vời đối với cả nhà nông vì dễ trồng, bảo quản được lâu và ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật. Rất nhiều nông dân đã nắm chắc bí quyết sử dụng phân bón Văn Điển cho cây bí và điều này đã giúp túi tiền của họ dư dả hơn so với trồng những cây rau khác.

Bí xanh có thể trồng được cả hai vụ Xuân Hè và vụ Đông. Ảnh minh hoạ. Tư liệu

    Bí xanh còn có nhiều tên gọi khác nhau như: bí phấn, bí đao… đây là một loại rau quả lành tính, bổ mát và vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Ngoài việc dùng để chế biến thành các món ăn thì bí xanh còn được coi là một loại thuốc quý cho người tâm, phế, nội nhiệt.

    Bí xanh là cây rau có khả năng sinh trưởng phát triển khỏe, thích ứng rộng, có sức chống chịu sâu bệnh rất tốt. Trồng bí xanh thường ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật nên bí xanh được coi là sản phẩm an toàn. Đặc tính của quả bí xanh có lớp vỏ dày, cứng nên vận chuyển thuận lợi và có khả năng bảo quản lâu, nên có nhiều công dụng, đặc biệt giải quyết rau xanh giai đoạn giáp vụ. Năng suất bí xanh có thể đạt từ 35 – 50 tấn/ha và là loại rau cho hiệu quả kinh tế khá tốt.

    Thời vụ: Bí xanh ưa thời tiết ấm, nóng, có thể trồng được nhiều vụ trong năm, trừ những tháng mùa Đông rét. Thường trồng 2 vụ chính trong năm là vụ Xuân – Hè trồng tốt nhất là trong tháng 2-3, có thể cho thu hoạch từ tháng 5. Vụ Đông sớm, gieo hạt vào bầu từ tháng 9, trồng đến 5/10, thu hoạch từ tháng 11, 12 đến đầu năm sau.

    Phân bón: Trong thời gian ngắn, cây bí cho khối lượng thân lá rất lớn, năng suất quả rất cao nên bí cần đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, nhất là các chất dinh dưỡng trung, vi lượng:

    Trao đổi với phóng viên Làng Mới, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình chia sẻ: Cây bí cần đầy đủ và cân đối các chất đạm, lân, kali mới sinh trưởng, phát triển tốt. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lóng ngắn, lá nhỏ; ngược lại nhiều đạm quá cây phát triển thân lá mạnh, xum xuê, dễ nhiễm sâu bệnh, chậm ra hoa và ít đậu quả, quả chậm chín, vị nhạt chất lượng kém. Thiếu lân, bộ rễ kém phát triển, cây ít lá, ít hoa và có hoa cũng ít đậu quả. Kali giúp cây ít sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả cao, quả đặc thịt và chất lượng tốt. Do vậy từ khi đậu quả rất cần kali.

    Ngoài ra cây bí rất cần các chất trung vi lượng, đặc biệt rất nhạy cảm với các chất canxi, magie và silic… Chất silic giúp thân, lá, rễ cây bí cứng cáp hơn, cây chịu hạn tốt hơn và ít sâu bệnh hại hơn. Chất vôi giúp cây bí cứng thân, dầy vỏ, ít bị bệnh và thời gian bảo quản sau thu hoạch dài hơn. Chất magie giúp tăng hiệu suất quang hợp, tăng đậu quả và đặc biệt tăng tổng hợp các chất đường bột, giúp thịt quả chắc, bở, ngọt và thơm hơn.

Phân bón đa yếu tố NPK-12-5-10 dùng bón cho cây bí xanh. Ảnh tư liệu

    Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho bí xanh

    Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển có thành phân chính là lân nung chảy Văn Điển được chế biến từ các nguyên liệu quặng apatit, quặng sà vân, secpentin giàu dinh dưỡng, thân thiện với môi trường, hiệu suất sử dụng cao… Được sự tư vấn của các nhà khoa học, các chuyên gia nông nghiệp đầu ngành trong và ngoài nước, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đã kết hợp phân lân nung chảy Văn Điển với đạm ure, kali và một số dinh dưỡng vi lượng khác để sản xuất  các sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng, ưu việt cho rau màu. Trong đó, có những sản phẩm NPK chuyên dùng cho cây bí xanh như:

