Đầu mùa mưa, cà phê Tây Nguyên “nhớ” phân bón Văn Điển

Hà Nội , Ngày 08 tháng 04 năm 2019 

 

“Các nhà vườn ở Nam Đà đã dùng thử nhiều loại phân nhưng chúng tôi thấy chỉ có phân Văn Điển là phù hợp nhất cho cây cà phê của chúng tôi, gia đình tôi có 1,5ha, năm nào cũng bón 3 tấn phân lân Văn Điển, cà mới tốt được”. Bà Hồ Thị Thắm, thôn 8, xã Nam Đà , huyện Krong Nô , tỉnh Đắc Nông thật thà chia sẻ với cán bộ khuyến nông.

Bà Thắm là một trong số nhiều nông dân mà chúng tôi đã gặp trong một chuyến công tác để tìm hiểu về hiệu quả của phân bón đối với cây cà phê, nhất là trong thời điểm đầu mùa mưa hàng năm của vùng đất đặc biệt này.

 “Năng suất cà nhà tôi cao nhất xã Nam Đà”

Theo chân một anh bạn đồng nghiệp khuyến nông tỉnh Đắc Nông, chúng tôi đến thăm gia đình ông Hà Văn Lênh thôn 4, xã Nam Đà, huyện Krong Nô vào đầu mùa mưa. Ông Lênh vui vẻ nói: “Gia đình có 3 ha cà phê đã được 7 năm tuổi đang thời kỳ kinh doanh”. Chúng tôi chúng tôi hỏi ông thường sử dụng loại phân bón nào. Ông dẫn chúng tôi qua phía hông nhà chỉ vào 2 đống phân xếp ngăn nắp: Chỗ này là phân lân Văn Điển, chỗ kia là phân đa yếu tố NPK Văn Điển. Tôi hỏi: Bác bón phân này từ bao giờ? Ông Lênh đáp: 4 năm rồi, từ khi cây cà cho thu quả, 4 tuổi, phân bón Văn Điển phù hợp với đất và cây cà ở đây, 2 năm đầu tôi dùng phân lân, 2 năm gần đây tôi dùng khép kín cả lânNPK, phân lân Văn Điển có ưu điểm là làm cho bộ rễ cây khỏe, lá dày xanh đậm, sáng bóng. Bón phân lân Văn Điển bón kết hợp NPK Văn Điển thì cây cà khỏe, ít sâu bệnh, đậu trái cao, chùm trái dày, lớn đồng đều, chín tập trung, cho năng suất cao.

Cà phê Tây Nguyên năng suất cao, màu đẹp khi bón phân Văn Điển. Ảnh minh họa.

Ông nói thêm: “Kinh nghiệm của tôi bón phân lân Văn Điển cho cà vào hai thời điểm: Cuối mùa mưa để cà phát triển bộ rễ mới hấp thụ dinh dưỡng qua mùa khô, mỗi gốc bón từ 1,5 – 2kg. Đầu mùa mưa lại bón lân Văn Điển từ 1- 2kg kết hợp 0,7  – 1,0kg đa yếu tố (ĐYT) K 12.5.10 Văn Điển, giữa mùa mưa bón 1,5 – 2kg ĐYT NPK 12.8.12, đợt cuối mùa mưa bón 0,7 – 1kg ĐYT NPK 12.12.17. Tôi bón phân như vậy, cà phê cho năng suất cao nhất trong xã Krông Ana”.

Chúng tôi đến khảo sát tìm hiểu thêm một gia đình nông dân thâm canh cây cà phê ở xã Eaknuêc huyện Krông Păc. Ông Hoàng Văn Phấn tâm sự: “Các nhà ở đây coi các loại phân bón Văn Điển là hàng đầu không thể thiếu đối với cây cà phê, cứ vào đầu mùa mưa khoảng trung tuần tháng 5 dương lịch trở đi bà con mua phân bón gồm phân lânphân Đa yếu tố  NPK ở đại lý về bón phân cho cả ba đợt: Đầu mùa mưa bón lân cộng thêm ĐYT NPK, hai đợt sau giữa và cuối mùa mưa dùng toàn bộ phân đa yếu tố NPK. Phân bón Văn Điển chất lượng tốt, giá cả phải chăng, 2ha cà phê của gia đình sử dụng đến 4 tấn lân và 3 tấn NPK Văn Điển. Không riêng nhà tôi, cả xã Eaknuêc tiêu thụ hàng ngàn tấn lânNPK Văn Điển.

