Bổ sung chất trung, vi lượng cho “Vàng đen” bằng phân Văn Điển

 

   Hồ tiêu Việt Nam đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Lượng hồ tiêu xuất khẩu bình quân những năm gần đây đã vượt qua 200 nghìn tấn/năm, chiếm trên 60% sản lượng tiêu thương mại toàn thế giới.

Cây hồ tiêu ở Tây Nguyên được người nông dân ví như “Vàng đen” vì giá trị kinh tế mà nó mang lại cho người trồng ra nó. Nhưng để làm ra được lượng “vàng đen” đó, người trồng tiêu đã phải đầu tư, chăm chút từng li từng tí từ gốc rễ của cây, với loại phân bón phù hợp nhất. Và với bà con trồng tiêu ở nhiều vùng đất Tây Nguyên, phân bón Văn Điển là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu.

Không phải ngẫu nhiên mà có tới 68% trong tổng số nhà vườn trồng tiêu tỉnh Gia Lai, 57% nhà vườn trồng tiêu tỉnh Đắk Lắk và 54,6% nhà vườn tiêu ở tỉnh Đắk Nông chọn sử dụng phân bón Văn Điển cho vườn tiêu của họ, trong bối cảnh thị trường tràn ngập hàng ngàn chủng loại sản phẩm phân bón khác nhau.

Nhu cầu dinh dưỡng trung lượng của cây hồ tiêu

Người sử dụng hạt hồ tiêu, người buôn bán hồ tiêu có thể không biết rõ về các chủng loại phân bón đủ chất đa, trung, vi lượng cho hồ tiêu, nhưng người trồng chúng thì chắc chắn cần phải nắm vững điều này. Cùng với các chất dinh dưỡng đa lượng như đạm – lân – kali, cây hồ tiêu còn rất cần các chất trung vi lượng. Theo những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, để đạt được năng suất bình quân 4 tấn hạt trên mỗi hecta, cây tiêu lấy đi từ đất khoảng 225kg N, 60kg P2O5, 200kg K2O, 80kg CaO, 60kg MgO, 10kg S, 25kg SiO2, 2kg B, 1,5kg Zn, 0,8 kgMn, 0,5kg Co… khi phân tích thành phần lá khỏe mạnh cũng cho thấy (% chất khô), 2,5% N, 1,8% K; 0,25% P2O5; 1,8% CaO, 0,50% MgO,… Như vậy hồ tiêu luôn luôn hấp thu từ đất một lượng dinh dưỡng trung lượng, vi lượng đáng kể.

Phân bón Văn Điển được đông đảo nhà vườn hồ tiêu Tây Nguyên ưa chuộng. Ảnh minh họa.

* Nhu cầu canxi (vôi):  Khi cây bước vào thời kỳ cho quả (trái) thì tiêu hấp thu canxi mạnh, canxi có tác dụng là một chất dinh dưỡng tham gia cấu tạo các bộ phận của cây, đặc biệt canxi tích lũy vào hạt cũng như cấu tạo thành phần diệp lục, tạo môi trường thuận lợi cho việc tổng hợp dinh dưỡng của lá khi quang hợp ánh sáng, canxi cũng tham gia vào các men, trong quá trình hình thành các chất dinh dưỡng trong trái, sau này tích lũy hạt, tạo thành các chất kích thích cay, nóng trong hạt. Canxi còn tác dụng khử chua cho đất trồng giảm độ chua, điều hòa pH phù hợp nhu cầu của cây Tiêu (cây tiêu thích hợp pH từ 5 – 6) đồng thời canxi cũng trung hòa độc tố hữu cơ, hoặc chua của các loại phân bón chua để giảm thiểu độc hại cho bộ rễ cây tiêu phát triển, kích thích biểu bì rễ hạn chế một số loại nấm bệnh xâm nhập vào vùng rễ tơ gây hại.

