Bón thúc như thế nào để lúa mùa “vững chân” trên đất Thủ đô?

Hà Nội , Ngày 30 tháng 07 năm 2019

 

Cây lúa mùa trên đất Hà Nội khi được nuôi dưỡng bằng các loại phân bón có nguồn gốc khoáng tự nhiên như Văn Điển, được ví như “nắng hạn gặp mưa rào”. Lý do vì tầng đất canh tác nhiều vùng đất lúa của Hà Nội đang mỏng dần, đất đang bị chua hóa, nghèo dinh dưỡng và dung tích hấp thu thấp.   

 

Các đại biểu tham quan ruộng lúa HDT10 tại xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh minh hoa: Trọng Tùng.

Đất nông nghiệp Hà Nội tuy thuộc vùng châu thổ sông Hồng, song so với các tỉnh nông nghiệp khác, vùng đất này đa dạng hơn về loại hạng, phức tạp hơn về địa hình. Với 2 nguồn gốc phát sinh chủ yếu là phù sa cổ, glay và phong hóa feralis, lại được con người khai thác từ rất sớm nên nhìn chung hiện nay đất nông nghiệp Hà Nội nói chung đã bị thoái hóa, biến chất nhiều. Khảo sát đất nông nghiệp một số xã huyện Sóc Sơn, huyện Gia Lâm cho thấy: Tầng đất canh tác mỏng dần, đất đang bị chua hóa, nghèo dinh dưỡng và dung tích hấp thu thấp…

Theo thông báo của Phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội), tổng diện tích gieo trồng vụ mùa của Hà Nội năm 2018 khoảng 110.000ha, trong đó, diện tích lúa khoảng 92.000ha. Cơ cấu giống lúa rất đa dạng, tập trung khá nhiều vào nhóm giống lúa chất lượng như BT7, T10…, các giống nếp thơm, các giống năng suất cao như BC 15, TBR 225… Những nhóm giống lúa trên tuy năng suất khá cao, chất lượng tốt trong vụ mùa, song dễ bị đổ ngã và dễ nhiễm sâu bệnh cuối vụ.

Phân Văn Điển “rất phù hợp với đồng đất Hà Nội”

Sản xuất lúa mùa diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thuận khó lường, ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển cây lúa. Mỗi trận mưa to kèm theo sấm chớp là một lần cây lúa được bổ sung dinh dưỡng đạm tự nhiên. Mỗi mỗi cơn gió to đi qua làm rách lá lúa là tạo điều kiện cho vi khuẩn bạc lá có điều kiện lan truyền ra diện rộng… Do vậy, bón phân cho lúa phải đáp ứng đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng, đồng thời phải cung cấp đúng thời điểm, đúng vị trí mới có thể giúp cây lúa khỏe, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh và ngoại cảnh bất lợi và cho năng suất tối ưu.

Vậy để có đủ dinh dưỡng cho cây lúa, nhà nông Hà Nội nên sử dụng phân bón như thế nào?

Theo khuyến cáo của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một người có nhiều kinh nghiệm về phân bón cho cây lúa khu vực đồng bằng sông Hồng, bà con có thể chọn loại phân phù hợp sau khi thử nghiệm thực tế. Tuy nhiên, rất nhiều vùng của Hà Nội đã sử dụng phân nung chảy Văn Điển rất hiệu quả. Do đó có thể áp dụng ngay. Phân nung chảy Văn Điển không tan trong nước nên không bị rửa trôi và không bị các nguyên tố sắt, nhôm bám giữ chuyển hóa thành dạng khó tiêu cho cây lúa như các loại phân lân khác. Đây cũng là phân bón đa dinh dưỡng, trong đó lân dễ tiêu và các dinh dưỡng trung  lượng dễ tiêu như Mg, Si, Ca, S và nhiều  chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… chiếm trên 96%.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển được cân đối đầy đủ các dinh dưỡng cả đa lượng và trung vi lượng nên rất phù hợp với đồng đất Hà Nội. Phân bón đa yếu tố NPK chuyên bón thúc cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như:

Phân đa yếu tố NPK(16 :5 :17) có hàm lượng N 16%, P2O5 5%. K2O 17% Mg 5%, SiO2 7%, CaO  8%, S 2%,…   ;

Phân bón đa yếu tố NPK 12 :5 :10 có hàm lượng N12%, P2O5 5%, K2O 10%,   Mg2%, SiO2 4%, CaO 5%…

Hiện nay nhiều nơi bà con cũng sử dụng công thức NPK 14:6:8+TE hoặc  13:3:10 +TE.

 

Bao bì phân bón đa yếu tố NPK công thức 12-5-10 của Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển. Ảnh tư liệu.

Những loại phân bón này ngoài việc cân đối các chất NPK theo nhu cầu cây lúa giai doạn đẻ nhánh, còn đủ mặt các chất trung, vi lượng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận.

Kỹ thuật bón thúc cho lúa vụ mùa ở Hà Nội

Lượng phân cần dùng: Căn cứ vào  chân ruộng, lượng phân đa yếu tố NPK đã bón lót và tình hình sinh trưởng của mỗi giống lúa mà chuẩn bị phân bón thúc cho lúa mùa như sau:

– Ruộng lúa cấy dày, cấy to, chân ruộng thấp trũng… bón khoảng 8-10kg phân đa yếu tố NPK 16:5:17 hoặc 12:5:10… trên mỗi sào (sào Bắc bộ).

– Ruộng cao hay mất nước, ruộng cấy lúa cao sản…, bón 12-15kg/sào.

Bón phân thúc: Bón phân thúc đẻ cần phải được bón sớm ngay khi lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng. Do vậy, sau cấy 5-7 ngày đã phải bón phân thúc. Đây là các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng đạm cao, giúp cây lúa đẻ khỏe, vươn lá, vươn thân. Hàm lượng dinh dưỡng kaly khá cao trong phân bón thúc nhằm hạn chế cho lúa đẻ nhánh vừa phải. Kaly giúp tăng hiệu suất quang hợp tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ, đồng thời kaly vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh mới đẻ giúp các nhánh phát triển thành nhánh hữu hiệu. Sử dụng phân chuyên bón thúc lúa các loại hoặc phân bón chuyên “lúa 2” giúp cây lúa đẻ nhánh vừa phải, nhưng đạt tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, tạo ruộng lúa thoáng gốc nhưng nhiều bông, ít sâu bệnh và cho hệ số kinh tế cao.

-Những chân ruộng cao, mỏng màu, thường mất nước nên chia làm 2 lần bón thúc, lần bón sau cách lần trước 7-10 ngày.

– Nếu rắc thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm thì có thể dùng 1-2 kg phân ure đảo đều với thuốc cỏ và rắc đều khi mặt ruộng săm sắp nước. Giữ đủ ẩm cho cỏ chết, sau đó 5-6 ngày bón thúc bằng phân đa yếu tố NPK chuyên thúc lúa; lượng phân bón bớt đi 1-2 kg tương ứng với lượng đạm đã bón.

Lưu ý bón phân thúc

– Không nên bón phân thúc khi trời nắng nóng và khi ruộng nhiều nước. Nên bón phân khi trời mát và ruộng cạn nước.

– Không bón thêm phân đơn, không bón phân muộn, không bón rải làm nhiều lần.

– Đề phòng úng ngập cho lúa mùa, đặc biệt những xứ đồng tiêu nước chậm nên thực hiện phương châm “Tháo cạn dòng sông, giữ nông mặt ruộng”.

 

– Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

– Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

– E-mail : vandienfmp@gmail.com

– Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

                    

                                                                                                                     Nguồn:Langmoi.vn

Bài viết liên quan

CBTT số 155, 156 BC tài chính

– Xin mời quý vị nhấn vào link sau để đọc tài liệu : CBTT...

Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển: Âm vang khúc ca người thợ năm 2024

Công ty Cổ phần Phân lân Văn Điển tổ chức Hội diễn văn nghệ...

Phân bón Văn Điển – lựa chọn thông thái của nông dân thời đại 4.0

Những ngày đầu xuân, năm mới Giáp Thìn ở các tỉnh phía Bắc có...