Đừng chỉ trông chờ “phép màu” của nốt sần ở rễ đậu tương mà coi nhẹ bón phân

 

  Bộ rễ đậu tương có nhiều nốt sần, nơi vi sinh vật Rhizobium Japonicum “cộng sinh” với rễ đậu để tổng hợp ra đạm nuôi cây. Nhưng nếu chỉ trông chờ vào đó để lơ là bón phân lại là sai lầm. Bà con nông dân cần nắm rõ về kỹ thuật mùa vụ, chăm sóc cây, nhất là biết chọn phân bón đầy đủ chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng. Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển được cho là một lựa chọn tốt cho cây đậu tương.

 Nên gieo đậu tương sớm, ngay sau khi gặt lúa mùa

  Cây đậu tương là cây công nghiệp ngắn ngày, thuộc cây họ đậu, có nguồn gốc ôn đới, Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển từ 15-37oC tùy từng giai đoạn mà nhu cầu nhiệt khác nhau; là loại cây hàng năm, thời gian sinh trưởng ngắn 70-95 ngày, tùy từng giống và mùa vụ.

Đậu tương dù có nốt sần ở rễ, có thể tổng hợp đạm, nhưng như vậy chưa đủ dinh dưỡng cho một vụ mùa bội thu, nếu không bón phân cân đối. Ảnh minh họa. Tư liệu.

  Những nơi có điều kiện thuỷ lợi, nên gieo đậu tương vụ đông trước ngày 5-10 hàng năm, vùng trồng lúa miền núi gieo trước 30-9, vùng đồng bằng  tốt nhất nên gieo trước 25-9. Nếu sử dụng các giống ngắn ngày, chịu rét có thể gieo đến 5-10.  Ngay sau khi gặt lúa mùa xong, nông dân có thể tranh thủ gieo đậu tương để tận dụng những điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, ẩm độ của đầu vụ. Đậu tương đông càng gieo muộn, cây sinh trưởng càng kém và năng suất càng thấp. Khi thu hoạch dễ gặp mưa xuân, ẩm ướt bắt đầu từ tháng 1 năm sau.

  Đặc điểm bộ rễ cây đậu tương có rễ chính và rễ phụ. Rễ chính thường ăn sâu và phát triển rộng trong tầng đất canh tác; do vậy làm đất trồng đậu tương cần phải tơi xốp, tầng dày, thoáng khí và thoát nước để bộ rễ phát triển tốt. Trên rễ chính và rễ phụ có nhiều nốt sần. Nốt sần ở rễ đậu tương thường tập trung ở tầng đất từ 0-20cm, càng xuống sâu nốt sần càng ít. Do vậy, cây đậu tương không kén đất, đất thích hợp nhất là loại đất có tầng canh tác sâu, giàu chất hữu cơ, canxi, kali và pH trung tính, giữ ẩm tốt, dễ thoát nước. Tuy nhiên, đậu tương chịu mặn và chua kém hơn nhiều cây trồng khác, độ pH thích hợp nhất là 6.0-7.0. Đậu tương cũng rất dễ gieo trồng, có thể áp dụng nhiều cách gieo trồng khác nhau tùy thuộc vào nguồn lao động và điều kiện đất đai:

– Với đất bãi ven sông và đất chuyên màu: Áp dụng kỹ thuật gieo trồng trên nền đất khô, đất có thể cày, bừa, lên luống hoặc san phẳng mặt ruộng, rạch thành hàng để gieo đậu. Đất phải được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, xử lý đất trước khi gieo hạt bằng vôi bột

– Với đất sau lúa mùa: Áp dụng biện pháp không làm đất, gieo hạt vào gốc rạ theo hàng lúa hoặc gieo vãi có làm đất tối thiểu; yêu cầu ruộng thoát nước, cày tạo rãnh thoát nước với băng rộng 2 – 3m

– Với đất dốc: Phải thiết kế thành băng chống xói mòn, phải lên luống tạo rãnh thoát nước kịp thời khi mưa to (mặt luống rộng 1,0 – 1,2 m, cao 15 – 20 cm, rãnh rộng 25 – 30 cm).

 Vai trò dinh dưỡng khoáng đối với đậu tương

  Theo tính toán khoa học, trung bình 1 tấn hạt đậu, cây lấy đi ở đất với lượng trung bình là: 100 kg đạm (N); 16 kg lân (P2O5) ; 21 kg kali (K2O); 4 kg magie (MgO); 4 kg canxi (CaO) và các chất vi lượng như sắt (Fe), đồng (Cu), bo (Bo), kẽm (Zn), coban (Co), molipden (Mo)….

  Bộ rễ đậu tương có nhiều nốt sần. Nốt sần hình thành là do hoạt động cộng sinh của một số loại vi sinh vật có tên khoa học là Rhizobium Japonicum với rễ cây đậu tương để tổng hợp ra đạm nuôi cây. Do vậy, cây đậu tương phản ứng ít đối với phân đạm. Tuy nhiên, bón phân đạm vẫn làm tăng năng suất, tỷ lệ đạm trong hạt và hàm lượng protein chứng tỏ cố định N2 không đủ để cung cấp cho cây nên phải được bổ sung từ phân bón. Đạm đặc biệt có tác dụng trong 20 ngày đầu sau gieo, khi cây chưa tự túc được đạm và giai đoạn cuối khi làm hạt.

  Lân đóng vai trò quan trọng trong phát triển bộ rễ, hình thành và phát triển nốt sần ở đậu tương. Lân giúp cây sinh trưởng cân đối thân lá, giúp quá trình phân hóa mầm hoa, tăng sưc sống hạt phấn giúp tăng tỷ lệ đậu quả, tập trung chất dinh dưỡng nuôi hạt, nuôi quả

  Kali tích lũy trong lá, đỉnh sinh trưởng và hạt. Kali rất cần cho sự phát triển của nốt sần, làm cho cây tăng sức đề kháng chống bệnh, chống rét, hạn, tập trung dinh dưỡng làm quả và hạt, giúp quả chóng vào chắc hơn, năng suất tăng rõ rệt và rút ngắn thời gian sinh trưởng. Nếu đất thiếu kali, cây khó tích lũy vật chất vào hạt và quả, khi đó lá đậu biểu hiện rõ màu sắc xanh đậm là thừa đạm, lân mà lại thiếu kali, lúc đó quả chậm vào chắc, chậm chín.

  Các dinh dưỡng trung lượng cần thiết: Cây đậu tương rất cần các trung lượng như: MgO, CaO, SiO2, nhất là với cây đậu tương đông, vừa giúp tăng hiệu suất quang hợp, nhất là những dịp nắng ít; tăng sức chống chịu sâu bệnh, tăng chống rét, chống hạn… Ca không chỉ cải tao đất, còn khử chua, làm giảm nồng độ các chất độc hại như: sắt (Fe), nhôm (Al), mangan (Mn) đồng thời cung cấp dinh dưỡng caxi cho cây, tạo môi trường thuận lợi cho các dòng vi khuẩn nốt sần hoạt động.

Phân bón đa yếu tố NPK công thức 5:10:3 của Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển dùng cho đậu tương đông. Ảnh Tư liệu

Kinh nghiệm nhà nông: “Không lân, không vôi, thôi trồng lạc, đậu”. Còn theo Giáo sư Đỗ Ánh (sinh năm 1965) đối với đậu tương, tỷ lệ Ca: P: K tối thích là 2: 1: 1,5.

Phân bón Văn Điển có đủ nhu cầu dinh dưỡng cho đậu tương

  Đối với cây đậu tương các loại vi lượng như Bo, Mo, Mg, Zn… rất cần thiết đối với việc tạo ra năng suất và chất lượng hạt. Tin buồn là trong sản xuất, các dinh dưỡng trung, vi lượng này trên đất dốc thường bị thiếu nghiêm trọng do bị rửa trôi. Nhưng tin vui là các chất này có sẵn trong phân lân nung chảy.

  Nhằm đơn giản và cải thiện quy trình bón phân cho cây đậu tương, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P, K), trung lượng (canxi, magie, silic…) và các chất vi lượng như kẽm, bo, molipden… chuyên dùng cho cây đậu tương.

  Nguyên liệu lân để sản xuất phân NPK Văn Điểnlân nung chảy Văn Điển. Đây là phân tan chậm (không tan trong nước, tan trong dịch do rễ cây tiết ra), giảm thiểu hiện tượng rửa trôi, tiết kiệm phân bón, giúp cân đối dinh dưỡng, cải thiện chất đất, 1 kg lân nung chảy có tác dụng khử độc đất và giảm độ chua tương đương 0,5 kg vôi, có tác dụng kích thích dinh dưỡng cho bộ rễ, giúp cho hệ thống nốt sần phát triển.

  Phân chuyên cho cây đậu được sản xuất chuyên cho bón lót có công thức 4% N, 12% P2O5, 7% K2O, 2%S, 8% MgO, 16% CaO, 15% SiO2, 2% S (lưu huỳnh) và các vi lượng như B, Mo, Cu, Co, Fe, Mn, Zn… Có thể dùng sản phẩm phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK 5:10:3 hoặc 10:7:3 ; 6:8:4 bón trước hoặc sau gieo hạt; dùng sản phẩm ĐYT NPK 13:3:10; 12:5:10 bón trước khi ra hoa đầu.

Kỹ thuật sử dụng phân bón Văn Điển

  Nhiệt độ khi vào vụ đông thường xuống thấp hơn, hệ thống nốt sần tự tổng hợp chất đạm của cây hoạt động kém. Để cây đậu tương sinh trưởng phát triển cân đối, năng suất cao, quả và hạt chắc mẩy, đề kháng sâu bệnh, chống đổ ngã tốt, theo khuyến cáo của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, bà con nông dân cần sử dụng phân bón thúc Văn Điển cho cây đậu tương:

Cách bón cho đất ướt dùng lối gieo vãi:

Bón thúc lần 1: Khi đậu có 1 lá thật (lá nhặm 3 thùy), Dùng 15 kg/sào phân đa yếu tố chuyên dụng NPK 4.12.7 ; 5:10:3; 10:7:3.

Bón thúc lần 2: Khi đậu có 5 – 6 lá thật, chuẩn bị ra hoa, bón 10-15 kg/sào phân ĐYT NPK 13:3:10, 12:5:10.

Cách bón: Sau khi gieo đâu tương (gieo vãi hoặc gieo gốc rạ), bà con thường rắc rơm, rạ lên trên, vừa hạn chế cỏ mọc, vừa giữ ẩm cho cây con. Phân bón thúc được rải đều trên mặt ruộng vào chiều mát lúc lá đậu khô và rơm rạ còn khô; sau đó nếu có mưa hoặc tưới thì rất tốt. Tránh bón phân khi lá đậu còn ướt, đặc biệt không bón buổi sáng còn ướt sương hoặc ngay sau mưa dễ gây cháy lá và phân bón bị dính nhiều vào lớp rơm rạ phủ..

Cách bón cho đất màu có làm đất toàn diện:

Trước khi gieo hạt, dùng phân đa yếu tố Văn Điển chuyên đậu tương (4:12:7) hoặc NPK (5:10:3). lượng từ 15 – 20 kg/ sào. Đảo đều với phân hữu cơ ủ mục, rải đều theo hàng hoặc rạch, lấp đất nông rồi tra hạt.

– Lượng bón: 15-20 kg/sào phân ĐYT NPK 13:3:10, 12:5:10 để bón thúc. Chia làm 2 lần khi xuất hiện lá thật và trước khi ra hoa đầu. Có thể hòa tưới hoặc rắc phân xa gốc rồi vun lấp phân.

– Lưu ý: Kinh nghiệm ông cha ta là: Hoa khô, quả ẩm ăn to / Quả khô, hoa ẩm thì vò lấy thân. Vì vậy, trước khi đậu tương ra hoa không nên tưới nhiều, chỉ cần đủ ẩm cho cây sinh trưởng nhưng phải đảm bảo điều kiện háo khí cho vi sinh vật nốt sần hoạt động.

Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

E-mail : vandienfmp@gmail.com

↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

                                                                                                                      Trọng Hòa – Nam Phong

                                                                                                                   Nguồn : Langmoi.vn

Bài viết liên quan

Cụm thi đua số 2 tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

Ngày 02 tháng 12 năm 2024, tại Công ty cổ phần Phân lân nung...

Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu cho người dân sau bão

Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển ủng hộ 75 triệu...