* Nhu cầu Magie (MgO): Hồ tiêu cũng là loại cây cho sinh khối lớn nên cường độ quang hợp của lá để tổng hợp dinh dưỡng cao. Magie cấu tạo thành phần chính của diệp lục tố nên cây Tiêu cần nhiều magie, thời kỳ cây con, trồng mới nhu cầu magie ít, từ năm thứ 4 trở đi Tiêu vào thời kỳ kinh doanh thì nhu cầu magie ngày càng nhiều, cây đủ magie bộ lá dày, màu vàng chanh, mỡ, thiếu magie màu lá xanh đen xám, mỏng bản lá, quang hợp kém. Magie còn giúp cho cây có độ bền lá cao, quang hợp nhiều ánh sáng tổng hợp nhiều dinh dưỡng, cây khỏe, kháng bệnh cao, những vườn tiêu được cung cấp đủ magie đều cho năng suất tốt. Nếu thiếu magie, tiêu thường có hiện tượng rụng trái non, trái chín không đều, dễ nhiễm các loại bệnh, rệp kể cả bệnh tiêu chết nhanh.

* Nhu cầu silic (SiO2): Cây tiêu không có nhu cầu silic cao, tuy nhiên những nơi thường xuyên bị hạn thì cây hút nhiều silic hơn để tạo thành lớp cutin dưới biểu bì lá chống lại sự bốc thoát hơi nước giúp cây chịu hạn tốt hơn.  Cây Tiêu cũng là cây ưa hảo khí, thông thoáng khí vùng rễ nên đất đủ silic thì tơi xốp thông thoáng không khí cho bộ rễ tơ hô hấp. Ngược lại thiếu silic đất bí dễ thiếu không khí hệ rễ trao đổi chất kém Tiêu dễ nhiễm bệnh và chống chịu hạn kém. Bón phân có silic, hoặc cung cấp đủ silic giúp cho cây sinh trưởng tốt hơn.

* Nhu cầu lưu huỳnh (S): Lưu huỳnh giúp cho sự điều hòa môi trường dịch cây ổn định, cùng với magie nâng cao hiệu suất quang hợp tổng hợp dinh dưỡng cho cây, lưu huỳnh còn tham gia các loại men để tổng hợp dinh dưỡng vào hạt sau này.

* Nhu cầu các chất vi lượng: Nhu cầu Bo (B) và kẽm (Zn) cây Tiêu rất cần Bo và Kẽm để xúc tiến các quá trình tổng hợp chất gia vị các vitamin K, H, C, niacin, folate, choline và betaine, cùng canxi, magie, photpho và kali, tạo thành hương vị độc đáo khác biệt của một loại cây gia vị được ưa thích. Thiếu Bo và kẽm chất lượng hạt giảm sút, mùi thơm giảm, giảm độ cay nồng, giảm tổng số khoáng hòa tan trong hạt, giảm chất lượng Tiêu. Ngoài ra cây Tiêu còn hấp thụ một lượng nhỏ coban và mangan để giúp cho hoạt động của các men hô hấp trong cây.

Các loại đất trồng hồ tiêu ở nước ta hầu hết là đất xám, ba zan và feralit, rất nghèo canxi (CaO), magie, silic cùng Bo và kẽm. Do bản chất hình thành từ tro núi lửa phun trào cách đây hàng triệu năm (đất đỏ bazan, đất xám) và đất feralit hình thành do sự phong hóa đá phiến thạch nên bản thân đá nghèo cộng thêm quá trình phong hóa rửa trôi làm mất màu đất. Do đó các vùng trồng tiêu đều phải bón bổ sung đầy đủ các chất trung vi lượng mới đảm bảo được năng suất.

Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng “trung – vi lượng” của cây tiêu 

Theo Tiến sỹ Nguyễn Huy Phiêu (Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam),  phân lân nung chảy Văn Điển có hàm lượng các chất dinh dưỡng trung vi lượng cao. Bên cạnh thành phần lân hữu hiệu P2O5 =16%, trong lân nung chảy Văn Điển còn chứa 30% CaO (vôi), 15%magie (MgO);  24%, silic (SiO2). Tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng đa, trung vi lượng của thương hiệu phân bón này đạt từ 95 – 98%, một tỷ lệ rất cao so với các loại phân thông thường cùng chủng loại. Trong đó riêng các chất dinh dưỡng trung lượng chiếm đến 79%. Ngoài ra, phân bón này còn có các chất vi lượng, kẽm (Zn) 0,02%; Bo (B) 0,01%; Co 0,8%, Mn 0,4%…

Như vậy, khi sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển để bón cho tiêu, các chủ vườn đã bổ sung các chất dinh dưỡng từ đa lượng là lân (P2O5) dễ tiêu đến các chất trung – vi lượng, cung cấp trực tiếp nhu cầu dinh dưỡng cho cây để phát triển mạnh, bộ rễ tơ của tiêu to, khỏe, làm tiền đề cho hấp thu các chất dinh dưỡng khác, đồng thời cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trung lượng, vi lượng còn thiếu, để cho cây tiêu sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.

Bón phân đúng cách, đáp ứng đủ dinh dưỡng đa, trung, vi lượng sẽ đem lại hiệu quả cao cho cây hồ tiêu. Ảnh minh họa: TTXVN.

Bón phân đúng cách, đáp ứng đủ dinh dưỡng đa, trung, vi lượng sẽ đem lại hiệu quả cao cho cây hồ tiêu. Ảnh minh họa: TTXVN.

Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự (nguyên Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu phân bón sử dụng cho cây hồ tiêu), cách bón phổ biến phân bón Văn Điển cho cây tiêu hiện nay của các nhà vườn là:

– Đợt 1, sau thu hoạch trái, nhà vườn bón lân nung chảy Văn Điển: Lượng bón 1-2 kg/ gốc cùng với  0,2 – 0,4kg phân ĐYT NPK 10.12.5.

– Đợt 2, bón trước khi tiêu ra hoa, lượng bón từ 1-2kg/gốc lân nung chảy Văn Điển cùng với 0,2 – 0,4kg phân ĐYT NPK 12.5.10.

– Nhà vườn sẽ bón đợt 3 sau khi tiêu đậu trái, với lượng bón từ 0,2 – 0,4 kg/gốc (bón phân ĐYT NPK 12.8.12). Sau đó, bón các đợt nuôi trái lớn, trước thu trái, mỗi đợt bón 0,2 – 0,4kg phân ĐYT NPK 12.12.17.

Cũng theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thựhiện nay trên thị trường có nhiều loại phân bón, nhưng phân bón Văn Điển vẫn đứng đầu về dinh dưỡng trung vi lượng có trong mỗi dòng sản phẩm. Vì lẽ đó, phân bón Văn Điển sẽ vẫn là “người bạn đồng hành tin cậy” đối với các nhà vườn trồng tiêu ở Tây Nguyên, Quảng Trị, Phú Quốc…

Thân thiện với đất, tốt cho cây trồng, phân bón Văn Điển đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho nông sản Việt Nam. Hiện tại, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển có hơn 60 dòng sản phẩm, đã và đang làm tốt nhiệm vụ mang đến cho nhà nông cả nước những mùa vàng bội thu.

Kết quả thống kê từ hàng nghìn nhà vườn trồng tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên cho thấy: Tỉnh Gia Lai 68% nhà vườn sử dụng phân bón Văn Điển cho cây hồ tiêu. Số liệu này của tỉnh Đắk Lắk là 57% và tỉnh Đắk Nông là 54,6%.

 

– Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

– Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

– E-mail : vandienfmp@gmail.com

– Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

       

                                                                                                          Nguồn:langmoi.vn         Việt Hà – Nam Phong

Bài viết liên quan

CBTT số 155, 156 BC tài chính

– Xin mời quý vị nhấn vào link sau để đọc tài liệu : CBTT...

Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển: Âm vang khúc ca người thợ năm 2024

Công ty Cổ phần Phân lân Văn Điển tổ chức Hội diễn văn nghệ...

Phân bón Văn Điển – lựa chọn thông thái của nông dân thời đại 4.0

Những ngày đầu xuân, năm mới Giáp Thìn ở các tỉnh phía Bắc có...