    Phân bón đa yếu tố NPK 5:10:3 dạng viên có hàm lượng đạm (N) 5%. Lân (P2O5) 10%, kali (K2O) 3%, magie (Mg) 9%, silic (SiO2) 14%, canxi (CaO) 15% và các chất bo (B), mangan (Mn), kẽm (Zn), coban (Co), đồng (Cu), molipden (Mo) … tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây bí trên 60%;

    Phân bón đa yếu tố NPK 12:5:10 dạng viên có hàm lượng N 12%, P2O5 = 5%, K2O 10%,   Mg2%, SiO2 4%, CaO 5%…. và các chất B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo … , tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng gần 50%.

    Gần đây, bà con nông dân còn sử dụng các loại sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK 10:7: 3 bón lót và 13:3:10, 13:3:13 chuyên bón thúc cho bí xanh.

    Các sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng có đầy đủ các chất dinh dưỡng trên giúp cây bí phát triển cân đối, đậu quả nhiều, thịt quả chắc, không chua; vỏ quả cứng giúp quá trình vận chuyển và bảo quản sau thu hoạch tốt hơn… cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn các loại phân bón thông thường.

    Cách chăm sóc bí xanh bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển

    Làm đất và trồng cây con:

    Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, người dân có nhiều kiểu trồng bí như: Bò lan, trồng giàn luống nhỏ như dưa chuột, trồng giàn kiểu dây thép như mướp. Với các chân đất vàn thấp, khó thoát nước thì nên trồng kiểu giàn. Trồng bí giàn cho năng suất cao hơn trồng bò.

    Bí leo giàn, nhà nông nên lên luống rộng hơn dưa chuột, 1,2-1,3m mặt luống, trồng giàn mật độ cây cách cây 60cm, hàng cách hàng 75-80cm, mỗi sào  Bắc Bộ (360m2) trồng 700 cây, cắm giàn chữ A như trồng dưa chuột.

    Với kiểu bò lan, nhà nông cần tạo luống rộng khoảng 4-5m, rãnh luống 40-50cm, nên trồng khi cây con được 2-3 lá, đặt nông rồi vun đất, ấn nhẹ rồi tưới nước cho liền thổ.  Mỗi luống trồng 2 hàng, cách mép luống 30-40cm, cây cách cây 25-30cm. Nếu làm bầu to, mỗi  bầu 2 cây thì trồng hốc cách hốc 50-60cm. Như vậy, 1 sào Bắc Bộ trồng được khoảng 500 cây.

Bón phân:

– Bí đao sinh trưởng phát triển rất mạnh, chỉ trong 3-4 tháng đã cho khối lượng thân, lá rất lớn với hàng tấn quả trên 1 sào. Vì bộ rễ trụ phát triển không mạnh, sức chống chịu sâu bệnh yếu, nên bí đao cần thâm canh với cân đối các chất dinh dưỡng, nhất là các chất trung, vi lượng. Với năng suất 30 tấn/ha, cây bí lấy đi từ đất khoảng 125kg N, 60kg P2O5, 75kg K2O, 200kg CaO, 25kg SiO2, 10kg lưu huỳnh (S) và các chất vi lượng. Nếu dùng phân bón đơn hoặc phân NPK thông thường bí xanh thiếu các chất dinh dưỡng trung lượng như: Canxi, magie, silic, lưu huỳnh cùng các chất vi lượng như kẽm, bo, đồng, mangan, cây phát triển không cân đối, cây yếu, khả năng đậu quả kém, dễ nhiễm các loại sâu bệnh, vỏ quả mỏng, ruột nhiều, thời gian bảo quản ngắn.

    Vì vậy, theo hướng dẫn của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, nhà nông nên sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển để đáp ứng đầy đủ nhu cầu các yếu tố dinh dưỡng cho cây bí xanh đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Để thâm canh bí xanh hiệu quả cao, mỗi sào Bắc Bộ cần khoảng 3 – 5 tạ phân hữu cơ ủ hoai mục + 20 – 25kg phân đa yếu tố NPK Văn Điển 5:10:3, 10:7:3  để bón lót và khoảng 12- 15kg phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển 12:5:10, 13:3:10 hoặc 13:3:13 để bón thúc.