Rời Đắc Nông, chúng tôi về nhà vườn tại thị trấn Ya Ly huyện, Chư Pảrh, tỉnh Gia Lai. Ông Doãn Đình Thanh – Ban nông nghiệp thị trấn cho biết: “Thị trấn Yaly có hơn 400 ha cà phê, 80% diện tích là cà phê kinh doanh, 10 năm gần đây, số nhà vườn đã sử dụng phân lân Văn Điển tăng dần. Lân Văn Điển hiệu quả khác hẳn so với các loại phân lân khác. Từ năm 2014 đến nay bà con nông dân tiếp cận thêm phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển thấy kết quả tốt.

Khi chúng tôi hỏi, chính gia đình ông có sử dụng phân bón Văn Điển không, ông chia sẻ kinh nghiệm: Nhà vườn chúng tôi có dùng mới biết nó tốt chứ: Lân Văn Điển bón cho hiệu quả nhất vào 2 đợt: Đợt 1, bón cuối mùa mưa để dưỡng cây qua mùa khô đặc biệt với nhà vườn khó tưới… Cà ra bông, đậu trái, đợt 2: bón vào đầu mùa mưa dễ dưỡng trái lớn, các loại phân đa yếu tố NPK được bón vào 3 đợt đầu giữa và cuối mùa mưa, bón khép kín lânNPK Văn Điển cà phê khỏe, giảm chi phí thuốc trừ sâu bệnh, năng suất, chất lượng cà tăng cao”.

Một địa chỉ nữa mà nhóm cán bộ khuyến nông chúng tôi đến thăm là xã Nam Đà, huyện Krông Buk tỉnh Đắc Nông, nơi đây hầu hết đất xám, được trồng cà phê với diện tích trên 300 ha, 15 năm qua phân bón Văn Điển đặc biệt phân lân không thể thiếu đối với cây cà phê. Đo đất chua quá nghèo canxi, magie, cùng vi lượng. Khi sử dụng phân bón Văn Điển lại rất giàu canxi, magie, vi lượng đã bổ xung cho đất cung cấp cho cây. Bà Hồ Thị Thắm thôn 8 cho biết: Các nhà vườn ở Nam Đà đã dùng thử nhiều loại phân nhưng chúng tôi thấy chỉ có phân Văn Điển là phù hợp nhất cho cây cà phê của chúng tôi, gia đình tôi có 1,5ha, năm nào cũng bón 3 tấn phân lân Văn Điển, cà mới tốt được. Gần đây có dùng thêm phân  ĐYT NPK Văn Điển cũng tốt, ưu điểm nhất của phân Văn Điển đối với cây cà phê ở chỗ: Tốt bền, lá dày, đậu trái cao, trái đồng đều, màu trái đẹp khi chín, năng suất đảm bảo, lại dễ tiêu thụ.

Bón thế nào để phân bón ít bị rửa trôi vào mùa mưa?

Trao đổi với chúng tôi về các thông số kỹ thuật của phân bón Văn Điển, Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự (nguyên Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Bình) phân tích: Phân  lân Văn Điển có tính ưu việt là loại phân lân đa yếu tố dinh dưỡng vừa có dinh dưỡng đa lượng 16% P2O5 dễ tiêu lại có 30% canxi (vôi), 15% magie (Mg), 24% silic (Si), và vi lượng 800 Ppm Zn, 40 ppm B, 0,02% Co, 0,4% Na… Phân đa yếu tố NPK Văn Điển còn khác hẳn các loại NPK thông thường ở chỗ dinh dưỡng đa lượng cân đối (N.P.K) còn như các chất trung lượng như vôi từ 4 – 9%, magie từ 5 – 10%, silic từ 4 – 9%, vi lượng Bo, Kẽm, Magie…

Khi phân Văn Điển được bón vào đất sẽ cung cấp đồng thời cùng một lúc tất cả các yếu tố dinh dưỡng mà cây cà phê cần phân ít bị rửa trôi, không bị cố định trong đất, dinh dưỡng trong phân nhả ra từ từ làm cho cây tốt bền. Nếu cây chưa dùng hết thì dinh dưỡng nằm đó cung cấp cho cây vụ sau. Bà con nông dân Tây Nguyên quen dùng phân bón Văn Điển theo quy trình phân bón Lân vào cuối mùa mưa hoặc mùa khô thời kỳ tưới lần 2 và bón đầu mùa mưa, lượng bón mỗi đợt từ 1.500 – 2000 kg/ha. Phân đa yếu tố NPK được bón vào các đợt đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa, tùy theo độ tuổi, thổ nhưỡng trung bình cà phê dưới 10 tuổi bón từ 700 – 1000 kg phân đa yếu tố NPK 12.8.12 hoặc Đa yếu tố NPK 12.5.10 hoặc đa yếu tố NPK 12.12.17 cho mỗi đợt bón.

Sử dụng khép kín phân lân, phân đa yếu tố NPK Văn Điển đáp ứng thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây cà phê để tạo năng suất cao và chất lượng hạt, đồng thời cân bằng lại dinh dưỡng trong đất đỏ bazan, đất xám ở các tỉnh Tây Nguyên.

Một giải pháp cân bằng dinh dưỡng đất Tây Nguyên

Tây Nguyên là Cao nguyên rộng lớn ở phía Tây dãy Trường Sơn, gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc NôngLâm Đồng, chế độ khí hậu ở đây nhiệt đới gió mùa có sự tương phản sâu sắc trong chế độ nhiệt ẩm vào mùa mưa và mùa khô. Do địa hình cao từ 600 – 1000m so mực nước biển nên nền nhiệt tương đối ổn định dao động từ 20 – 300C khí hậu mát mẻ quanh năm. Tây Nguyên có diện tích đất đỏ Ba zan, đất xám hàng triệu ha tập trung ở các vùng như Cao Nguyên Đắc Lắc, Cao Nguyên Đắc Nông, Plây Ku; Cao nguyên Đức Trung, Dy Linh, Bảo Lộc… Đất ở đây rất phù hợp với các loại cây cà phê, hồ tiêu, cao su và các cây ăn trái. Đất tơi xốp, kết cấu hạt tầng đất canh tác dầy có nơi đến chục mét, địa hình xoải, thoát nước. Đất Tây Nguyên cũng bộc lộ nhiều hạn chế như độ chua cao pH < 4,5 các chất dinh dưỡng lân, kali dễ tiêu nghèo Ca++ và Mg++ cùng các nguyên tố vi lượng bo, kẽm, thiếu trầm trọng.

 

Cà phê 8 năm tuổi được bón phân Văn Điển tại xã Krông Ana, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh Tư liệu.

Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – người đi cùng đoàn chúng tôi là một chuyên gia từng có nhiều hiểu biết và gắn bó đối với vùng đất Tây Nguyên. Ông  cho chúng tôi biết thêm: Trong hơn 40 năm khai thác vườn cà phê, để có được sản lượng hoa lợi cao, các nhà vườn một thời ồ ạt sử dụng phân hóa học, đặc biệt các loại phân chứa gốc chua đã tác động xấu thấy rõ đến chất lượng đất. Những công trình nghiên cứu của Viện Khoa Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Viện Nông hóa (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã xác định: Đất Tây Nguyên mất cân bằng dinh dưỡng, thể hiện chua hóa tầng đất mặt, làm mất đi các nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng thiết yếu vôi, Magie, Bo, Kẽm… ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng, sức khỏe của cây trồng, đặc biệt cây cà phê. Trong những năm gần đây, cùng với xác định chất lượng đất, một số đề tài nghiên cứu khoa học còn nghiên cứu so sánh hiệu lực hiệu quả nhiều loại phân bón, thời kỳ bón phù hợp cho cây cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn trái, trong đó, có kết luận kết luận phân lân nung chảy Văn Điểnphân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển có hiệu quả vượt trội trên đất Tây Nguyên.

Box: “Trong những năm gần đây, cùng với xác định chất lượng đất, một số đề tài nghiên cứu khoa học còn nghiên cứu so sánh hiệu lực hiệu quả nhiều loại phân bón, thời kỳ bón phù hợp cho cây cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn trái, trong đó, có kết luận kết luận phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển có hiệu quả vượt trội trên đất Tây Nguyên”.

Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự.

– Bảng giá sản phẩm công ty : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon 

– Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

                                        Nguồn : Langmoi.vn                        Việt Hà – Nam Phong 

 

 

Bài viết liên quan

Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...

TVC giới thiệu các sản phẩm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Thực hiện kế hoạch của Tổng giám đốc Tập đoàn về việc tổ chức...