    Bón lót: Phân hữu cơ, phân chuồng nên ủ mục trước trồng 25-30 ngày. Vì rễ bí ăn ngang, nên bón phân theo hốc hoặc rải đều NPK  xung quanh vị trí đặt bầu (bón kiểu vành rế), bón phân chuồng ủ mục lên trên rồi lấp đất phủ kín phân.

Bón thúc: Có thể bón thúc làm 3 lần:

Lần 1: Khi cây có 3-4 lá, rải phân xa gốc 5-10cm, kết hợp xới nông. Nếu trồng bằng cây con trong bầu thì hòa loãng phân tưới cho cây con, cứ 3-4 ngày tưới 1 lần.

Lần 2: Khi bí ngả ngọn bò, bón 4-5kg đa yếu tố NPK Văn Điển 12:5:10, 13:3:10

Lần 3: Khi bí ra hoa rộ, bón 6-7kg đa yếu tố NPK Văn Điển 12:5:10. 13:3:10 hoặc 13:3:13

Bí xanh cho hiệu quả cao khi được bón phân đủ chất dinh dưỡng và đúng cách. Ảnh minh hoạ. Tư liệu

    Chăm sóc khác:

    Khi bón phân thúc, nhà nông nên bón xa gốc, kết hợp xới xáo vun phân. Cũng có thể hòa nước tưới nếu cần.

    Cấu tạo thân lá bí rất nhiều lông nên cây bí sử dụng nước rất tiết kiệm. Tuy vậy, gặp khô hạn quá bí sinh trưởng kém, hoa ra nhưng đậu quả kém và quả cằn cỗi, chậm lớn. Ngược lại, nếu ẩm nhiều sẽ phát sinh nhiều bệnh hại, đặc biệt bệnh thán thư và bệnh thắt dây làm héo dây, héo quả, mất năng suất rất nhiều. Do vậy cần hết sức lưu ý khâu tiêu thoát nước, nhất là cần giảm độ ẩm mặt luống.

    Nếu trồng bí bò thì hướng ngọn bí bò ngang luống, khi bí dài 1m, lấy đất đắp các mắt đốt trên thân giúp cây phát triển rễ phụ, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng, cây sinh trưởng tốt hơn.

    Bí xanh leo dàn sẽ cho năng suất cao nhất. Nên hướng ngọn bí ở hốc cây này bò sang hốc kia sau đó mới nương dây cho leo giàn. Khi dây leo phải để ở tư thế tự nhiên, không vặn úp hay lật dây, dùng rơm hoặc dây chuối buộc ngọn vào giàn, buộc ở phía dưới nách lá.

    Bí xanh có khả năng đâm nhánh mạnh nên ra rất nhiều nhánh. Mỗi cây chỉ nên chừa 2 – 4 là nhánh tốt nhất, tỉa hết các nhánh khác để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Cũng tỉa bớt các lá chân hoặc lá vàng úa, giúp thông thoáng, tạo điều kiện cho ong bướm dễ tìm hoa hút nhụy, tăng tỉ lệ đậu trái. Bí xanh được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển lá xanh sáng, mặt lá bóng, ngọn nở, thân lá phát triển cân đối, tuổi thọ lá cao và rất ít sâu bệnh,  rất sai quả, quả to, năng suất cao; ruột quả ít, thịt quả dày, giòn, chất lượng rất tốt. Đó là tiền đề cho những vụ mùa trồng bí bội thu, mang về thu nhập tốt cho nhà nông.

 Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

 Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

 E-mail : vandienfmp@gmail.com
↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

 

Trọng Hòa – Nam Phong

Nguồn : Langmoi.vn

Bài viết liên quan

Tọa đàm “Phân lân nung chảy Văn Điển cho nông nghiệp bền vững” tại Tân Hưng

Ngày 07/9, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp với...

Cây Húng Chanh cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên

Cẩm nang trồng cây húng chanh, “quà tặng” từ thiên nhiên Ở nước ta,...

Cây sả cách chăm sóc cây sả nhanh nở bụi, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cây sả dễ trồng, không kén đất. Tuy nhiên, sau một thời gian tươi...

“Thức ăn độc đáo” giữ hương vị thơm ngon cho cây chè miền Bắc

“Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt...